Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Toản

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 60p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2 điểm). Dẫn một lượng hơi nước có khối lượng m1 = 0,4 kg ở nhiệt độ t1 = 100oC từ lò hơi vào một bình chứa nước đá có khối lượng m2 = 0,8kg ở nhiệt độ t0 = 0oC. Tính khối lượng và nhiệt độ nước ở trong bình khi có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước C = 4200 J/kg.độ, nhiệt hoá hơi của nước L = 2,3.106 J/kg và nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 3,4.105J/kg. (Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình).

Câu 2 (2 điểm). Cho mạch điện (Hình 1). Biết U1 = 16V, U2 = 5V, r1 = 2Ω, r2 = 1Ω, R2 = 4Ω, đèn Đ ghi (3V- 3W), ampe kế lí tưởng.

a. Tính R1, R3, UAB. Biết rằng đèn Đ sáng bình thường, ampe kế chỉ số 0.

b. Thay ampe kế bằng vôn kế lí tưởng. Tính số chỉ của vôn kế và cho biết độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?

Câu 3 (2 điểm). Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc tại điểm A. Xe thứ nhất chạy một vòng trên các cạnh của tam giác đều ABC (AB = a = 300m) theo chiều từ A đến B (Hình 2). Khi đến B xe nghỉ 4 phút, đến C xe nghỉ 6 phút, vận tốc của xe trên mỗi cạnh là không đổi nhưng khi xe chuyển động trên cạnh kế tiếp thì vận tốc tăng gấp 2 lần so với trước. Biết vận tốc trung bình của xe thứ nhất là 0,8m/s. Xe thứ hai chạy liên tục nhiều vòng trên các cạnh của tam giác ABC theo chiều từ A đến C với vận tốc không đổi là 3m/s.

a. Hỏi xe thứ nhất đi được một vòng thì gặp xe thứ hai mấy lần?

b. Xác định các vị trí hai xe gặp nhau.

c. Vẽ đồ thị vị trí của hai xe theo thời gian.

Câu 4 (2 điểm). Trong hộp đen X (Hình 3) có mạch điện ghép bởi các điện trở giống nhau R0. Lần lượt đo điện trở của các cặp đầu dây ra cho ta kết quả: R42 = 0, R14 = R12 = R43 = R32 = 5R0/3 và R13 = 2R0/3. Bỏ qua điện trở các dây nối. Xác định cách mắc đơn giản nhất của các điện trở trong hộp đen.

...

ĐÁP ÁN

Câu: (2đ)

1

- m1 = 0,4kg hơi nước ngưng tụ hết thành nước ở 100oC toả ra nhiệt lượng:

Q1 = mL = 0,4. 2,3.106 = 920.000J

- Nhiệt lượng 0,8 kg nước đá nóng chảy hết: Q2 = λm2 = 3,4.105 .0,8 = 272.000J

- Q1 > Q2: Nước đá nóng chảy hết và tiếp tục nóng lên.

- Giả sử nước đá nóng lên đến 100oC, nhiệt lượng thu vào:

Q3 = m2sup>C(t1 - t0) = 0,8.4200 (100 - 0) = 336.000J

- Q2 + Q3 = 272.000 + 336.000 = 608.000J

- Q1 > Q2 + Q3: Hơi nước dẫn vào không ngưng tụ hết và nước nóng đến 100oC.

- Khối lượng hơi nước đã ngưng tụ: m' = (Q2 + Q3)/ L = 608.000: (2,3.106) = 0,26kg

- Khối lượng nước trong bình: 0,8 + 0,26 = 1,06kg, nhiệt độ nước trong bình là 100oC.

2a

  1. Đèn: 
  2.  

- Ampe kế chỉ số không:

- Đèn sáng bình thường:

- Tại nút A: I = I1 + Id -> I1 = I - 1 (2)

UNM = UNB + UBM <-> I1.R2 - Ud = U2

<-> (I - 1)4 = 8 -> I = 3A (3)

- Từ (2), (3) -> I1 = 2A

- Áp dụng ĐL Ôm cho từng đoạn mạch:

- Từ (1), (2), (3) ->

2b

- Vôn kế lí tưởng (điện trở vôn kế rất lớn) nên không có dòng điện qua nhánh MN (giống ý a) do đó cường độ dòng điện qua các nhánh không thay đổi.

+ Số chỉ của vônkế bằng 0.

+ Đèn vẫn sáng bình thường.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2,00 điểm)

       Ba chất lỏng khác nhau có khối lượng m1, m2, m3; nhiệt dung riêng và nhiệt độ đầu tương ứng là c1, c2, c3 và t1 = 90oC, t2 = 20 oC, t3 = 60oC có thể hòa lẫn vào nhau và không có tác dụng hóa học. Nếu trộn chất lỏng thứ nhất với nửa chất lỏng thứ ba thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t13 = 70oC, nếu trộn chất lỏng thứ hai với nửa chất lỏng thứ ba thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là t23 = 30oC. Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với nhau.

a. Viết phương trình cân bằng nhiệt của mỗi lần trộn.

b. Tính nhiệt độ cân bằng tc khi trộn cả ba chất lỏng với nhau.

Câu 2: (2,00 điểm)

       Tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng, lúc 6 giờ có hai xe chuyển động, một xe xuất phát tại A và một xe xuất phát tại B theo hướng AB với vận tốc không đổi. Nếu xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau tại điểm C sau 3 giờ chuyển động, nếu xe tại A xuất phát chậm 10 phút thì hai xe gặp nhau tại D. Biết AB = 30km, CD = 20km. Hãy xác định:

a. Vận tốc của mỗi xe.

b. Thời điểm hai xe gặp nhau tại C và D.

Câu 3: (2,00 điểm)

       Cho mạch điện như hình vẽ H1. Biết U không đổi, R4 là biến trở, R1, R2, R3 là các điện trở cho sẵn. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các dây nối.

a. Chứng tỏ rằng khi điều chỉnh R4 để ampe kế chỉ số 0 thì R1/R2=R3/R4 .

b. Cho R1 = 4Ω , R2 = 3Ω , R3 = 12Ω , U = 6V. Xác định giá trị của R4 để dòng điện qua ampe kế theo chiều từ C đến D là 0,1A.


...

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2đ)

a

Phương trình cân bằng nhiệt:

- Lần 1: m1c1(t1 – t13) = 1/2m3c3(t13 – t3) ⟹ m1c1(90 – 70) = 1/2m3c3(70 – 60)

⟺ 20m1c1 = 5m3c3 ⟹ 4m1c1 = m3c3

- Lần 2: m2c2(t23 – t2) = 1/2m3c3(t3 - t23) ⟹ m2c2 (30 – 20) = 1/2m3c3(60 – 30)

⟺10m2c2 =15m3c3 ⟹ m2c2 = 1,5m3c3.

b

Tính tc

- Ta có: m1c1 = 0,25m3c3 (1)

m2c2 = 1,5m3c3 (2)

- Gọi tc là nhiệt độ chung khi trộn ba chất lỏng với nhau; nhiệt lượng mỗi chất lỏng thu vào hoặc tỏa ra trong khi trao đổi nhiệt là:

Q1 = m1c1(t1 – tc), Q2 = m2c2(t2 – tc), Q3 = m3c3(t3 – tc)

- Theo định luật bảo toàn nhiệt lượng thì: Q1 + Q2 + Q3 = 0

⟹ m1c1(t1 – tc) + m2c2(t2 – tc) + m3c3(t3 – tc) = 0       (3)

- Từ (1), (2), (3) giải ra ta được tc = 40,9oC

Câu 2: (2đ)

a

Gọi v1 là vận tốc xe đi từ A, v2 là vận tốc xe đi từ B.

- Chuyển động lần 1: v1t - v2t = 30

⟹ v1 - v2 = 30/t = 10 (1)

- Chuyển động lần 2:

v1t1 = v1t + 20 ⟹ t1 = (v1t + 20)/v1

t1 = (3v1 + 20)/v1 (2)

(v2t1 + v2/6) - v2t = 20

⟹ t1 = (20 - v2/6 + 3v2)/v2

⟹ t1 = 20/v2 + 17/6 (3)

- Từ 1, 2, 3 có phương trình: v22 + 10v2 - 1200 = 0;

- Giải phương trình tính được v2 = 30km/h ⟹ v1 = 40km/h.

Vận tốc của xe tại A là v1 = 40km/h; của xe tại B là v2 = 30km/h.

b

- Gặp nhau lần đầu tại C lúc: 6 giờ + 3 giờ = 9 giờ 00

- Thời gian gặp lần sau: t1 = (3.40 + 20)/40 = 3 giờ 30 phút

- Lúc đó là: 6 giờ + 3 giờ 30 phút + 10 phút = 9 giờ 40 phút.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,0 điểm).

       Một chiếc cốc hình trụ có diện tích đáy S1 = 25 cm2. Gắn chiếc nến vào đáy cốc. Trọng lượng của nến và cốc lần lượt là P0 = 0,5 N và P1. Đặt cốc vào bình hình trụ có diện tích đáy S2 = 50 cm2, đáy bình nằm ngang rồi rót nước vào bình. Khi mực nước trong bình là h2 = 8 cm thì phần cốc ngập trong nước là h1 = 4 cm (Hình 1). Đốt nến và theo dõi mực nước trong bình. Biết phần nến bị cháy bay hơi vào không khí và trọng lượng của phần nến còn lại giảm đều theo thời gian. Nến cháy hết trong thời gian τ = 50 phút. Bỏ qua ảnh hưởng gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ khi nến cháy, cốc luôn thẳng đứng, trọng lượng riêng của nước là dn = 104 N/m3. Xác định:

a) Trọng lượng P1 của cốc.

b) Mực nước trong bình khi nến cháy hết.

c) Biểu thức mô tả sự phụ thuộc của áp suất nước lên đáy bình theo thời gian.

d) Tốc độ di chuyển của cốc so với đáy bình khi nến đang cháy.

Câu 2 (2,0 điểm).

 Một bình chứa hình trụ, thành mỏng, có chiều cao h1 = 20 cm và diện tích đáy S1 = 100 cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 = 80oC. Thả vào bình một khối trụ đồng tính khối lượng m, diện tích đáy S2 = 80 cm2, chiều cao h2 = 25 cm và nhiệt độ . Khi cân bằng nhiệt được thiết lập thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy của bình một đoạn x = 4 cm nhiệt độ nước trong bình là t0 = 65oC. Bỏ qua sự nở vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt với bình và với môi trường xung quanh. Biết khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước và chất làm khối trụ lần lượt là Cn = 4200 J/(kg.K) và Ctr = 2000 J/(kg.K). Xác định:

a) Khối lượng m của khối trụ.

b) Nhiệt độ ban đầu của khối trụ.

c) Khối lượng tối thiểu của vật phải đặt lên khối trụ để khi cân bằng thì khối trụ chạm đáy bình.

Câu 3 (2,0 điểm).

Hai chiếc tàu thủy chuyển động hướng tới nhau trên một đường thẳng với cùng tốc độ v. Kích thước các tàu rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. Khi hai tàu cách nhau một khoảng L thì một con chim hải âu từ tàu A bay đến gặp tàu B (lần gặp 1), khi tới tàu B nó bay ngay lại tàu A (lần gặp 2), khi tới tàu A nó bay ngay lại tàu B (lần gặp 3) … và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hai tàu gặp nhau. Biết chim luôn bay với tốc độ u không đổi đối với đất (u > v). Tính quãng đường con chim hải âu đã bay được cho đến khi:

a) Hai tàu cách nhau một khoảng ℓ (ℓ < L).

b) Nó gặp tàu lần thứ n.

...

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a

ĐKCB: P1 + P0 = FA = dn.Vc = dn.S1.h1 ⟹ P1 = dn.S1.h1 – P0 = 0,5 N

b

Khi nến cháy hết, cốc bị ngập trong nước là h’1, mực nước trong bình là h’2.

ĐKCB: P1 = FA = dn.VC = dn.S1h’1 ⟹ h’1 = 2 cm.

Do thể tích nước không đổi nên: S2.h2 – S1.h1 = S2.h’2 – S1.h’1 ⟹ h’2 = 7 cm

c

Tại thời điểm t, cốc bị ngập trong nước là h”1 , mực nước trong bình là h”2 .

ĐKCB: 

Do thể tích nước không đổi nên:

Thay h”2 ở trên vào và thay số ta được: h”2 = 8- t/50 (cm)

Áp suất nước tác động lên đáy bình là:

Câu 2:

a

Giả sử khi thả khối trụ vào bình thì nước chưa tràn ra ngoài (y < h1 - x = 16cm).

