Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trại Cau

TRƯỜNG THPT TRẠI CAU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

Câu 2. Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc ? Theo em, hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng này là gì?

Câu 3. Nêu những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Tại sao nói, cuộc khủng hoảng này dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.

Nội dung

+  Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+  Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống. . .

+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

Ý nghĩa

+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu á.

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc ? Theo em, hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng này là gì?

Nguyên nhân: Ngày 9.5.1911, Chính quyền Mãn Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho các nước đế quốc...

Diễn biến:

- 10.10.1911, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó nhanh chóng lan rộng....

- Ngày 29.12.1911, thành lập Trung Hoa Dân Quốc...

- 2.1912, cách mạng kết thúc.

Ý nghĩa:  Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.......

Hạn chế:

- Không nêu vẫn đề đánh đuổi đế quốc....

- Không giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Hạn chế lớn nhất: Không nêu vẫn đề  đánh đuổi đế quốc.

Câu 3: Nêu những nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Tại sao nói, cuộc khủng hoảng này dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Nguyên nhân : Sản xuất ồ ạt....

Diễn biến: Bắt đầu từ nước Mĩ vào tháng 10.1929.....

Hậu quả: Nặng nề về kinh tế, xã hội, chính trị

Làm xuất hiện hai khối đế quốc đối lập.....

Tại sao từ cuộc khủng hoảng lại dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới: Từ cuộc khủng hoảng làm xuất hiện hai khối đế quốc đối lập......

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trình bày tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi Pháp xâm lược ? Đặt Việt Nam trong bối cảnh chung của châu Á và thế giới em có suy nghĩ gì?

Câu 2. Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương. Chiếu Cần vương được ban ra có tác dụng gì đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?

Câu 3. Trình bày hiểu biết của em về một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau:

Cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Địa bàn

Hoạt động nổi bật

Kết quả - ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là

A. Thực dân Pháp còn mạnh                                           

B. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhất

C. Chưa có đường lối rõ ràng                                          

D. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước

Câu 2. Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương

A. Ba đình                         

B. Bãi sậy                         

C. Hương khê                 

D. Yên thế

Câu 3. Chọn câu đúng nhất: Mục đích Pháp xâm lược Việt nam

A. Biến VN thành thuộc địa.                                           

B. Khi thác tài nguyên .

C. Làm bàn đạp xâm lược Lào và Căm pu chia              

D. Chiếm đất Việt nam lập các đồn điền

Câu 4. Tướng giặc bị giết chết ở trận Cầu giấy lần thứ nhất là:

A. Đuy- puy                      

B. Gac- ni- ê                     

C. Ri- vi- e                  

D. Hác- măng

Câu 5. Hiệp ước Giáp Tuất được ký năm:

A. 1864                 

B. 1862                        

C. 1874               

D. 1784

Câu 6. Sau khi không chiếm được Đà nẵng, Pháp chuyển quân vào đấnh Gia định nhằm:

A. Làm bàn đạp xâm lược Căm pu chia

B. Chiếm vựa lúa Nam bộ, gây khó khăn cho nhà Nguyễn

C. Nhằm cô lập 3 tỉnh Miền Tây nam kỳ                

D. Gia định là nơi giàu có

Câu 7. Tính đến 1858 Việt nam là một nước

A. Là nước thuộc địa                                              

B. Là nước phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài

C. là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến            

D. Theo chế độ quân chủ , có độc lập chủ quyền

Câu 8. Pháp tấn công Gia định lần thứ nhất năm

A. 1860                  

B. 1861                    

C. 1859                   

D. 1862

Câu 9. Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt nam:

A. 1.9.1858               

B. 11.8.1858              

C. 31.8.1858   

D. 3.8.1858

Câu 10. Thời kỳ đầu phong trào Cần vương lãnh đạo trực tiếp là:

A. các thủ lĩnh nông dân                                                 

B. Phan Đình Phùng

C. Các sỹ phu, văn thân                                                   

D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

 ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Sự kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công.

A. Đà Nẵng có cảng nước sâu thuyền bè dễ ra vào

B. Ở Đà Nẵng có giáo dân theo Công Giáo, chúng hi vọng được giáo dân ủng hộ.

C. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều đình Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc cuộc xâm lược Việt Nam.

D. Chiếm được Đà Nẵng, triều đình Huế sẽ nhanh chóng đầu hàng

Câu 2. Sáng ngày 01/09/1858, diễn ra sự kiện nào sau đây.

A. Pháp - Tây Ban Nha kéo quân vào khiêu khích Việt Nam

B. Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đã Nẵng

C. Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Gia Định

D. Pháp - Tây Ban Nha rút khỏi bán đảo Sơn Trà

Câu 3. Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc.

A. '' Bế quan tỏa cảng ''                              B. '' Cấm đạo ''

C. '' Đối ngoại ''                                          D. '' Cấm khai khẩn đất hoang ''

Câu 4. Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

A. Sa sút                                                     B. Có bước phát triển

C. Nhà Nguyễn nắm độc quyền                 D. Ruộng đất được chia cho người dân

Câu 5. Sau hiệp ước Hác măng và Patơnốt, để bóc lột Việt Nam Pháp đã làm gì?

A. Đàn áp phong trào Cần Vương

B. Thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Trung Kì

C. Thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền ở Bắc và Trung kì

D. Tìm cách tiêu diệt Tôn Thất Thuyết

Câu 6. Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

A. Công nghiệp Việt Nam không phát triển

B. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn

C. Chính sách cấm đạo

D. Nông nghiệp không phát triển

Câu 7. Phan Bội Châu là người sinh ra ở đâu?

A. Nghệ An                        B. Quảng Nam                        C. Sài Gòn                  D. Đà Nẵng

Câu 8. Nguyên nhân nào sau đây không phải là mục tiêu tấn công Gia Định của Pháp?

A. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng

B. Làm chủ Gia Định sẽ dễ dàng tấn công sang Campuchia

C. Chiếm được Gia Định Pháp sẽ cắt được nguồn tiếp tế lương thực của triều Nguyễn và làm chủ lưu vực sông Mê Kông

D. Gia Định là nơi tập trung quân của triều đình Huế

Câu 9. Ngày 13/07/1885 diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

B. Cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết tại kinh thành Huế bị thất bại

C. Tôn Thất Thuyết tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế

D. Vua Hàm Nghi bị Pháp lưu đầy sang Angiêri.

Câu 10. Phong trào Đông Du tan rã là do:

A. Pháp - Nhật cấu kết trục xuất lưu học sinh Việt Nam

B. Phan Bội Châu muốn về học tập theo cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

C. Pháp đàn áp

D. Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

D

B

B

A

C

B

A

D

A

A

A

B

C

C

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

C

A

B

D

A

D

A

D

C

A

B

A

A

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm

A. Biến Việt Nam thành thuộc địa.

B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh.

C. Hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á.

D. Giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.

Câu 2: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?

A. Hội Duy Tân.                                            

B. Phong trào Đông Du.

C. Phong trào Duy Tân.                                 

D. Việt Nam Quang phục hội

Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa:

A. Có vị trí địa lí thuận lợi

B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội

C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng

D. Cả 3 đều đúng

Câu 4: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn

B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam

C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào

D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu           

Câu 6: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản.     

B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.

C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.                  

D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 7: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.                          

B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.                  

D. Vì bị sự quản lý chặt chẻ của thực dân Pháp.

Câu 8: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?

A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ       

B. Không tán thành con đường cứu nước của họ

C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ

D. Tán thành con đường cứu nước của họ.

Câu 9: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?

A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo.

B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.

C. Hình thành cao trào cách mạng.

D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng.

Câu 10: Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ

A. Đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.

B. Cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.

C. Cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.

D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 28 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1: Trắc nghiệm

1A

2C

3D

4D

5C

6C

7C

8C

9B

10D

11B

12C

13D

14A

15B

16D

17C

18C

19D

20D

21D

22C

23C

24C

25C

Phần 2: Tự luận

Câu 1:

a. Những chính sách khai thác của thực dân Pháp về kinh tế:

+ Nông nghiệp :  Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.

+ Công nghiệp : Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số nghành khác như xi măng, điện nước…

+ Thương nghiệp : độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.

 + Giao thông vận tải : xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.

b. Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

+ Tích cực: So với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.

+ Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đát; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Câu 2:

*Phong trào Đông Du

- Nguyên nhân: Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).

- Nét chính hoạt động của phong trào Đông du.

+ Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học đã lên tới 200 người.

+ Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật – Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

Câu 3:

*Hành động :

- Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa Hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi vua

- Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu.

*Nhận xét :

Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trại Cau. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?