TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật "thi trung hữu họa".
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?
Câu 2: (4,0 điểm)
Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
(Quê hương)
Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quê hương?
Câu 3: (12,0 điểm)
Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
"Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật".
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
* Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn.
* Nội dung cần đạt được như sau:
- Đồng ý với nhận xét trên
- Sự biến đổi của mạch thơ
+ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:"Ngày xuân con én...ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
+ Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: " Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa" .
- Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:
+ Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn.
+ Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
+ Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
+ Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4 điểm)
Kết thúc truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" Nguyễn Dữ viết :
" ...Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi biến mất."
Nêu cảm nhận của em về cách kết thúc câu chuyện trên
Câu 2: (4 điểm)
Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
(Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
Câu 3 (12 điểm).
Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: "Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4 điểm)
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ trên. Từ vẻ đẹp của Thúy Vân, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa?
Câu 2 (4 điểm)
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này...
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jorda chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jorda rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích "Bài học làm người " - Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
Câu 3 (12 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ "Đồng chí" (Chính Hữu) và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1
Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau
A. Về nội dung:
* Cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Vân: Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ,quí phái khác thường: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ xưa và nay:
- Người phụ nữ xưa: Coi trọng "Công - dung - ngôn - hạnh ".
- Người phụ nữ ngày nay:
- Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
- Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng - bất khuất - trung hậu đảm đang.
- Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: Họ năng động, sáng tạo, quyết đoán có vị thế trong xã hội.
B. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
Câu 2
Bài làm đáp ứng được những yêu cấu sau:
A. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau:
- Từ một câu chuyện (rút ra bài học từ cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý - mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi". Với đề bài này HS trước hết cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm trong câu này.
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4,0 điểm)
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau:
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
... Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má."
(Trích "Làng", Kim Lân)
Câu 2 (4,0 điểm):
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên (bài viết không quá 02 trang giấy thi).
Câu 3. (12,0 điểm):
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: "Cháu sống thật hạnh phúc".
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (4 điểm)
Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi mam mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh nghế ngồi."
(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2: (6 điểm)
Lấy tựa đề "Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con", hãy viết một bài Nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người?
Câu 3: (10 điểm)
Tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
Viết thành đoạn văn ngắn nêu lên được các nét nghệ thuật đặc sắc:
- Cấu trúc cân đối nhịp nhàng (1,0đ)
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ kết hợp với các từ láy thanh bằng làm cho nhịp thơ kéo dài, hiu hắt, trầm buồn... (1,0đ)
- Miêu tả ngoại cảnh thể hiện được tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật. Đó là tả cảnh ngụ tình. (1,0đ)
- Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: Hoa trôi, nội cỏ, gió cuốn, tiếng sóng.(1,0đ)
Câu 2:
a) Mở bài: (0,5đ)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
b) Thân bài:
- Khẳng định ý nghĩa của gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người: (1,5đ)
- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. Ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn và trưởng thành.
- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy có mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè, những ngày cắp sách đến trường...
- Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương.
- Những việc để xây dựng quê hương và làm rạng rỡ gia đình (1,5đ)
- Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: Học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- Với quê hương, hãy góp sức trong công cuộc dựng xây quê hương: Tham gia các phong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương.
- Nếu có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, dựng xây quê mình ngày một giàu đẹp...
- Có thái độ phê phán trước những hành vi: (1,0đ)
- Phá hoại cơ sở vật chất.
- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương: Chê quê hương nghèo khó, chê người quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình...
- Liên hệ mở rộng: Liên hệ đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người: "Quê hương" (Đỗ Trung Quân), "Quê hương" (Tế Hanh)... (1,0đ)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HSG môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Toản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !