TRƯỜNG THCS ĐINH THIỆN LÝ | ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ Thời gian: 60p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (2,0 điểm) Một tàu hỏa chiều dài L =150 m đang chạy với vận tốc không đổi v = 10 m/s trên đường ray thẳng, song song và gần đường quốc lộ 1A. Một xe máy và một xe đạp đang chạy thẳng trên đường 1A, ngược chiều nhau, tốc độ không đổi lần lượt là v1 và v2. Tại thời điểm t0 = 0, xe máy bắt đầu đuổi kịp tàu, còn xe đạp bắt đầu gặp tàu (hình 1).
a) Xe máy bắt đầu vượt qua tàu sau khi xe máy đã đi được quãng đường s1 = 400 m kể từ thời điểm t0 = 0, hãy tính tốc độ v1 của xe máy.
b) Xe máy và xe đạp gặp nhau tại vị trí cách đầu tàu một khoảng l = 105 m, hãy tính tốc độ v2 của xe đạp.
Câu 2. (2,5 điểm) Trong lòng một khối rất lớn nước đá ở nhiệt độ 0oC có một cái hốc thể tích V0 = 1000 cm3. Người ta rót từ từ nước ở nhiệt độ 100oC vào hốc này qua một ống nhỏ. Biết khối lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là Dn = 1000 kg/m3, Dđ = 900 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC là λ = 336 kJ/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với ống dẫn và không khí.
a) Khối lượng nước đổ vào hốc là m1 = 0,1 kg, hãy tính khối lượng nước trong hốc khi đã cân bằng nhiệt.
b) Tính khối lượng nước lớn nhất rót được vào hốc.
Câu 3. (2,5 điểm)
1. Hình 2 biểu diễn tia sáng truyền qua một thấu kính hội tụ, hình 3 biểu diễn tia sáng truyền qua một thấu kính phân kì. Hãy nêu cách vẽ và vẽ hình để xác định tiêu điểm của các thấu kính.
2. Chiếu một chùm sáng hội tụ hình nón qua một lỗ tròn bán kính 2,5 cm trên màn chắn M1. Trên màn M2 đặt song song phía sau M1, cách M1 một khoảng L = 20 cm, hứng được một hình tròn sáng bán kính 2 cm. Tâm của hình tròn sáng trên M2 và tâm lỗ tròn trên M1 cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với các màn. Dùng một thấu kính hội tụ lắp khít vào lỗ tròn trên M1 thì trên M2 thu được một điểm sáng. Xác định tiêu cự của thấu kính hội tụ.
Câu 4. (3,0 điểm)
1. Một đoạn mạch gồm r = 20Ω, R = 15Ω, biến trở con chạy có giá trị lớn nhất RMN = R0 = 60Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U không đổi (hình 4). Bỏ qua điện trở dây nối và ampe kế.
a) Khi con chạy C ở chính giữa biến trở thì số chỉ ampe kế là 0,1 A, hãy tính hiệu điện thế U.
b) Xác định vị trí con chạy C để số chỉ ampe kế là nhỏ nhất.
2. Hộp kín trong đó có một hiệu điện thế không đổi (chưa biết giá trị) nối tiếp với một điện trở r (hình 5). Hãy trình bày cách đo giá trị của r với các dụng cụ sau đây:
- Một biến trở con chạy (hình 6) có giá trị toàn phần RMN = R0 đã biết và vị trí con chạy C được xác định bằng độ chia trên biến trở.
- Một ampe kế khung quay có bảng chia độ và các chỉ số bị mờ.
- Một điện trở R chưa biết giá trị.
- Dây dẫn dùng để nối các linh kiện.
Bỏ qua điện trở ampe kế và dây nối, biết r < R0.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2đ)
a) (1 điểm)
Quãng đường tàu hỏa đi được đến khi xe máy vượt qua là s1 - L
Thời gian xe máy đi quãng đường s1 bằng thời gian tàu đi quãng đường s1 - L
b) (1 điểm)
Thời điểm xe máy và xe đạp gặp nhau:
Khoảng cách từ vị trí gặp nhau đến đầu tàu
l = vt1 + v2t1 = (v + v2)t1
Câu 2: (2đ)
a) (1,0 điểm)
Gọi khối lượng nước tan ra từ đá là m2, phương trình cân bằng nhiệt:
m1c(0 - 100) + m2λ = 0
Khối lượng nước trong hốc khi cân bằng nhiệt
m = m1 + m2 = 0,1 + 0,125 = 0,225 kg
Thể tích nước tương ứng
V < V0 nên khối lượng nước này có thể tồn tại trong hốc
b) (1,5 điểm)
Gọi M1 là khối lượng nước lớn nhất đổ vào hốc, M2 là khối lượng nước đá tan ra, phương trình cân bằng nhiệt là
M1c(0 - 100) + M2λ = 0
Khối lượng nước trong hốc khi cân bằng nhiệt
M = M1 + M2 = 2,25M1
Thể tích nước ứng với khối lượng M
Thể tích hốc tăng thêm một lượng đúng bằng thể tích đá tan thành nước
Nước chiếm toàn bộ thể tích mới V0 + ∆V của hốc nên ta có
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1,0 điểm). Trên một đường tròn bán kính R gồm hai nửa bằng nhau AMB và ANB có hai chất điểm xuất phát đồng thời từ A và chuyển động theo hai chiều ngược nhau. Biết rằng trên nửa AMB các chất điểm chỉ chuyển động được với vận tốc v1 và trên nửa ANB chúng chỉ chuyển động được với vận tốc v2. Sau bao nhiêu lâu kể từ lúc xuất phát, hai chất điểm gặp nhau lần đầu tiên?
Câu 2: (2,0 điểm) Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu chứa m0 = 100 g nước ở nhiệt độ t0 = 20oC, người ta bắt đầu nhỏ các giọt nước nóng xuống đều đặn, nhiệt độ nước nóng không đổi. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế vào số giọt nước nhỏ vào bình có dạng như hình vẽ. Coi khối lượng của các giọt nước là như nhau và sự cân bằng nhiệt được thiết lập ngay sau khi giọt nước nhỏ xuống. Bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt vào môi trường và nhiệt lượng kế.
1. Tính nhiệt độ của nước nóng và khối lượng của mỗi giọt nước.
2. Giả thiết khi nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế là 40oC, người ta không đổ thêm nước nóng nữa, mà thả vào đó một cục nước đá có khối lượng 50g. Tính nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K); nhiệt nóng chảy của nước đá ở 0oC là λ = 336.103 J/kg.
Câu 3: (2,0 điểm) Một dây chì của một cầu chì bị cháy đứt nếu hiệu điện thế đặt trên nó là U. Nếu độ dài của dây chì đó tăng gấp n = 2 lần và đường kính của dây cũng tăng gấp k = 2 lần thì dây chì sẽ bị cháy đứt khi hiệu điện thế đặt trên nó bằng bao nhiêu?
Câu 4: (2,0 điểm) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, trước một thấu kính O1, cho một ảnh cùng chiều với vật cao gấp 5 lần vật. Biết tiêu cự của thấu kính này bằng 20cm.
1. Xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính và vẽ ảnh.
2. Đặt thêm một thấu kính phân kì O2 có tiêu cự 20cm sao cho trục chính của hai thấu kính trùng nhau, khoảng cách giữa hai quang tâm là 30cm rồi đặt vật AB vào trong khoảng giữa hai thấu kính, vuông góc với trục chính. Xác định vị trí đặt vật để hai ảnh của vật AB qua hai thấu kính có vị trí trùng nhau.
Câu 5: (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết U = 100 V; R1 = R2 = 10 Ω. Điện trở của ampe kế là RA = 1 Ω Điện trở của vôn kế vô cùng lớn.
1. Khi khóa K mở, ampe kế chỉ 1A, vôn kế chỉ 50 V. Tính R0 và R3.
2. Đóng khóa K, ampe kế chỉ 0,5A và dòng điện chạy theo chiều từ C đến D. Tinh R4 và số chỉ của vôn kế.
Câu 6: (1,0 điểm). Một khối hình trụ có bán kính R đặt trên một đế phẳng nằm ngang. Khối trụ được chia làm hai phần theo một mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục của nó. Khối lượng của mỗi nửa khối trụ là m còn trọng tâm G của chúng cách trục một khoảng r. Để hình trụ không bị tách đôi, người ta vắt qua nó một sợi dây nhẹ không dãn và ở hai đầu dây treo hai trọng vật có cùng khối lượng. Bỏ qua ma sát giữa khối trụ và mặt đế. Tìm khối lượng nhỏ nhất của mỗi trọng vật treo ở hai đầu dây.
ĐÁP ÁN
Câu 1.(1,0 điểm)
Trường hợp 1: v1 > v2: Thời gian chất điểm thứ 1 đi trên nửa AMB đến B: .
Khi đó chất điểm thứ 2 đi trên nửa ANB đến điểm C và còn cách B là
khoảng thời gian hai chất điểm còn phải đi thêm để gặp nhau:
thời gian để chúng gặp nhau là:
Trường hợp 2: v1 < v2 tương tự ta cũng có kết quả như trên.
Câu 2.(2,0 điểm)
1.
Gọi khối lượng mỗi giọt nước nóng là m, nhiệt độ là tx. Theo đồ thị khi có N1=200 giọt nước nóng nhỏ vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ trung bình là t1=300c, khi có cân bằng nhiệt ta có:
Tương tự theo đồ thị khi có N2 = 500 giọt nước nóng nhỏ vào nhiệt lượng kế ta có;
Gải hệ (1) và (2) ta được m = 0,1g và tx = 800C
2.
Khi có cân bằng nhiệt ta có:
0,15.4200.(40 – tx) = 0,05.336.103 + 0,05.4200.tx
=> tx = 100 C
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn?
b) Tính điện trở của ấm điện có ghi 220V - 1000W khi ấm hoạt động bình thường.
c) Dây điện trở của ấm điện trên dây làm bằng nicrom dài 2 m và có tiết-diên tròn. Tính đường kính tiết diên của dây điện trở này.
Câu 2 (2,0 điểm): Trên hình vẽ sau, ống dây B sẽ chuyển động như thế nào khi đóng công tắc K của ống dây A? Vì sao? Biết ống dây A được giữ đứng yên
Câu 3 (2,0 điểm): Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm lần lượt với hai điện trở khác nhau, trong đó đường (1) là đồ thị vẽ được khi dùng điện trở thứ nhất và đường (2) là đồ thị vẽ được khi dùng điện trở thứ hai. Nếu mắc hai điện trở này nối tiếp với nhau và duy trì hai đầu mạch một hiệu điện thế không đổi U = 18V thì cường độ dòng điện qua mạch là bao nhiêu?
Câu 4 (3,0 điểm): Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường
a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng
b) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó
c) Tính công suất điện của biến trở khi đó
Câu 5 (1,0 điểm): Một ly đựng đầy nước hình trụ cao 20 cm có đường kính 20 cm. Một người đặt mắt gần miệng ly nhìn theo phương AM thì vừa vặn thấy tâm O của đáy ly.
a) Vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ O và truyền tới mắt người quan sát.
b) Tính góc hợp bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Các dụng cụ đốt nóng bằng điện đều có bộ phận chính được làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn để đoạn dây dân này có điện trở lớn.
Khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng hầu như chỉ tỏa ra ở đoạn dây dẫn này mà không tỏa ra ở dây nối. (0,50 đ)
b) Điện trở của ấm điện là:
Ta có: P = U2/R ⇒ R = U2/P = 2202/1000 = 48,4 (0,50 đ)
c) Tiết diện của dây điện trở là:
Đường kính tiết diện của dây điện trở là d.
Ta có:
Vậy d = 0,24 mm.
Câu 2:
Khi đóng khóa K cuộn dây A trở thành nam châm điện và đầu của ống dây A gần ống dây B là cực Bắc. Mặt khác dòng điện chạy trong ống B có chiều như hình vẽ.
Vì vậy B cũng biến thành nam châm điện có cực Bắc (N) là đầu gần ống A. (0,5 đ)
Do đó hai ống dây này sẽ đẩy nhau. Do ống A được giữ cố định nên ống B bị đẩy ra xa. (0,5 đ)
...
---(Nội dung tiếp theo của phần đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (1 điểm): Trong một mạch điện mắc nối tiếp gồm các dây dẫn bằng đồng và bóng đèn điện. Ta thấy dây tóc bóng đèn nóng sáng còn dây đồng hầu như không nóng. Tại sao ?
Câu 2 (2 điểm):
a) Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ. Làm thế nào để biết đợc thanh nào là bị nhiễm từ ? (Biết không dùng dụng cụ nào khác ngoài hai thanh đó).
b) Cho 1 nam châm điện như hình vẽ. Xác định cực của kim nam châm ở gần đầu B của ống dây ? Giải thích ?
Câu 3 (3,0 điểm): Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 = 1,5V và U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 1,5Ω và R2 = 8Ω. Hai đèn này được mắc cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5V theo sơ đồ như hình vẽ.
a) Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị là bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường.
b) Biến trở nói trên được quấn bằng dây Nikêlin có điện trở suất là 0,4.10-6Ω.m, có độ dài tổng cộng là 19,64m và đường kính tiết diện là 0,5mm. Hỏi giá trị của biến trở tính được ở câu a trên đây chiếm bao nhiêu phần trăm so với điện trở lớn nhất của biến trở này ?
...
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1 điểm):
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp với nhau. (0,25 đ)
Thời gian dòng điện chạy qua dây tóc và dây nối là như nhau. (0,25 đ)
Nhiệt lượng toả ra trên các dụng cụ điện tính bằng công thức: Q = I2.R.t.
⇒ Nên nhiệt lượng Q chỉ còn phụ thuộc vào R. (0,25 đ)
* Đối với dây nối bằng đồng: Do có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng toả ra không đáng kể, phần lớn lại toả ra môi trờng xung quanh nên dây nối hầu như không nóng lên.
* Đối với dây tóc bóng đèn: Do có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều do đó dây tóc đèn nóng sáng. (0,25 đ)
Câu 2 (2,0 điểm):
a) (1,0 đ): Do khoảng giữa của thanh nam châm là vùng có từ tính yếu nhất, ở hai đầu nam châm từ tính mạnh nhất. (0,50 đ)
⇒ Cách xác định: Đặt một đầu của thanh A lại gần miền chính giữa của thanh B, nếu chúng hút nhau với một lực mạnh (tay ta cảm nhận rõ) thì thanh A là thanh bị nhiễm từ (do từ tính ở đầu thanh A mạnh nên hút thanh sắt với lực mạnh). (0,25 đ)
Ngược lại, nếu thấy hút nhau với lực hút yếu thì thanh B bị nhiễm từ. (0,25 đ)
b) (1,0 đ).
Cực của kim nam châm ở gần đầu B của ống dây là cực Nam. (0,50 đ)
Giải thích:
+ Vận dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được đầu B của ống dây là cực Bắc.
(0,25 đ)
+ Dựa vào sự tương tác giữa hai nam châm, ta thấy kim nam châm đang bị hút lại gần đầu ống dây B, mà hai cực khác tên thì hút nhau. (0,25 đ)
⇒ Cực của kim nam châm ở gần đầu B của ống dây là cực Nam.
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Trong hình vẽ AB là một vật sáng, A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính.
Biết vật AB đặt vuông góc với trục chính , điểm A nằm trên trục chính.
Dùng cách vẽ hãy:
- Xác định trục chính, quang tâm O, loại thấu kính và vị trí đặt thấu kính
- Xác định các tiêu điểm chính
( Cần nói rõ: Vẽ thế nào và giải thích tại sao lại vẽ như thế )
Câu 2. Một chiếc ca không có vạch chia được dùng để múc nước ở thùng chứa I và thùng chứa II rồi đổ vào thùng chứa III. Nhiệt độ của nước ở thùng chứa I là t1 = 20 0C, ở thùng II là t2 = 80 0C. Thùng chứa III đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ t3 = 40 0C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm. Cho rằng không có sự mất mát nhiệt lượng ra môi trường xung quanh. Hãy tính số ca nước cần múc ở thùng I và thùng II để nước ở thùng III có nhiệt độ bằng 50 0C ?
Câu 3. Trong một mạch điện mắc nối tiếp gồm các dây dẫn bằng đồng và bóng đèn điện. Ta thấy dây tóc bóng đèn nóng sáng còn dây đồng hầu như không nóng.Tại sao ?
...
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2,5đ):
- Xác định được trục chính của thấu kính (0,5 đ) :
A nằm trên trục chính nên A’ cũng nằm trên trục chính => AA’ nằm trên trục chính xy
- Xác định được quang tâm O của thấu kính ( 0,5 đ):
Kẻ đường thẳng qua B và B’, đường thẳng này cắt trục chính tại một điểm, điểm đó là quang tâm O của thấu kính
- Xác định được loại thấu kính (0,5 đ):
Do ảnh A’B’ là ảnh ảo, nhỏ hơn vật nên thấu kính cần xác định là thấu kính phân kì.
- Xác định được vị trí đặt thấu kính, vẽ được kí hiệu thấu kính phân kì (0,5 đ):
Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với trục chính ta được vị trí đặt thấu kính phân kì.
- Xác định được hai tiêu điểm F và F’ (0,5 đ):
Từ B kẻ tia sáng song song với trục chính cho tia khúc xạ có đường kéo dài đi qua B’ cắt trục chính tại 1 điểm, đó là tiêu điểm F. Lấy điểm đối xứng với F qua thấu kính ta được F’.
Câu 2 (3,5đ):
Gọi m là khối lượng của mỗi ca nước, n1 là số ca nước ở thùng I, n2 là số ca nước ở thùng II (0,5 đ)
à Số ca nước ở thùng III là n1+ n2, nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 500C (0,25 đ)
Ta có Q1 = m1.c.(50-20) = n1.m.c.30 (1) (0,5 đ)
Q2 = m2.c.(80-50) = n2.m.c.30 (2) (0,5 đ)
Q3 =(n1+n2).m.c.(50 - 40) = (n1+n2).m.c.10 (3) (0,5 đ)
Do quá trình là cân bằng nên ta có : Q1 + Q3 = Q2 (4) (0,5 đ)
Thay hệ thức (1), (2), (3) vào hệ thức (4) ta được: 2n1= n2 (0,25 đ)
Như vậy nếu mức ở thùng II: n ca thì phải múc ở thùng I: 2n ca và số nước có sẵn trong thùng III là: 3n ca (n nguyên dương ) (0,5 đ)
Câu 3. (3 đ)
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn và dây nối đều có cùng cường độ vì chúng được mắc nối tiếp với nhau. (0,5 đ)
Thời gian dòng điện chạy qua dây tóc và dây nối là như nhau (0,5 đ)
Nhiệt lượng toả ra trên các dụng cụ điện tính bằng công thức: Q = I2.R.t (0,5 đ)
=> Nên nhiệt lượng Q chỉ còn phụ thuộc vào R. (0,5 đ)
* Đối với dây nối bằng đồng:
Do có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng toả ra không đáng kể, phần lớn lại toả ra môi trường xung quanh nên dây nối hầu như không nóng lên. (0,5 đ)
* Đối với dây tóc bóng đèn:
Do có điện trở lớn nên nhiệt lượng toả ra nhiều do đó dây tóc đèn nóng sáng. (0,5 đ)
...
---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Đinh Thiện Lý. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!