TRƯỜNG THCS TRUNG HÓA | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Kể tên các phép liên kết hình thức đã học.
b. Chỉ ra phép liên kết hình thức trong các đoạn trích dưới đây:
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ấy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
(Nguyễn Minh Châu, Bến Quê, Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.100- 106)
Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vào những ngày Tết để chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng.
(Hồng Việt, Trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.264 28)
Câu 2 (3,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống con người.
Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Các phép liên kết hình thức đã học là:
- Phép thế
- Phép nối
- Phép lặp
- Phép liên tưởng
b.
- Đoạn 1: Phép thế: Anh – Nhĩ.
- Đoạn 2: Phép lặp: Múa lân.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tối 17/5, tại lễ trao giải Hội thi Khoa học quốc tế - Intel ISEF 2019, tổ chức tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ, dự án nghiên cứu khoa học "Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh" của em Vũ Hoàng Long, học sinh lớp 12A2, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai được Ban tổ chức cuộc thi trao giải ba. Đây là giải thưởng duy nhất của đoàn học sinh Việt Nam tại cuộc thi quốc tế năm nay và cũng là giải thưởng cấp quốc tế đầu tiên về nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học của tỉnh Lào Cai.
[...] Ý tưởng chế tạo và lập trình sản phẩm robot hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử sụng công nghệ xử lý hình ảnh của Vũ Hoàng Long hình thành sau khi em được bố mẹ đưa đến bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh thăm người thân. Chứng kiến nhiều bệnh nhân không tự xúc ăn, khó khăn trong phục vụ bản thân và phải có người hỗ trợ, em đã nảy ra ý tưởng thực hiện dự án này. Khắc phục được rất nhiều hạn chế của những dự án tương tự trước đó dành cho người già và bệnh nhân parkinson, dự án của Vũ Hoàng Long đã thuyết phục được ban giám khảo cuộc thi bằng những sáng tạo mới có tính ứng dụng cao.
Trước đó, với những sáng tạo mới có tính ứng dụng cao, Dự án “Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân Parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh” đã giành giải nhất cấp tỉnh và giải nhất cấp quốc gia; là một trong 5 dự án xuất sắc của miền Bắc giành điểm cao nhất tại vòng thi chọn dự án đi thi quốc tế bằng Tiếng Anh và là 1 trong 10 dự án được chọn tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2019, tổ chức tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ từ ngày 12 - 17/5.
(Theo Laocaitv.vn)
Câu 1 (0.25 điểm) Giáo dục Lào Cai có dự án của học sinh nào đã đạt giải thưởng cấp quốc tế đầu tiên
ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học năm 2019?
Câu 2 (0.25 điểm) Phần gạch chân trong câu sau là thành phần biệt lập nào?
Tối 17/5, tại lễ trao giải Hội thi Khoa học quốc tế - Intel ISEF 2019, tổ chức tại Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ, dự án nghiên cứu khoa học "Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh" của em Vũ Hoàng Long, học sinh lớp 12A2, Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai được Ban tổ chức cuộc thi trao giải ba.
Câu 3 (0.75 điểm) Ý tưởng của dự án được nhắc tới trong văn bản trên đã nảy sinh từ hoàn cảnh cụ thể nào? Đánh giá của em về ý tưởng đó?
Câu 4 (0.75 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra được điều gì cho bản thân trong quá trình học tập?
PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm) Từ nội dụng văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những yếu tố tạo nên sự thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên, từ đó nhận xét về sự chuyển biến trong mạch cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc thiên nhiên lúc giao mùa.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Câu 1. Giáo dục Lào Cai có dự án của học sinh Vũ Hoàng Long "Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bênh nhân Parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh" đã đạt giải thưởng cấp quốc tế đầu tiên ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học năm học 2019.
Câu 2.
Thành phần biệt lập: phụ chú.
Câu 3.
- Tưởng của dự án được nhắc tới trong văn bản trên đã nảy sinh từ lần Vũ Hoàng Long được bố mẹ đưa đến bệnh viện phục hồi chức năng thăm người thân, khi đó chứng kiến nhiều bệnh nhân không thể xúc ăn được nên em đã nảy ra ý tưởng này.
- Đánh giá của em: đây là ý tưởng vô cùng thông minh, sáng tạo và có tác dụng vô cùng hữu hiệu, thực tế, giúp nhiều bệnh nhân giải quyết được vấn đề sinh hoạt hàng ngày.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Ngữ văn 9, tập 2)
Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản được viết theo thể thơ gì?
Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ? Việc tác giả sử dụng từ “mặt trời” trong câu thơ này có dụng ý gi?
Câu 2: (1,0 điểm)
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
Hãy cho biết câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội
dung của phương châm hội thoại đó.
Câu 3: (2,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[...Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.]
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa...
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối…chiều qua....cùng chiều.
(Bà Tôi - Kao Sơn, dẫn theo nguồn http://baohinhbinh.org.vn)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất.
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Câu 4 (0,5 điểm). Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong hai thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì?
PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Niềm tin tạo nên sức mạnh. Từ ý kiến trên hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: Niềm tin trong cuộc sống
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: tự sự
Câu 2: Từ đồng nghĩa với từ "hành khất" là "ăn mày" hoặc "ăn xin"
Câu 3: Biện pháp tu từ trong câu thơ "Lưng còng đỡ lấy lưng còng" là hoán dụ => khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ "lưng còng" được lặp lại, kết hợp với động từ "đỡ" đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.
---(Đáp án chi tiết của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hành trình trái tim từ những người lạ
Quãng đường mà cậu bé Vì Quyết Chiến đi được bằng xe đạp khoảng 103 km từ Sơn La đến Hòa Bình trong hành trình thăm em trai bị ốm tại Bệnh viện Nhi trung ương được lan truyền trên các phương tiện truyền thông như một "Chuyện lạ chưa từng xảy ra"...
Nhiều nhà hảo tâm muốn giúp đỡ cậu bé có chiếc xe mới, ủng hộ gia đình Chiến tiền chạy chữa cho con trai. Nhưng điều đáng quý nhất trong câu chuyện của Chiến chính là những con người tốt bụng, xa lạ đã giúp đỡ Chiến trên chuyến xe đưa cậu bé về Hà Nội an toàn.
Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn, là hành trình trái tim ấm áp tình người!
Trên chuyến xe ấy, dù chẳng ai quen Vì Quyết Chiến nhưng họ hỏi han, đưa cậu bé đến điểm cuối. Nhà xe còn mua bánh, nước cho cậu bé ăn uống, liên lạc với bố của Chiến. Chắc hẳn ai nấy trên xe đều kinh ngạc khi cậu bé chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp mất phanh, đôi dép mòn chảy do phanh xe, bàn chân xước xát, trên người không tiền, không điện thoại... Tài xế xe khách kể: Trời tối, tôi thấy cậu bé nhỏ nhắn vẫy xe, ban đầu tôi tưởng cậu bé đùa nên đi qua. Nhưng rồi, tôi dừng lại, cầm đèn pin xuống hỏi cậu bé và không tin nói câu chuyện của em. Lúc vẫy xe cũng là lúc em đã quá đói và không thể tiếp tục hành trình. Nếu chiếc xe không dừng lại, có lẽ câu chuyện của Chiến đã sang một hướng khác.
(Theo http: www 24h.com.vn/tintuctrongngay, 28/3/2019)
Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Chắc hẳn ai nấy trên xe đều kinh ngạc khi cậu bé chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp mất phanh, đôi dép mòn chảy do phanh xe, bàn chân xước xát, trên người không tiền, không điện thoại..."
Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn? Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng ý với hành động của cậu bé Vì Quyết Chiến đã đạp xe khoảng 103km từ Sơn La đến Hòa Bình trong hành trình thăm em trai bị ốm tại Bệnh viện Nhi Trung ương không? Vì sao?
Phần II: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy nêu cảm nhận về lòng tốt giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay. (Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 từ)
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Trung Hóa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !