TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN SÔNG MÃ | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 9 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Đại hội anh hùng và chiến sì thi đua toàn quốc lần thứ nhất (ngày 1 – 5 – 1952) đã tổng kết, biểu dương thành tích thi đua yêu nước và đã chọn được:
A. 5 anh hùng.
B. 6 anh hùng.
C. 7 anh hùng.
D. 8 anh hùng.
Câu 2. Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về Đông Dương họp vào:
A. 5 – 5 – 1954.
B. 6 – 5 – 1954.
C. 7 – 5 – 1954.
D. 8 – 5 -1954.
Câu 3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày:
A. 20 – 7 – 1954.
B. 21 – 7 -1954.
C. 22-7 – 1954.
D. 23 – 7 – 1954.
Câu 4. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất tổng tuyển cử tự do vào:
A. Tháng 7 – 1956
B. Tháng 8 – 1956
C. Tháng 9 – 1956
D. Tháng 10 – 1956
Câu 5. Từ năm 1958, phongtraof đấu tranh của nhân dân miền Nam diễn ra dưới hình thức:
A. Biểu tình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vù trang.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
Câu 6. Mĩ – Diệm thực hiện “đạo luật 10-59” vào:
A. Tháng 4 – 1959.
B. Tháng 5 – 1959.
C. Tháng 10 – 1959.
D. Tháng I I – 1959.
Câu 7. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959)đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là:
A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yểu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Câu 8. Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng, nhân dân Trà Bồng – Quảng Ngãi đã nổi dậy vào :
A.Tháng 5 – 1959.
B. Tháng 6 – 1959.
C. Tháng 7 – 1959.
D. Tháng 8 – 1959
Câu 9. Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào:
A. Ngày 17 – 1 – 1960.
B. Ngày 17 – 2 – 1960.
C. Ngày 17 – 3 – 1960.
D. Ngày 17 – 4 – 1960.
Câu 10. “Đồng khởi” thắng lợi, đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng:
A. Sang thế phòng ngự chiến lược .
B. Sang phế phản công chiến lược.
C. Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Từ phòng ngự sang bạo động vũ trang.
Câu 11. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào:
A. Ngày 20 – 9 – 1960.
B. Ngày 20 – 10 – 1960.
C. Ngày 20 – 11 – 1960.
D. Ngày 20 – 12 – 1960.
Câu 12. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội được tổ chức vào:
A. Tháng 7 – 1960.
B. Tháng 8 – 1960.
C. Tháng 9 – 1960.
D. Tháng 10 – 1960.
Câu 13. Miền Bẳc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm:
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển công nghiệp nặng.
C. Đẩy mạnh phong trào hợp tác xã nông nghiệp.
D. Tạo dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH.
Câu 14. Ở miền Bắc giai đoạn 1961 – 1965, công nghiệp quốc doanh giừ vai trò:
A. Chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
B. Then chốt trong nền sản xuất công nghiệp.
C. Làm đòn bẩy cho nền kinh tế quốc dân.
D. Thúc đẩy sự phát triển nề kinh tế quốc dân.
Câu 15. Trong thời kì thực hiện Kế hoạch 5 năm (1960 – 1965), tỉ lệ số hộ nông dân vào hợp tác xã trên:
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 90%.
Câu 16. Âm mưu thâm độc nhất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” là:
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Câu 17. Lực lượng quân đội Sài Gòn đến cuối năm 1964, tăng lên:
A. 500.000 người.
B. 520.000 người.
C. 540.000 người.
D. 560.000 người.
Câu 18. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ – ngụy dự định dẫn 10 triệu dân vào:
A. 13.000 ấp chiến lược.
B. 14.000 ấp chiến lược,
C. 15.000 ấp chiến lược.
D. 16.000 ấp chiến lược.
Câu 19. Chiến thuật mới được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
B. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
D. “Bình định” toàn bộ Miền Nam.
Câu 20. Năm 1963, cuộc đấu tranh chính trị gây xúc động mạnh trong nhân dân là:
A. Biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8 – 5 – 1963).
B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối Diệm (11 – 6 – 1963).
C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16 – 6 – 1963).
D. Cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ anh em Diệm – Nhu (1-11-1963).
Câu 21. Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở:
A. Chiến thắng An Lão.
B. Chiến thắng Ba Gia.
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng Bình Giã.
Câu 22. Năm 1963, cuộc đấu tranh chính trị đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn là:
A. Biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8 – 5 – 1963).
B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đổi Diệm (11- 6 -1963).
C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16-6 – 1963).
D. Cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ anh em Diệm – Nhu (1-11-1963).
Câu 23. Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất) vào ngày:
A. Ngày 5 – 8 – 1964.
B. Ngày 1 – 2 – 1965.
C. Ngày 8 – 5 – 1964.
D. Ngày 2 – 1 – 1965.
Câu 24. Trong hơn 4 năm (1964 – 1968), miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy:
A. 3 223 máy bay của đế quốc Mĩ.
B. 3 233 máy bay của đế quốc Mĩ.
C. 3 243 máy bay của đế quốc Mĩ.
D. 3 253 máy bay của đế quốc Mĩ.
Câu 25. Trên toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước thể hiện sáng ngời chân lí:
A. “Không có gỉ quý hơn độc lập tự do”.
B. “Miền Nam gọi, miền Bắc sẵn sàng”.
C. “Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”.
D. “Tất cả cho tiền tuyến”.
Câu 26. Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào ngày:
A. Ngày 1 – 9 – 1968.
B. Ngày 1-10- 1968
C. Ngày 1 – 11 – 1968.
D.Ngày 1-12- 1968
Câu 27. Khẩu lệnh “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của
A. Nguyễn Văn Trỗi.
B. Nguyễn Viết Xuân
C. Tự vệ mỏ than Quảng Ninh.
D. 12 cô gái Đồng Lộc
Câu 28. Từ năm 1969 đến năm 1973, Mĩ thực hiện ở miền Nam chiến lược:
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hỏa chiến tranh.
Câu 29. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông từ:
A. Tháng 3 – 1959.
B. Tháng 4 – 1959.
C. Tháng 5 – 1959.
D. Tháng 6 – 1959.
Câu 30. Qua 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa hơn:
A. 300 000 cán bộ, bộ đội vào Nam.
B. 350 000 cán bộ. bộ đội vào Nam.
C. 400 000 cán bộ, bộ đội vào Nam.
D. 450 000 cán bộ. bộ đội vào Nam.
Câu 31. Trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ”, Mĩ sử dụng lực lượng nàolà chủ yếu để tiến hành chiến tranh?
A. Quân đội Mĩ.
B. Quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và các đồng minh.
D. Quân đội Mĩ và quân đội ngụy.
Câu 32. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp vào hai ngày:
A. 20 và 22 – 4 – 1970.
B. 22 và 23 – 4 – 1970.
C. 23 và 24 – 4 – 1970.
D. 24 và 25 – 4 -1970.
Câu 33. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời vào:
A.Ngày 6 – 6 – 1967.
B. Ngày 6 – 6 – 1968.
C. Ngày 6 – 6 – 1969.
D. Ngày 6 – 6 – 1970.
Câu 34. Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng vào ngày:
A. 10 – 3 – 1975.
B. 12 – 3 – 1975.
C. 14 – 3 – 1975.
D. 24 – 3 – 1975.
Câu 35. Địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung vào ngày:
A. Giải phóng Huế – Đà Nằng.
B. Giải phóng các tỉnh Nam Bộ.
C. Giải phóng Tam Kì – Quáng Ngãi.
D. Giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung.
Câu 37. Phòng tuyến Phan Rang của địch bị ta chọc thủng vào ngày:
A. 15 – 4 – 1975.
B. 16 – 4 – 1975.
C. 17 – 4 – 1975.
D. 18 – 4 – 1975.
Câu 38. Phòng tuyến Xuân Lộc của địch bị ta chọc thủng vào ngày:
A. 16 – 4 -1975.
B. 18 – 4 – 1975.
C. 21 – 4 – 1975.
D. 26 – 4 – 1975.
Câu 39. Tinh thần “đi nhanh đến, đảnh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của ta trong chiến dịch:
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Tất cả chiến dịch trên.
Câu 40. Chiến dịch Hồ Chí Mình bắt đầu vào:
A. 5 giờ chiều 20 – 4 – 1975.
B. 5 giờ chiều 23 – 4 – 1975.
C. 5 giờ chiều 24 – 4 – 1975.
D. 5 giờ chiều 26 – 4 – 1975.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 – C | 2 – D | 3 – B | 4 – A | 5 – D |
6 – B | 7 – C | 8 – D | 9 – A | 10 – C |
11 – D | 12 – C | 13 – B | 14 – A | 15 – D |
16 – A | 17 – D | 18 – D | 19 – B | 20 – B |
21 – C | 22 – C | 23 – B | 24 – C | 25 – A |
26 – C | 27 – B | 28 – D | 29 – C | 30 – A |
31 – B | 32 – D | 33 – C | 34 – D | 35 – C |
36 – A | 37 – B | 38 – C | 39 – C | 40 – D |
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn một chữ cái trưóc câu trả lời đúng:
Câu 1. Luận cương chính trị (1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do:
A. Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Trần Phú khởi thảo,
C. Nguyễn Văn Cừ khởi thảo.
D. Trường Chinh khởi thảo.
Câu 2. Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Đông Dương lúc đó đều thuộc địa của thực dân Pháp, Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là:
A. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộcề
B. Một cuộc chiến tranh giành độc lập.
C. Một cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
D. Một cuộc cách mạng dân chù tư sản.
Câu 3. Phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ từ năm 1929 trên cả ba miền và đến năm 1930 – 1931 đã phát triên tới đinh cao với sự ra đời của:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Các tổ chức quần chúng (Nông hội, Công hội…).
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 4. Tháng 3 – 1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở:
A. Ma Cao (Trung Quốc).
B. Hương Cảng (Trung Quốc),
C. Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
D. Pác Bó (Cao Bằng).
Câu 5. Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, đưa “dân nguyện” đã diễn ra, trong đó lực lượng đông đảo và hăng hái nhất là:
A. Công nhân và tiểu thương.
B. Học sinh, sinh viên,
C. Công nhân và nông dân.
D. Công chức, viên chức.
Câu 6. Nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói diễn ra vào năm:
A. Cuối năm 1941 đầu năm 1942.
B. Cuối năm 1942 đầu năm 1943.
C. Cuối năm 1943 đầu năm 1944.
D. Cuối năm 1944 đầu năm 1945.
Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 – 1954) quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi quyết định nhất là:
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).
B. Chiến dịch Biên Giới thu đông (1947).
C. Chiến dịch Hòa Bình (1952).
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 8. Mặt trận của Đảng ta xây dựng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ miền Nam là:
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 9.Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hai lần đó nằm trong các chiến lược:
A. Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh Việt Nam hóa.
B. Chiến tranh đơn phương và Chiến tranh cục bộ.
C. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh Việt Nam hóa.
D. Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt.
Câu 10. Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong chiến dịch lịch sử nào ?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
C. Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 – B | 2 – C | 3 – B | 4 – A | 5 – C |
6 – D | 7 – D | 8 – C | 9 – C | 10 – B |
11 – A | 12 – B | 13 – C | 14 – D | 15 – B |
16 – C | 17 – D | 18 – C | 19 – B | 20 – A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Sách lược của Đảng và Chính phủ trong hai thời kì trước và sau ngày 6 – 3 – 1946 có gì khác nhau? Tại sao lại cỏ sự khác nhau đó?
Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù. Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, đó là:
+ Trước ngày 6 – 3 – 1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Sau ngày 6 – 3 – 1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc
Sỡ dĩ có sự khác nhau đó vì:
+ Trước ngày 6 – 3 – 1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếuể
+ Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp, Tưởng kí Hiệp uớc Hoa – Pháp vào 28 – 2 – 1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam, không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để thay Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật.
+ Tình hình đó, đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi nhanh Tưởng ra khỏi miền Bắc.
2. Đảng và Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc vào ngày 19- 12 – 1946, vì:
Sau ngày kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946).
+ Ta thực hiện đầy đủ những điều khoản đã kí kết
+ Thực dân Pháp ngang nhiên xé bỏ Hiệp định và Tạm ước: ngày 20 – 11 – 1946 chúng đánh chiếm một sổ vị trí quan trọng ở Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở Lạng Sơn. Tháng 12-1946, Pháp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún (Hà Nội). Đặc biệt, ngày 18 – 12 – 1946, chúng gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Trước hành động của thực dân Pháp, nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên cầm vũ khí chống thực dân Pháp.
Đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tích Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
ĐỀ SỐ 3
1. Căn cứ vào tình hình nào Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Mình?
2. Nêu những điểm khác nhau cơ bàn giữa Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 – 7 – 1954) để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?
3. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi cita cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. * Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết là vì:
- Thế giới:
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước sang năm thứ ba, sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chuẩn bị chiến tranh Thái Bình Dương.
- Trong nước:
+ Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng.
+ Nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Pháp – Nhật phát triển gay gắt. Vận mệnh các dân tộc Đông Dương nguy vong hơn bao giờ hết.
+ Nhân dân Đông Dương ngày càng cách mạng hóa. Nhiều cuộc đấu tran đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9 – 1940) Nam Kì (11 – 1940 và cuộc binh biến Đô Lương (1 – 1941).
- Trước tình hình thế gịới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28- 1 – 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, sau đó người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, họp từ ngày 10 đến 19 – 5 – 1941 tại Pác Bó (Ca Bằng) chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
* Căn cử để thành lập Mặt trận Việt Minh:
- Thế giới: Tình hình đang có những biến chuyển sâu sắc, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Lúc đó tính chất của chiến tranh thay đổi. Trên thẻ giới dần dần hình thành 2 trận tuyến: một bên là lực lưọng dân chủ do Liên Xó đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông Dương là một bộ phận của mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới.
- Trong nước:
+ Mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với phát xít, đế quốc Nhật – Pháp là mâu thuẫn chủ yếu nhất, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương.
+ Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước Đông Dương, cần phải đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước. Vì vậy mỗi nước cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng.
Ở Việt Nam đã thành lập mặt trận lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
2. Nêu điểm khúc nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) với Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 – 7 – 1954) đế thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao?
+ Điểm khác nhau cơ bản: Trong Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946), Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, nằm trong Liện hiệp Pháp và trong Liên bang Đông Dương. Còn trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (21 – 7 – 1954 ). Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương.
+ Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản đó. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hoá kẻ thù. Còn trong khi kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
+ So với Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của ta.
3. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954):
Đối với dân tộc:
+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
+ Miền Bắc được giải phóng chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đối với thế giới:
+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược nô dịch của chù nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi:
+ Có sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương vũng chắc.
+ Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự giúp đỡ đồng tình, ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
ĐỀ SỐ 4
1. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) của ta là gì ?
2. Lập bảng các niên đại và sự kiện có ý nghĩa thắng lợi chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự , chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến đông xuân 1953 – 1954.
3. Trước âm mưu và hành động của Pháp ta có chủ trương và kế hoạch gì trong đông xuân 1953 – 1954?
4. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những vấn đề gì?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
1. Ý nghĩa lịch sử của Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930)?
2. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 12 – 9 – 1946 như thế nào? Thắng lợi của chủ trương đó?
3. Vì sao, Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. Ý nghĩa lịch sử của Xô viết Nghệ – Tĩnh (1930)?
– Với sự xuất hiện và hoạt động của chính quyền Xô viết, lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện tại Nghệ – Tĩnh, đánh dấu phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao. Phong trào đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của khối liên minh công – nông, của nhân dân lao động Việt Nam trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
– Xô viết Nghệ – Tĩnh, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã chứng minh đường lối cách mạng của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn, được nhân dân ủng hộ. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này.
2. Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” được Đảng, Chỉnlí phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong thời gian từ tháng 9 – 1945 đến trước ngày 12 – 9 – 1946 như thế nào? Thắng lợi của chủ trương dó?
Chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”:
+ Từ tháng 9 – 1945 đến trước 6 – 3 – 1946, thực hiện việc nhân nhượng với Tưởng: Nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc; chấp nhận cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghe trong Chính phủ; nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” mất giá trị của Tưởng; Đảng phải lãnh đạo chính quyền; Hồ Chí Minh phải đứng đầu Chính phủ; độc lập, chủ quyền của đất nước phải được tôn trọng; kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.
+ Từ 6 – 3 – 1946 đến trước 19 – 12 – 1946, thực hiện việc hòa với Pháp để đuổi quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28 – 02 – 1946, Pháp – Tưởng kí hòa ước Hoa – Pháp. Theo hòa ước này, Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra khỏi miền Bắc cònTưởng giải giáp phát xít Nhật, nhưng thực tế mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta. Trước tình hình đó ta chủ động, hòa hoãn với Pháp để gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Ta hòa với Pháp bằng việc kí Hiệp định So bộ (6 – 3) và Tạm ước (14 – 9 – 1946).
Thắng lợi của chủ trương đó:
+ Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự sáng suốt, tài tình, khôn khéo, đưa nhân dân ta vượt qua những thử thách to lớn lúc đó và sẵn sàng tiến vào cuộc chiến đấu mà ta chắc chắn không thể tránh khỏi.
+ Tránh được cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù, trong khi lực lượng của ta còn yếu.
3. Vì sao, Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
– Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vì:
Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương để quyết chiến chiến lược với ta. Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Na-va.
Do đó, có đập tan được tập đoàn cứ điểm này thì mới làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va.
Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
+ Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra quyết tâm và cách đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo, có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta.
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
+ Đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của Pháp và Mĩ.
+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh: ta có điều kiện để giành thắng lợi hoàn tòàn, địch có nguy cơ bị tiêu diệt và thất bại.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao, khiến cho Pháp – Mĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc chúng phải đàm phán với ta và kí kết hiệp định Giơnevơ.
+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩ đế quốc giải phóng dân tộc.
+ Báo hiệu sự mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thị Trấn Sông Mã. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Linh Đông
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Việt
Chúc các em học tốt!