TRƯỜNG THCS HOA LIÊN | ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 9 THỜI GIAN 90 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Vì sao Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và trình bày Cương lĩnh Chính trị trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đầu năm 1930? Nội dung cơ bản của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Câu 2. Trình bày hình thức tổ chức và vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 3. Vì sao đến Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới đất nước? Nội dung đổi mới trên lĩnh vực kinh tế là gì?
Câu 4. Vì sao có sự ra đời của tổ chức ASEAN. Ý nghĩa của việc thành lập tổ chức này đối với các nước khu vực Đông Nam Á.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
1.1 Vì sao:
- Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng- Trung Quốc từ ngày 6 – 1 đến ngày 7– 2 – 1930, sau khi các đại biểu dự Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó chính là Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua Cương lĩnh này để xác định con đường, nhiệm vụ, vị trí và vai trò lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, vì trước đó cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về đường lối nên không thể lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi.
1.2 Nội dung cơ bản:
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do; lập chính phủ công, nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản động cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất v.v…
- Lực lượng cách mạng là công nông tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản hóa thế giới.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
- Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt song đây là một trong cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Câu 2.
2.1. Hình thức tổ chức:Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo. Thành lập các đoàn thể cứu quốc để vận động quần chúng đấu tranh cách mạng.
2.2. Vai trò
- Tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành nên lực lượng chính trị cách mạng đông đảo dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên được sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù.
- Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận để hình thành và phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Câu 3.
3.1. Vì sao
- Từ năm 976- 1985, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên lĩnh vực đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế- xã hội. Một trong những nguyên cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải “sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại
3.2. Nội dung đổi mới về kinh tế
- Những năm 1986- 1990 thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực– thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Phát triển các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước. Xóa bỏ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
- Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Lấy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể làm nền tảng cho kinh tế quốc dân. Mọi người được tự do kinh doanh theo đúng pháp luật.
Câu 4.
4.1. Vì sao:
- Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
4.2. Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Giúp cộng đồng các nước Đông Nam Á cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới.
- Tạo điều kiện đưa nền kinh tế các nước ở Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Dựa vào điều kiện lịch sử nào Đảng Cộng sản Đông Dương thực hiện cuộc vận động dân chủ 1936–1939? Nội dung cơ bản của chủ trương đó.
Câu 2. Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng tổ chức và lãnh đạo thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
Câu 3. Đường lối khánh chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta thể hiện trong các văn kiện nào? Nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho giai cấp nông dân và công nhân phân hóa như thế nào? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Câu 2. Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh là cuộc tập dượt đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.
Câu 3. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II. Nêu những quyết định mới của Đại hội so với thời kì trước.
Câu 4. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1.
1.1. Giai cấp nông dân bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa, phá sản, không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam – lực lượng dân cư đông đảo – với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
1.2. Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân. Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, có truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
1.3. Vì sao
- Bị bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất.
- Đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến.
- Phát huy được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- Sớm tiếp thu trào lưu tư tưởng cách mạng mới, đó là tư tưởng cách mạng vô sản.
Câu 2.
- Qua phong trào cách mạng, lần đầu tiên, liên minh công nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh và nền thống trị của đế quốc phong kiến.
- Phong trào đã chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới.
- Phong trào để lại cho Đảng và cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
- Chính vì vậy, đây là cuộc tập dượt đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Câu 3.
3.1. Nội dung của Đại hội:
- Thảo luận và thông qua Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.
- Thông qua Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.
- Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và Đảng hoạt động công khai, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của Việt Nam.
- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Hồ Chí Minh được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
3.2. Ý nghĩa:
- Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
- Đại hội có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày một lớn hơn.
3.3. Quyết định mới của Đại hội:
- Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.
- Đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Mỗi nước ở Đông Dương phải có một Đảng riêng của mình.
Câu 4.
4.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập:
- Ngày 20– 7 – 1953, 153 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi – đen Ca–xtơ– rô đã tấn công vào pháo đài Môn – ca– đa. Cuộc tấn công không giành thắng lợi (Phi – đen
Ca –xtơ– rô bị bắt giam và sau đó bị trục xuất sang Mê– hi– cô), nhưng mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang để giải phòng đất nước.
- Ngày 25– 11 – 1956, Phi – đen Ca –xtơ– rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê– hi– cô trở về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây Cu Ba.
- Dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng đã lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng ra cả nước. Ngày 1– 1 – 1959, chế độ độc tài Ba–ti–xta bị lật đổ, cách mạng Cu Ba giành
được thắng lợi hoàn toàn.
4.2. Ý nghĩa:
- Động viên cổ vũ phong trào giải phóng trong khu vực.
- Xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc gắn với sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Câu 2. Trong điều kiện lịch sử nào ba tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam năm 1929? Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên dẫn đến thành lập Đông Dương Cộng sản đảng như thế nào?
Câu 3. Sự kiện lịch sử nào diễn ra ở miền năm năm 1968 buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pa– ri? Trình bày diễn biến và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó.
Câu 4. Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh chấm dứt.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc ra đời những năm 20 của thế kỉ XX là các tổ chức nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của các tổ chức đó.
Câu 2. Vì sao khi đưa quân đến Điện Biên Phủ, cả Pháp và Mĩ đều cho rằng đó là “Pháo đài không thể công phá”? Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm “quyết chiến chiến lược” với địch như thế nào?
Câu 3. Trình bày những thắng lợi quyết định của quân dân ta ở hai miền Nam– Bắc từ năm 1969 đến năm 1972 buộc Mĩ phải chấp nhận kí kết Hiệp định Pa– ri năm 1973.
Câu 4. Mục tiêu tổng quát trong đường lối cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì? Những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được trong những năm 1978– 2000.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Lịch Sử 9 có đáp án năm 2021 Trường THCS Hoa Liên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngọc Sơn
- Bộ 5 đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung
Chúc các em học tốt!