S1.x + (S1 – S2).y = 1000 ⟹ y = 15 cm (thỏa mãn)

Điều kiện cân bằng cho khối trụ:

m = D.Vc = D.y.S2 = 1000.0,15.60.10-4 = 0,9 kg

b

Bảo toàn năng lượng: mncn(t1 – t0) = mtr.ctr(t0 – t2)

1.4200.15 = 0,9.2000.(65 - t2) -> t2 = 30oC

c

Khi khối trụ chạm đáy thì thể tích của phần bình xung quanh khối trụ còn là:

V = h1(S1 - S2) = 20(100 - 60) = 800cm3 < 1000cm3

-> thể tích phần trụ chìm trong chất lỏng là: Vc = h1.S2 = 20.60 = 1200 cm3.

ĐKCB cho khối trụ: m + ∆m = D.Vc = D.h1.S2 = 1000.0,2.60.10-4 = 1,2 kg

-> ∆m = 0,3kg

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (1,5 điểm)

       Cho mạch điện như hình vẽ. Biến trở AB là một dây dẫn đồng chất, chiều dài ℓ = 1,3 m, tiết diện thẳng S = 0,1 mm2, điện trở suất ρ = 10-6 W.m. U là hiệu điện thế không đổi. Di chuyển con chạy C ta nhận thấy khi ở các vị trí cách đầu A một đoạn 10 cm hoặc cách đầu B một đoạn 40 cm thì công suất toả nhiệt trên biến trở là như nhau.

a) Xác định giá trị của R0.

b) Gọi công suất tỏa nhiệt trên R0 ứng với 2 vị trí của con chạy C kể trên lần lượt là P1 và P2. Tìm tỷ số P1/P2 .

Câu 2 (2,5 điểm)

Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 24 cm. Sau L1 người ta đặt một màn E vuông góc với trục chính của thấu kính và thu được ảnh rõ nét của S trên màn.

1) Để khoảng cách giữa vật và màn là nhỏ nhất thì vật và màn phải đặt cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu?

2) Vị trí của điểm sáng S, thấu kính L1 và màn E đang ở vị trí của ý 1. Người ta đặt thấu kính L2 phía sau và cùng trục chính với L1, cách L1 một khoảng 18 cm. Trên màn E lúc này có một vết sáng hình tròn. Hãy tính tiêu cự của thấu kính L2 trong các trường hợp sau:

a) Khi tịnh tiến màn E dọc theo trục chính của hệ thấu kính thì vết sáng trên màn có đường kính không thay đổi.

b) Khi tịnh tiến màn ra xa hệ thấu kính thêm 10 cm thì vết sáng trên màn có đường kính tăng gấp đôi.

Chú ý: Thí sinh được sử dụng công thức của thấu kính để làm.

Câu 3 (1,5 điểm)

Một thanh đồng chất tiết diện đều, có khối lượng 10 kg, chiều dài l. Thanh được đặt trên hai giá đỡ A và B như hình vẽ. Khoảng cách BC=1/7 . Ở đầu C người ta buộc một vật nặng hình trụ có bán kính đáy 10 cm, chiều cao 32 cm, trọng lượng riêng của chất làm vật nặng hình trụ là d = 35000 N/m3. Biết thanh ở trạng thái cân bằng và lực ép của thanh lên giá đỡ A bị triệt tiêu. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình. Coi trọng lượng của dây buộc không đáng kể.

...

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a)

- Khi C ở cách đầu A đoạn 10 cm và cách B đoạn 40 cm thì điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện lần lượt là: R1 = 1Ω, R2 = 9Ω.

- Công suất tỏa nhiệt trên biến trở ứng với hai vị trí trên là:

b) Công suất tỏa nhiệt trên R0 tương ứng là:

Câu 2:

1)

Tính d và d’ để Lmin:

Ta có sơ đồ tạo ảnh: 

- Khi ảnh hiện rõ trên màn, khoảng cách vật–màn là khoảng cách L giữa vật thật và ảnh thật:

- Mặt khác: f=dd’/(d+d’)

⟹ d, d’ là hai nghiệm của phương trình: x2 – L.x + f.L = 0

Δ = L2 – 4Lf.

ĐK để phương trình có nghiệm là ∆ ≥0=>L ≥4f

Suy ra: Lmin = 4f = 96cm.

Khi đó: d = d’ = Lmin/2 = 48cm.

2 a)

Tìm f2 và vẽ hình:

Sơ đồ tạo ảnh: 

Ta có: d1 = d'1 = 48cm

Vì vết sáng trên màn có đường kính không đổi khi tịnh tiến màn nên chùm tia ló tạo bởi L2 phải là chùm song song với trục chính. Tức là ảnh của S tạo bởi hệ hai thấu kính phải ở xa vô cùng. Ta có: d’2->0=>d2=f2

Mà: 18 - 48 = -30cm

Vậy: f2 = -30cm: L2 là thấu kính phân kì.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (2,0 điểm):

       Cho cơ hệ như hình 1. Vật 1 là một khối lập phương (đặc và không thấm nước) có cạnh a = 10cm được làm bằng vật liệu đồng chất có trọng lượng riêng d = 1,25.104 N/m3. Vật 2 được nối với một sợi dây vắt qua ròng rọc cố định. Thanh cứng AC, đồng chất, mảnh, tiết diện đều, có chiều dài AC = 20cm; B là điểm treo của vật 1 trên thanh AC; vật 1 chìm hoàn toàn trong bình đựng nước. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 104N/m3. Coi các sợi dây nhẹ, không giãn; bỏ qua mọi ma sát và khối lượng của ròng rọc.

1. Nếu bỏ qua khối lượng của thanh AC, để hệ ở trạng thái cân bằng và thanh AC nằm ngang thì AB = 15cm. Tìm khối lượng m2 của vật 2.

2. Nếu thanh AC có khối lượng m = 75g, để hệ ở trạng thái cân bằng và thanh AC nằm ngang thì AB phải có giá trị bằng bao nhiêu (với m2 tìm được ở phần trên)?

Câu 2 (2,0 điểm):

       Có hai bình đựng cùng một loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng từ bình 2 đổ vào bình 1 và đo nhiệt độ cân bằng của chất lỏng trong bình 1 sau mỗi lần đổ rồi ghi vào bảng số liệu như dưới đây:

Lần đổ thứ n

n = 1

n = 2

n = 3

n = 4

Nhiệt độ cân bằng của chất lỏng trong bình 1 sau lần đổ thứ n

200C

350C

t (0C)

500C

 

Tính nhiệt độ t (0C) và nhiệt độ của chất lỏng trong mỗi ca lấy từ bình 2 đổ vào bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng của chất lỏng ở mỗi ca lấy từ bình 2 đều như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa.

Câu 3 (2,5 điểm):

       Cho mạch điện AB như hình 2. Biết R1 = 1Ω, R2 = 2Ω các biến trở R3 và R4. Bỏ qua điện trở các dây nối. Đặt vào hai đầu mạch AB hiệu điện thế không đổi U = 6V.

1. Với trường hợp R3 = 2,5Ω, R4 = 3,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một vôn kế lí tưởng. Xác định số chỉ của vôn kế.

2. Với trường hợp R3 = 2,5Ω. Mắc vào hai điểm C và D một ampe kế lí tưởng. Xác định giá trị của R4 để số chỉ của ampe kế là 0,75A và chiều dòng điện qua ampe kế từ C đến D.

3. Với trường hợp R3 = R0 (không đổi). Thay đổi giá trị của biến trở R4, khi R4 = R5 hoặc R4 = R6 thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở R4 có giá trị như nhau và bằng P, khi R4 = R7 thì công suất toả nhiệt trên biến trở R4 đạt giá trị lớn nhất là Pmax . Cho biết ; R5 + R6 = 6,5Ω và R5 > R6 . Tìm R0, R5, R6, R7.

...

ĐÁP ÁN

Câu 1.1

- Vẽ hình, biểu diễn lực.

- Điều kiện cân bằng cho vật m1

P1 = FA + T => T = P1 - FA

- Điều kiện cân bằng cho vật m2

T2 = P2

- Điều kiện cân bằng của thanh AC (đối với điểm C) là :

CB.T = CA.T2

<=> (P1 - FA)CB = P2.CA

<=> (d.a3 - dn.a3)CB = 10m2.CA

Câu 1.2

- Vẽ hình, biểu diễn lực.

- Điều kiện cân bằng cho vật m1

P1 = FA + T => T = P1 - FA

- Điều kiện cân bằng cho vật m2

T2 = P2

- Gọi P là trọng lượng của thanh AC, điểm đặt của P tại điểm O (trung điểm của AC).

- Điều kiện cân bằng của thanh AC (đối với điểm C) là:

P.CO + T.CB = T2.CA

<=> P.CO + (P1 - FA).CB = P2.CA

- Vậy độ dài của đoạn AB là :

AB = 20 – 2 = 18 cm.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Toản. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?