TRƯỜNG THCS THANH HÀ | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.
(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?
Phần II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Biện pháp tu từ: Liệt kê:
- Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2:
- Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
- Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí và khó phân hủy.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.
(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.50 điểm)
Câu 2: Xác định khởi ngữ trong câu “Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể.” (0.50 điểm)
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau “Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.”,gọi tên thành phần biệt lập, chỉ ra từ ngữ biểu hiện.(1.0 điểm)
Câu 4: Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Đề: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải .
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD 2005,trang 55-56)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Khởi ngữ: Đối với vi trùng.
Câu 3:
- Thành phần phụ chú
- Người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt.
Câu 4:
(1) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận .Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:0,25đ
(2) Triển khai vấn đề nghị luận đảm bảo khoảng 3-4 ý đạt 0,5đ, chỉ nêu 1-2 ý đạt 0,25đ
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh; khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây.); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.Lối sống vui vẻ, lạc quan.
(3) Sáng tạo. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân quê hương xứ Huế và mùa xuân của đất nước, ước nguyện cống hiến cho đời
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích…
* Cảm xúc về mùa xuân quê hương xứ Huế
+ Mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời (một dòng sông, một bông hoa, tiếng chim hót).
+ Niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp.
---(Đáp án chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Đọc - hiểu văn bản (2.0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trong phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau…
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, SGK Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục, 2008tr.28)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản.
Câu 2: Tác giả đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam? Nguyên nhân điểm yếu ấy là gì?
Câu 3: Để khắc phục điểm yếu mà tác giả đã nêu ra, chúng ta cần phải làm gì?
Phần II: Làm văn (8,0 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về mặt tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của In- tơ-net hiện nay. (3 điểm)
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, tác giả viết:
“Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.”
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5đ)
2. Đoạn trích trên nằm sau sự việc nào trong truyện? Em hiểu “chúng tôi” là những ai? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích? (1,5đ)
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Từ việc rung cảm trước vẻ đẹp của họ, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 10 dòng) theo cách tổng-phân-hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, qua đó trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay? (3đ)
II. Phần II. Làm văn (5đ)
Cảm nhận của em về ước nguyện của Viễn Phương qua đoạn thơ:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Phần I: Văn- Tiếng Việt (5đ)
Câu 1 (0,5 điểm)
- Yêu cầu trả lời:
- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
- Tác giả: Lê Minh Khuê.
Câu 2 (1,5đ)
- Yêu cầu trả lời:
+ Đoạn trích trên nằm sau sự việc sau khi Nho bị thương, Phương Định băng bó cho Nho, chị Thao đứng ngoài, sau đó yêu cầu PĐ hát nhưng PĐ k hát và chị cất tiếng hát.
+ “Chúng tôi” là: Phương Định, Nho, Thao.
+ Phẩm chất chung của họ được thể hiện trong đoạn trích:
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu.
- Gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Yêu thương, đoàn kết, tinh thần đồng đội.
- Yêu đời, mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2,0 đ)
1/a. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1đ)
b. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. (1đ)
Câu 2: (2,0 đ) Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Câu 3: (2,0 đ)
Chép 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Em hiểu thế nào về hình ảnh “tràng hoa” trong khổ thơ thứ hai?
Câu 4: (4,0 đ)
a. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương, hãy viết một đoạn văn ngắn về mong ước của người cha đối với con trong bài thơ. (2đ)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Thanh Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !