Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án năm 2021 Trường THCS Thị Trấn Nam Đàn

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NAM ĐÀN

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC

Thời gian 60 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dẫn 1,12 lít hỗn hợp khí gồm CO, H2 vừa đủ qua bột đồng(II) oxit nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng đồng thu được sau phản ứng là

A. 2,0 gam.                         B. 1,2 gam.                    C. 3,2 gam.                    D. 4,2 gam.

Câu 2: Dẫn từ từ V lít khí CO (đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 1,120.                             B. 0,896.                        C. 0,448.                        D. 0,224.

Câu 3: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

A. 0,448.                             B. 0,112.                        C. 0,224.                        D. 0,560.

Câu 4: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. Fe3O4 và 0,224.              B. Fe2O3 và 0,448.         C. Fe3O4 và 0,448.         D. FeO và 0,224.

Câu 5: Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng bột oxit sắt nung nóng. Dẫn hết khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 8 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng Fe thu được ở trên bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thoát ra 1,344 lít H2 (đktc). Công thức oxit sắt đem dùng là

A. FeO.                               B. Fe2O3.                       C. Fe3O4.                       D. Fe2O5.

Câu 6: Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 18. Khối lượng CuO đã phản ứng là

A. 24 gam.                          B. 8 gam.                       C. 16 gam.                     D. 12 gam.

Câu 7: Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2, thu được m gam hỗn hợp kim loại và 1,98 gam H2O. Giá trị của m là

A. 2,88.                               B. 6,08.                          C. 4,64.                          D. 4,42.

Câu 8: Người ta cần dùng 7,84 lít CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 50% và 50%.                 B. 20% và 80%.             C. 57% và 43%.             D. 65% và 35%.

Câu 9: Nung 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong ống sứ có thổi luồng CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Cho hỗn hợp khí tạo thành đi qua bình chứa KOH đặc, dư thì khối lượng bình tăng 17,6 gam. Khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được là

A. 5,6 gam Fe và 3,2 gam Cu.                                  B. 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu.

C. 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu.                                  D. 11,2 gam Fe và 3,2 gam Cu.

Câu 10: Cho 3,04 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO tác dụng với CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Chất khí thu được cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Khối lượng Fe2O3 và FeO có trong hỗn hợp là

A. 0,8 gam và 1,44 gam.                                           B. 1,6 gam và 1,44 gam.

C. 1,6 gam và 0,72 gam.                                           D. 0,8 gam và 0,72 gam.

Câu 11: Khử 39,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO bằng CO, thu được hỗn hợp Y gồm FeO và Fe. Để hoà tan Y cần vừa đủ 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 và FeO lần lượt là

A. 32 gam và 7,2 gam.                                              B. 16 gam và 23,2 gam.

C. 18 gam và 21,2 gam                                             D. 20 gam và 19,2 gam

Câu 12: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp X là 0,32 gam. Giá trị của V và m là

A. 0,224 lít và 14,48 gam.                                         B. 0,448 lít và 18,46 gam.

C. 0,112 lít và 12,28 gam.                                         D. 0,448 lít và 16,48 gam.

Câu 13: Nung 3,2 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 với cacbon trong điều kiện không có không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và CO2 có tỉ khối so với hiđro là 19,33. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp đầu là

A. 50% và 50%.                 B. 66,66% và 33,34%.   C. 40% và 60%.             D. 65% và 35%.

Câu 14: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. FeO; 75%.                     B. Fe2O3; 75%.              C. Fe2O3; 65%.              D. Fe3O4; 75%.

Câu 15: Hòa tan hết 50 gam CaCO3 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị V là

A. 11,20.                             B. 22,40.                        C. 1,12.                          D. 44,80.

Câu 16: Cho 21 gam  MgCO3 tác dụng với một  lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,50 lít.                          B. 0,25 lít.                      C. 0,75 lít.                      D. 0,15 lít.

Câu 17: Hòa tan 12,6 gam natri sunfit vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích (đktc) khí SO2 thu được là

A. 2,24 lít.                          B. 3,36 lít.                      C. 1,12 lít.                      D. 4,48 lít.

Câu 18: Hoà tan 50 gam CaCO3 vào dung dịch axit clohiđric dư. Biết hiệu suất của phản ứng là 85%. Thể tích của khí CO2 (đktc) thu được là

A. 0,93 lít.                          B. 95,20 lít.                    C. 9,52   lít.                    D. 11,20 lít.

Câu 19: Cho 10 gam đá vôi phản ứng với axit clohiđric có dư, thu được bao nhiêu lít khí cacbonic (đktc)? Biết rằng đá vôi có chứa 25% các tạp chất không hòa tan.

A. 2,24 lít.                          B. 4,48 lít.                      C. 3,36 lít.                      D. 1,68 lít.

Câu 20: Một loại axit H2SO4 bán trên thị trường có nồng độ 40%. Cho lượng axit trên tác dụng với 26,5 gam Na2CO3 (vừa đủ), biết hiệu suất phản ứng là 70%. Khối lượng axit cần dùng là

A. 80 gam.                          B. 87,5 gam.                  C. 85,7 gam.                  D. 80,5 gam.

Câu 21: Cho hoàn toàn 8,4 gam NaHCO3 vào dung dịch HCl, thu được một chất khí, dẫn khí này qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thì thu được a gam muối kết tủa. Giá trị của a là

A. 100.                                B. 20.                             C. 15.                             D. 10.

Câu 22: Cho 98 gam dung dịch H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 40 gam.                          B. 46 gam.                     C. 46,6 gam.                  D. 40,6 gam.

Câu 23: Cho dung dịch chứa 0,1 mol BaCl2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol Na2SO4, thu được khối lượng kết tủa là

A. 0,233 gam.                     B. 2,33 gam.                  C. 233 gam.                   D. 23,3 gam.

Câu 24: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5M.                                  B. BaSO4 0,5M và HNO31M.

C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M.                          D. H2SO4 0,5M và HNO31M.

Câu 25: Cho 115,556 gam dung dịch BaCl2 45% vào 81,667 gam dung dịch H2SO4 30%. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 29,125 gam.                   B. 58,25 gam.                C. 62,5 gam.                  D. 32 gam.

Câu 26: Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là

A. 10,6 gam và 8,4 gam.                                           B. 16 gam  và 3 gam.

C. 10,5 gam  và 8,5 gam.                                          D. 16 gam  và 4,8 gam.

Câu 27: Cho 38,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong lấy dư, thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là

A. 10 gam và 28,2 gam.                                            B. 11 gam và 27,2 gam.

C. 10,6 gam và 27,6 gam.                                         D. 12 gam và 26,2 gam.

Câu 28: Cho 4,72 gam hỗn hợp gồm hai muối K2CO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 896 cm3 khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 40 và 60.                        B. 30 và 70.                   C. 30,86 và 69.              D. 43,86 và 56,14.

Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 70,3 gam hỗn hợp CaCO3 và K2SO3 vào dung dịch HCl dư, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

A. 16,65 gam.                     B. 52,15 gam.                C. 68,8 gam.                  D. 47,8 gam.

Câu 30: Hòa tan 4,59 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại có hóa trị I và II bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch, khối lượng muối khan thu được là

A. 4,085 gam.                     B. 5,085 gam.                C. 4,5 gam.                    D. 3,75 gam.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được V lít CO2 (đktc) và 3,78 gam muối clorua. Giá trị của V là

A. 6,72 lít.                          B. 3,36 lít.                      C. 0,224 lít.                    D. 0,672 lít.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M’CO3 vào dung dịch HCl, thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 1,12 lít.                          B. 1,68 lít.                      C. 2,24 lít.                      D. 3,36 lít.

Câu 3: Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm M2CO3 và RCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thì được (m + 3,3) gam muối khan. Vậy thể tích khí CO2

A. 2,24 lít.                          B. 3,36 lít.                      C. 4,48 lít.                      D. 6,72 lít.

Câu 4: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 16,33 gam.                     B. 14,33 gam.                C. 9,265 gam.                D. 12,65 gam.

Câu 5: Cho 115 gam hỗn hợp XCO3, Y2CO3, Z2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là

A. 120 gam.                        B. 115,44 gam.              C. 110 gam.                   D. 116,22 gam.

Câu 6: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 40.                                  B. 50.                             C. 60.                             D. 100.

Câu 7: Cho 37,95 gam hỗn hợp gồm 2 muối MgCO3 và RCO3 vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X, chất rắn Y và 1,12 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 4 gam muối khan. Nung chất rắn Y thấy khối lượng không đổi thì thu được chất rắn Z và 4,48 lít CO2 (đktc). Khối lượng chất rắn Z là

A. 26,95 gam.                     B. 27,85 gam.                C. 29,15 gam.                D. 23,35 gam.

Câu 8: Hỗn hợp CaCO­3, CaSO4 được hoà tan bằng axit H2SO4­­ vừa đủ. Sau phản ứng đun nóng cho bay hơi nước và lọc được một lượng chất rắn bằng 121,43% lượng hỗn hợp ban đầu. Phần trăm khối lượng CaCO3, CaSO4 trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 55,92%; 44,08%            B. 59,52%; 40,48%        C. 52,59%; 47,41%        D. 49,52%; 50,48%

Câu 9: Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là

A. 92,1 gam.                       B. 80,9 gam.                  C. 84,5 gam.                  D. 88,5 gam.

Câu 10: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 25,55%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 17,28%. Thêm vào dung dịch X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn lại là 13,56%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y gần nhất với

A. 5,2%.                             B. 4,2%.                         C. 5%.                            D. 4,5%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi sục khí CO2 vào dung dịch NaOH để vừa tạo thành muối trung hòa vừa tạo thành muối axit thì tỉ lệ số mol của NaOH và CO2 phải là:

A. 1 : 2.                               B. 2 : 1.                          C. 2 : 3.                          D. 3 : 2.

Câu 2: Cacbon đioxit tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.                        B. Nước, dung dịch axit, oxit bazơ.

C. Nước, oxit axit, oxit bazơ.                                   D. Nước, dung dịch bazơ, oxit axit.

Câu 3: Trong các tính chất sau:

 (1) Phản ứng với nước vôi trong;

 (2) Ở điều kiện bình thường, tồn tại ở trạng thái khí;

 (3) Tác dụng với dung dịch HCl;

 (4) Tác dụng với dung dịch KOH;

 (5) Tác dụng với dung dịch CuSO4.

Tính chất nào là tính chất của khí CO2?

A. (1); (3); (5).                    B. (2); (3); (4).               C. (1); (2); (3).               D. (1); (2); (4).

Câu 4: Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.          B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.             D. Nước vôi trong, kali hiđroxit.

Câu 5: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy do xăng, dầu.                                      B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.                          D. Đám cháy do khí gas.

Câu 6: Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây?

A. Magie (nhôm, canxi,...).                                       B. Cacbon.

C. Photpho.                                                               D. Metan.

Câu 7: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 8: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của gốc axit, người ta chia muối cacbonat được phân làm mấy loại?

A. 2 loại.                             B. 3 loại.                        C. 4 loại.                        D. 5 loại.

Câu 9: Dãy các chất nào sau đây là muối axit?

A. KHCO3, CaCO3, Na2CO3.                                   B. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2.

C. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.                        D. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3.

Câu 10: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là:

A. CaCO3, BaCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3.                 B. BaCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3.

C. CaCO3, BaCO3, NaHCO3, MgCO3.                    D. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều

A. tan trong nước.

B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.

C. không tan trong nước.

D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch?

A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

B. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3.

C. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.

D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3.

Câu 3: Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào?

A. NaCl.                             B. NaOH.                      C. H2SO4.                      D. CaCl2.

Câu 4: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng:

A. Đơn chất.                                                              B. Hợp chất

C. Hỗn Hợp.                                                             D. Vừa đơn chất vừa hợp chất.

Câu 5: Các chất nào trong dãy tác dụng được với SiO2?

A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH.                                   B. CO2, H2SO4, CaO, NaOH.

C. H2SO4, NaOH, CaO, H2O.                                  D. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO.

Câu 6: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?

A. SiO2 và SO2.                  B. SiO2 và H2O.            C. SiO2 và NaOH.         D. SiO2 và H2SO4.

Câu 7: Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với

A. Nước và kiềm.               B. Nước và oxit bazơ.   C. Kiềm và oxit bazơ.    D. Kiềm và oxit axit.

Câu 8: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

A. Đất sét, thạch anh, fenpat.                                    B. Đất sét, đá vôi, cát.

C. cát thạch anh, đá vôi, sođa.                                  D. Đất sét, thạch anh, đá vôi.

Câu 9: Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng?

A. Đất sét.                          B. Đá vôi.                       C. Cát.                           D. Thạch cao.

Câu 10: Thành phần chính của ximăng là

A. Canxi silicat và natri silicat.                                 B. Magie silicat và natri silicat.

C. Nhôm Silicat và canxi silicat.                               D. Canxi silicat và canxi aluminat.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394 kJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 kg than cốc chứa 84% cacbon là

A. 27000 kJ.                       B. 27580 kJ.                   C. 31520 kJ.                   D. 31000 kJ.

Câu 2: Đốt cháy 48 gam lưu huỳnh với khí oxi, sau phản ứng thu được 96 gam khí sunfurơ. Khối lượng của oxi tác dụng là

A. 40 gam.                          B. 44 gam.                     C. 48 gam.                     D. 52 gam.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C, thu được thể tích (đktc) khí CO2 tối đa là

A. 1,12 lít.                          B. 11,2 lít.                      C. 2,24 lít.                      D. 22,4 lít.

Câu 4: Khi đốt cháy than, xảy ra phản ứng hoá học sau: C  + O2 → CO2. Nếu đốt cháy hết 1 kg than (chứa 90% C) thì  thể tích khí CO2 sinh ra là

A. 1680 lít.                         B. 1806 lít.                     C. 1860 lít.                     D. 1980 lít.

Câu 5: Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% cacbon là

A. 500,67 gam.                   B. 510,67 gam.              C. 512,67 gam.              D. 509,67 gam.

Câu 6: Thể tích cacbon đioxit (đktc) thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 92% cacbon là

A. 1717,3 m3.                     B. 1715,3 m3.                 C. 1710,3 m3.                 D. 1708 m3.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc), thu được 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là

A. 9,2.                                 B. 12,1.                          C. 12,4.                          D. 24.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam C thành CO2. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là

A. 50 gam.                          B. 25 gam.                     C. 15 gam.                     D. 40 gam.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (O2 chiếm 20% thể tích không khí)

A. 4500 lít.                         B. 4250 lít.                     C. 4200 lít.                     D. 4000 lít.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit thì cần vừa đủ V lít không khí (đktc), biết trong không khí thì oxi chiếm 20% thể tích. Giá trị của V là

A. 17,8.                               B. 18,8.                          C. 15,8.                          D. 16,8.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học có đáp án năm 2021 Trường THCS Thị Trấn Nam Đàn, để xem nội dung đềy đủ, chi tiết vuii lòng truy cập vào hệ thống Chúng tôi!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục khác tại đây:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?