TRƯỜNG THCS CAO PHONG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế...Trong mơ...Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
(“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)
Câu 1: (0,5 điểm) Tìm và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích?
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết câu được dùng trong đoạn sau:
“Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối”.
Câu 3: (1,0 điểm) Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả” mang hàm ý gì?
Câu 4: (1,0 điểm) Em hãy chỉ rõ các biện pháp tu từ so sánh và liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về tình bạn.
Câu 2: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
(Ngữ văn 9 – Tập 2, NXB GD, 2018)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- Có lẽ: thành thần tình thái: bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi: thành phần phụ chú
Câu 2:
- “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.
Câu 3:
Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả”:
=> Ý nói rằng : mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
- Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
- Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)
b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó
+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)
+ Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)
+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)
c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc...
- Nội dung:
* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)
* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)
* Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)
* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt....(0,5đ)
Câu 2 (6 điểm)
* Phần mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .
- Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.
* Phần thân bài:
- Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.
- Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)
Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)
Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Câu 1:
Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ ngữ.
Câu 2:
Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”.
Câu 3:
Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, giải trí, giáo khoa…Mỗi chúng ta cần biết mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định được điều đó ta mới có thể tích luỹ được kiến thức hiệu quả. Cần hạn chế việc đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức…
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề : lợi ích của việc đọc sách.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức lập luận. Có thể viết đoạn văn theo các ý sau:
- Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh.
- Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I/Phần Văn- Tiếng Việt:
Câu 1: (1 điểm)
“Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Tác giả của văn bản đó là ai?
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn ?
Câu 2: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ?
b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó.
II/ Phần Tập làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I/Phần Văn- Tiếng Việt:
Câu 1:
a. Đoạn văn được rút từ văn bản “Bố của Xi Mông”
Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng
b. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Phép lặp: Em
- Phép nối: Nhưng
Câu 2:
a. .Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: Ngày ngày
- Ẩn dụ: mặt trời trong lăng.., tràng hoa
- Hoán dụ : bảy mươi chín mùa xuân
b. Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ
- Dùng phép điệp “ngày ngày” gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “ măt trời trong lăng rất đỏ” Bác được ví như măt trời- là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời TN. Cách nói đó vừa ca ngợi ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: Dòng người vào viếng Bác đi thành đường trồngwị liên tưởng đến tràng hoa. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời..Tràng hoa ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết lên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác, thể hiện lòng thành kínhthiết tha của nhân dân với Bác.
- Hình ảnh hoán dụ “ Bảy mươi chín mùa xuân”: Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên mùa xuân cho đất nước, cho con người.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Câu 1. (1.5 điểm)
- Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.
- Nếu lược bỏ thành phần biệt lập đó, thì nội dung câu có thay đổi không?
Câu 2. (1.5 điểm)
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
Tác phẩm đó được sáng tác năm nào?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 3. (2.0 điểm)
Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích ở phần: Đọc hiểu văn bản.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Cao Phong. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !