Ôn thi học sinh giỏi chuyên đề Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay môn Lịch Sử 9 năm 2021

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. NƯỚC MĨ

1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

* Tinh hình chung:

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không bị thiệt hại mà thu được nhiều lợi nhất, vì Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở. Do đó, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, lại được yên ổn sản xuất. Hơn nữa, trong thời gian chiến tranh, Mĩ còn thu được món lợi khổng lồ do buôn bán vũ khí.

- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trờ thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

* Về kinh tế:

- Trong những năm 1945 -1950, Mĩ đạt được những kì tích về kinh tê':

+ Về công nghiệp: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Về nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Về tài chính: Mĩ nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thế giới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất được trang bị các loại vũ khí hiện đại, giữ độc quyền về vũ khí hạt nhân.

- Hai thập kĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.

* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ:

- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

- Dựa vào thành tựu khoa học-kĩ thuật...

- Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).

- Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. Tuy nhiên kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đôi.

* Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm:

- Bị Tây Âu và Nhật bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.

- Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

- Do tham vọng theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi phí những khoản lớn cho việc sản xuất vũ khí và các cuộc chiến tranh xâm lược.

- Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội

2. Sự phát triển về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh

- Nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai với việc chế tạo chiết máy tính điện tử đầu tiên vào tháng 12-1946.

- Mĩ đạt được nhiều thành tựu kì diệu trong việc chế tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, tiến hành "Cách mạng xanh", tiến hành cách mạng trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ.

- Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sông vật chất, tinh thần của người dân Mĩ đã có nhiều cải thiện.

3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh

- Mối quan hệ nhất quán giữa chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại bành trướng xâm lược là nhằm thực hiện mưu đổ bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ.

* Đối nội:

- Hai đảng tư sản là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau thống trị và cầm quyền ở Mĩ với những chính sách đối nội thông nhất sau:

- Chính phủ Mĩ đã ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở trong nước như Đạo luật Táp-Hác-lây (Chống phong trào công đoàn và phong trào đình công), Luật Mác-Ca-ran (Chống Đảng Cộng sản), Luật Kiểm tra lòng trung thành (loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước Mĩ)..vv.

* Đối ngoại:

- Đề ra "Chiến lược toàn cầu" với ý đồ thống trị thế giới.

- Các hành động bành trướng, xâm lược của Mĩ, thi hành "chính sách thực lực", thành lập các khối quân sự, viện trợ kinh tế quân sự cho các nước đồng minh...

- Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945 -1946), Cu Ba (1959 -1960), nhất là trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 -1975). Tham vọng của Mĩ là to lớn, nhưng khả năng thực tế của Mĩ lại hạn chế (do những nhân tố chủ quan và khách quan).

II.  NHẬT BẢN

1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

- Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai nên bị mất hết thuộc địa.

- Đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, bị Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.

- Thất nghiệp trầm trọng, lưong thực và hàng hoá tiêu dùng thiếu thốn gay gắt, lạm phát với tôc độ phi mã, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1949.

- Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị quân đội nước ngoài (Mĩ) kéo vào chiếm đóng.

- Quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng, Nhật Bản đã không cai quản trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền Nhật Bản, vẫn duy trì ngôi vua của Thiên Hoàng. Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành:

+ Ban hành Hiếp pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn.

+ Thanh lọc các phần tử phát xít khỏi các cơ quan nhà nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

Nhò đó, nước Nhật đã có một chuyển biến lớn và sâu sắc từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển "Thần kì" về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952- 1973).

2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

a. Thành tựu đạt được sau chiến tranh

- Từ năm 1945 - 1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp: Sản lượng công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh.

- Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 thế kĩ XX.

- Trong những năm 1951 - 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển "Thần kì", trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới. Biểu hiện:

+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.

+ Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%.

+ Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cẩu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển.

b. Nguyên nhân đạt những thành tựu

- Nhờ tác động của những thành tựu chung của nền kinh tế thế giới.

- Nhờ biết tận dụng những thành tựu đang phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật thế giới.

- Vai trò của Nhà nước: Trong đó Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI) được đánh giá là "Trái tim của sự thành công Nhật Bản". Những cải cách dân chủ tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Con người Nhật Bản: Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thống được đề cao là:

+ Cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên.

+ Biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dựng nó để phục vụ mình.

+ Tính kĩ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ, bổn phận.

+ Trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín.

+ Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự.

+ Tiết kiệm và biết lo xa.

- Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo con người có năng lực, giữ vững bản sắc và văn hóa dân tộc, có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do:

+ Hầu hất nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài.

+ Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác.

Từ đầu những năm 90 của thế kĩ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy. Những hạn chế đó đòi hỏi Nhật Bản phải tìm mọi biện pháp giải quyết

3.  Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

* Đối nội:

- Với những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản. Nhật hoàng không còn là đấng tôi cao bất khả xâm phạm, chỉ còn là một biểu tượng.

- Đảng dân chủ tự do - Đảng của giai cấp tư sản Nhật Bản liên tiếp lên cầm quyền, tiến hành nhiều cải cách dân chủ, nhưng về sau, quyền dân chủ bị thu hẹp dần.

* Đối ngoại:

- Với "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật" (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới "cái ô hạt nhân" của Mĩ, nhất là trong thời kì "chiến tranh lạnh".

- Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hường của mình bằng việc thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đôi ngoại như trạo đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.

- Sau "chiến tranh lạnh", từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã giành nhiều nổ lực để vươn lên trở thành một cường quốc chính trị, nhằm xoá bỏ hình ảnh mà thế giới thường nói về Nhật Bản- "một người khổng lổ về kinh tê', nhưng lại là một chú lùn về chính trị". Trong những năm gần đây, Nhật Bản đang vận động đế trở thành Uỷ viên thường trực Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc, giành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế các kì Thế vận hội, hoặc đóng góp tài chính vàc những hoạt động quốc tế của Liên hợp quốc...

III. CÁC NƯỚC TÂY ÂU

1. Tình hình chung

- Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), nhiều nước Tây Âu đã bị các lực lượng phát xít chiém đóng và tàn phá rất nặng nề: nhiều trung tâm công nghiệp thành phố, bến cảng, nhà máy bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp giảm mạnh so với trước chiến tranh.

+ Pháp: bị thiệt hại to lớn về kinh tế. Năm 1944, sản xuất công nghiệp của Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

+ I-ta-li-a: sản xuất công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

+ Anh: kinh tế Anh phát triển chậm sau chiến tranh, vị trí kinh tế của Anh ngày càng giảm sút. Tháng 6 - 1945, nước Anh nợ tới 2 tỉ bảng Anh.

- Sau chiến tranh, để khôi phục nền kinh tế đất nước, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ của Mĩ theo ""Kế hoạch Mác-san", kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

- Chính sách đối nội:

+ Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiên bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

- Chính sách đối ngoại:

+ Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây:

Hà Lan trở lại xâm lược In-đô-nê-xi-a (tháng 11 -1945).

Pháp trở lại xâm lược Đông Dương (tháng 9 - 1945).

Anh trở lại xâm lược Mã Lai (tháng 9 -1945).

+ Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt là NATO) do Mĩ lập ra (tháng 4 - 1949) nhằm chông lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Nước Đức sau chiến tranh:

+ Tháng 9 - 1949, Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức được thành lập, nền kinh tế của Cộng hoà Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Ở khu vực phía đông nước Đức, nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập (10 - 1949).

+ Từ những năm 60 và 70 của thế kĩ XX, sản xuất công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức vươn lên đứng thứ 3 trong thế giới tư bản, sau Mĩ và Nhật Bản.

+ Do những biến chuyển của tình hình ở Liên Xô và Đông Âu, tháng 10 - 1990, Cộng hoà Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức. Sau bốn thập niên bị chia cắt, nước Đức đã trở lại thông nhất.

2. Sự liên kết khu vực

a. Nguyên nhân của sự liên kết

- Có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

- Từ năm 1950, sau khi đã hồi phục, nền kinh tê'bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muôn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nêu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết đêểcạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

b. Qúa trình hình thành và phát triển của sự liên kết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, ở Tây Âu đã xuất hiện xu hướng liên kết kinh tế khu vực. Sự liên kết ấy được biểu hiện:

- Tháng 4 -1951 - “Cộng đồng than, thép châu Âu" ra đời.

- Tháng 3 - 1957 - “Cộng đổng năng lượng nguyên tử ở châu Âu", sau đó là "Cộng đổng kinh tế châu Âu" (EEC) được thành lập. Năm 1965, ba cộng đồng trên sáp nhập lại thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Hội nghị Ma-a-xtơ-rích (Hà lan) tháng 12 - 1991 đánh dâu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với hai quyết định quan trọng về kinh tế- tài chính và chính trị.

- Ngày 1 - 11 - 1993 - Liên minh châu Âu (EU).

- Ngày 1 - 1 - 1944, Cộng đổng kinh tế châu Âu mang tên mới Liên minh châu Âu (ELT).

- Năm 1999, số thành viên cua EU là 15 nước (thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển).

- Sau hơn 40 năm tổn tại, EU đã tạo ra một cộng đổng kinh tế và một thị trường chung với sức mạnh của dân sô 320 triệu người có trình độ khoa học, kĩ thuật cao.

- Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hoá châu Âu về kinh tế và chính trị.

- Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1:  Từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kĩ XX, nền kinh tế của Mĩ như thế nào? Vì sao? Nhận xét chung về sụ phát triển thăng trầm đó.

Hướng dẫn giải

- Từ năm 1945 đến những năm 50 của thế kĩ XX, Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

+ Về công nghiệp: chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thếgiới.

+ Về nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Về tài chính: Mĩ nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thếgiới.

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất được trang bị các loại vũ khí hiện đại, giữ độc quyền về vũ khí hạt nhân.

* Nguyên nhân:

- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

- Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

- Dựa vào thành tựu khoa học-kĩ thuật...

- Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).

- Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.

- Từ những năm 70 của thế kĩ XX, nền kinh tế Mĩ đang ngày càng giảm sút, không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trước kia:

+ Sản lượng công nghiệp của Mĩ năm 1973 chỉ còn chiếm 39,8% sản lượng công nghiệp của thế giới.

+ Dự trữ vàng cạn dần, chi còn 11,9 tỉ USD.

+ Đồng USD có lúc bị giảm giá.

- Vì:

+ Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt.

+ Kinh tế Mĩ không ôn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

+ Do theo đuôi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi phí những khoản lớn cho việc sản xuất vũ khí và các cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Nhận xét chung: Tuy có những biểu hiện suy yếu tương đôi trong những năm 70, nhưng nhìn chung từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nền kinh tế Mĩ phát triển, trở thành một trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới tư bản.

Câu 2: Tại sao nước Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cánh mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai ? Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ.

Hướng dẫn giải

* Nguyên nhân:

- Nước Mĩ có nền kinh tế phát triến do đó có điều kiện đầu tư vốn vào khoa học - kĩ thuật.

- Mĩ có những chính sách thu hút các nhà khoa học trên thế giới sang Mĩ nghiên cứu.

- Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình, nhiều nhà khoa học đã sang Mĩ.

* Thành tựu chủ yêu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ:

- Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động).

- Tìm ra nguồn năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt trời...)

- Chế tạo những vật liệu tổng hợp mới (như chất dẻo Pô-li-me).

- "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp.

- Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.

- Chinh phục vũ trụ (1969 đưa người lên Mặt Trăng).

- Sản xuất vũ khí hiện đại.

Câu 3: Nêu những nét cơ bản về chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thê giới thứ hai. Thái độ của nhân dân Mĩ trước chính sách đối nội của chính phủ Mĩ.

Hướng dẫn giải

* Chính sách đối nội:

- Để củng cố quyền lực, chính quyền của các đời tôtng thống Mĩ đều tìm cách ngăn cản, phá hoại phong trào công nhân; chông lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước; thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đôi với người da đen và da màu.

- Ban hành một loạt các đạo luật phản động: Luật Táp-Hắc-Lay: chống phong trào công đoàn và công nhân, đạo luật Mác-ca-ran: chông Đảng Cộng sản.

* Thái độ của nhân dân Mĩ:

- Nhân dản Mĩ phản đối các đạo luật phản động đó, do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật bị hủy bỏ.

- Chính quyền vẫn ngăn chặn phong trào đấu tranh của công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc. Vì vậy, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn bùng lên dữ dội như "mùa hè nóng bỏng" vào các năm 1963, 1969-1975 của người da đen. Phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969-1972.v.v...

Câu 4: Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại ở Mĩ như thế nào?

Hướng dẫn giải

* Những nét nôĩ bật:

- Đê thực hiện mục tiêu chiến lược của mình làm bá chủ, thông trị thế giới, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Thông qua hình thức "viện trợ", Mĩ đã lôi kéo, không chế những nước phụ thuộc, thực hiện các chính sách thực dân kiểu mới về kinh tế, chính trị.v.v...

- Mĩ lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiên tranh xâm lược: Việt Nam, Triều Tiên.

- Sau khi trật tự thế giới "hai cực" bị phá vỡ, Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp đê xác lập trật tự thế giới "đơn cực" do Mĩ chi phối và khống chế.

* Kết quả của việc thực hiện:

- Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu-ba (1959- 1960), đặc biệt là trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)...

- Trong cuộc chạy đua đế xác lập trật tự théegiới "đơn cực" do Mĩ chi phối và không chế giới cầm quyền Mĩ luôn vấp phải sự phản đối của các nước đổng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng của mình.

Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã làm gì để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách để phát triển? Ý nghĩa của những việc làm đó.

Hướng dẫn giải

* Nhật Bản đã làm gì:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thực hiện một loạt các cải cách dân chủ được tiến

bộ:

+ Ban hành Hiếp pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang, giải thể các công ti độc quyền lớn.

+ Thanh lọc các phần tử phát xít khỏi các cơ quan nhà nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

- Nhờ đó, nước Nhật đã có một chuyên biến lớn và sâu sắc: Từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Chính điều này trở thành một nhân tố quan trọng tạo nên sự phát triển "Thần kì" về kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh (1952-1973).

* Y nghĩa:

- Chuyên từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này

Câu 6:  Những biểu hiện về sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản từ năm 1950 đến những năm 60. Phân tích một nguyên nhân cơ bản có tính chất nội tại của sự phát triển đó?

Hướng dẫn giải

* Những biểu hiện:

- Trong những năm 1951 -1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triến "thần kì", trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới. Biếu hiện:

+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đêín năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.

+ Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%.

+ Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triến.

* Phân tích một nguyên nhân:

- Nhân tố cơ bản có tính chất nội tại giúp cho Nhật Bản từ một nước bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai và phải nhận hậu quả sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà vẫn vươn lên phát triển với tốc độ "thần kì" đó là nhờ con người Nhật Bản.

- Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền thông được đề cao. Con người Nhật Bản cần cù lao động và có tình yêu với thiên nhiên. Họ biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó để phục vụ mình. Người Nhật Bản có tính kĩ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với đất nước. Họ luôn trung thành với những bậc quyền uy và luôn giữ trọn chữ tín. Biết chịu đựng và giữ phép lịch sự, biết tiết kiệm và biết lo xa.

Câu 7: Những nét nổi bật về chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau Chỉến tranh thế giới thứ hai.

Hướng dẫn giải

* Đối nội:

- Nhờ những cải cách sau chiến tranh, Nhật Bản đã chuyến từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ với những quyền tự do dân chủ tư sản. Vai trò của Nhật hoàng chỉ còn trên danh nghĩa. Các chính đảng được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ phát triển rộng rãi.

- Sau 38 năm liên tục cầm quyền (1955 - 1993), từ năm 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) phái nhường quyền lập Chính phủ cho các lực lượng đối lập ; bắt đầu giai đoạn không ổn định về tình hình chính trị ở Nhật Bản.

* Đối ngoại:

- Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ "Hiệp ước an ninh Mĩ

- Nhật", chấp nhận đặt dưới "ô bao hộ hạt nhân" của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Ban. Nhò đó, đầu tư cho chi phí quân sự của Nhật Bản rất hạn chế, tạo điều kiện cho nước Nhật tập trung vào việc phát triển kinh tế.

- Trong những năm gần đây, giới cầm quyền Nhật Bán đã thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

- Ngày nay, Nhật Bản đang nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình như: phấn đấu trở thành ủy viên thường trực Hội đổng bảo an Liên Hợp quốc, giành quyền đăng cai các hội nghị quôc tế, tích cực đóng góp tài chính cho những hoạt động quốc tê'của Liên hợp quốc

Câu 8: Trình bày chính về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì "chiến tranh lạnh".

Hướng dẫn giải

- Cuộc chiến lạnh do Mĩ phát động từ năm 1947 và đến tháng 12 - 1989 thì kết thúc. Trong thời gian này Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại của mình như sau:

- Từ năm 1945 đêh năm 1952: Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-cô (9 - 1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952. Ngày 8-9-1951, Hiệp ước An ninh Nhật - Mĩ được kí kết, đặt nền tảng cho cho hệ giữa hai nước.

- Từ năm 1952 đến năm 1973: Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô và cũng trong năm này Nhật trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phong trào đấu tranh theo mùa (mùa xuân và mùa thu) kể từ 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ.

- Từ năm 1973 đến 1989: Với sức mạnh kinh tế - tài chính ngày càng lớn, từ nửa năm sau những năm 70, Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình.

- Sự ra đời của "Học thuyết Phucuđa" tháng 8-1977 được coi như là môc đánh dấu sự "trở về"châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật - Mĩ, Nhật - Tây Âu. "Học thuyết Kaiphu" do Thủ tướng Kaiphu đưa ra năm 1991 là sự phát triển tiếp tục Học tuyết Phucuđa trong điều kiện lịch sử mới.

- Nội dung chính của học thuyết Phucuđa là củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là bạn hàng bình đẳng của các nước ASEAN.

- Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21 - 9 - 1973.

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.

B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản.

C. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

D. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Dựa vào những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh,

Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.

C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 4: Ghi thời gian diễn ra những vụ bê bối về chính trị và kinh tế ở Mĩ trong những năm 1960-1980 vào bảng dưới đây:

Thời gian

Những vụ bê bối

1. ….. 

2. …... 

3. …... 

A. Tổng thống Ken-nơ-đi bị ám sát.

B. Tài liệu mật lâu Năm góc, vụ Oa-tơ-ghết buộc Ních-Xơn phải từ chức.

C. Vụ Côn-tơ-ra-ghêt và I-ran-ghêt.

A. 1. ......

B. 2. ......

C. 3. ......

Câu 5: Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô dưới đây nói về mục tiêu “chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
1. Lôi kéo các nước trong thế giới tư bản để chống Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
3. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hòa bình dân chủ thế giới.
4. Thành lập các khối quân sự ở khắp thế giới để chuẩn bị chiến tranh tổng lực, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
5. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.

A. 1. ......

B. 2. ......

C. 3. ......

D. 4. ......

E. 5. ......

Câu 6: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi:

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

B. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba năm 1959.

C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.

D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 7: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính duy nhất trong thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1975.

B. Từ 1918 đến 1945.

C. Từ 1950 đến 1980.

D. Từ 1945 đến 1950.

Câu 8: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

D. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

Câu 9: Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiến ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

A. Những năm 60 (thế kỉ XX).

B. Những năm70 (thế kỉ XX).

C. Những năm 80 (thế kỉ XX).

D. Những năm 90 (thế kỉ XX).

Câu 10: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giói thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu số 11 đến câu số 41 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 41: Sự phát triển thần kì của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?

A. Năm 1968, tăng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ. (Nhật 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD).

B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 - 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.

C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).

D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Câu 42: Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.

C. “Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 43: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. Nhờ cải cách ruộng đất.

C. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti.

D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 44: Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 45: Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 46: Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.

C. Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông.

D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

Câu 47: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật (08-09-1951).

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 48: Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm nào?

A. 1976.

B. 1977.

C. 1978.

D. 1979

Câu 49: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1950, Nhật Bản đã vươn lên đứng đầu thế giới về kinh tế?

A. Đúng

B. Sai.

Câu 50: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nền kinh tế nước nào bị giảm sút 3 lần về công nghiệp và 2 lần về nông nghiệp?

A. Nước Đức.

B. Nước Anh.

C. Nước Pháp.

D. Nước Nhật.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Ôn thi học sinh giỏi chuyên đề Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay môn Lịch Sử 9 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?