TRƯỜNG THCS LƯƠNG SƠN | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...
(Trích Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1).
Câu 3 (1,0 điểm). Chép lại câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) bày tỏ ý kiến của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.
Câu 2 (5,0 điểm).
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân) khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc - hiểu
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát
Câu 2: Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1) là: nhân hóa, so sánh
- Phép nhân hoá được sử dụng trong các từ ngữ: Dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
- Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dừa (giống như) đàn lợn con; tàu dừa (giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị, thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, có hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Câu 3:
Câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2):
- Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Thành phần phụ chú: - chiếc lược chải vào mây xanh
II. Làm văn:
Câu 1:
I. Mở bài
- Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú.
- Sách có từ khi loài người có chữ viết. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống...
---(Để xem tiếp đáp án của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. (2) Anh ta đã vào nhà trong. (3) Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (4) Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 1. (1.0 điểm)
Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (1) và câu (2).
Câu 2. (1.0 điểm)
Câu (2) và (3), câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó.
Câu 3. (1.0 điểm)
Xác định thành phần trạng ngữ trong câu (4) và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Câu 4. (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
Câu 5. (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!"
(Trích Đồng chí - Chính Hữu - dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 128)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (1.0 điểm)
- Từ ngữ liên kết: anh ta
- Phép liên kết: thế (Anh ta thế cho người con trai)
Câu 2. (1.0 điểm)
- Câu (3) là câu ghép
- Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế: quan hệ đẳng lập (2 cụm chủ vị đề chỉ hành động của chủ ngữ trong câu)
Câu 3. (1.0 điểm)
- Thành phần trạng ngữ trong câu (4): Lúc bấy giờ,
- Nó bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian trong câu.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (1,0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu: Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu.
Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?
Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ.
(Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm)
Câu 1: (1,0 đ) Tìm và chỉ ra phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: (1,0 đ) Câu văn: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” Mang hàm ý gì? Tác dụng?
Câu 3: (1,0 đ) Hãy tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 đ) Viết đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về đức tính tự tin .
Câu 2: (5,0 đ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 ,Tập 2)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1:
- Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó
- Phép lặp: Bản nhạc.
Câu 2:
Hàm ý của câu: “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả.” : Mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô...
Câu 3:
* Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ
- Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh
- So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad
* Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của tác giả về những kỉ niệm của tuổi thơ và khơi gợi trái tim bạn đọc tình yêu mái trường, bạn bè, thầy cô.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Lương Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !