TRƯỜNG THPT CẦN QUAN | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 -1907 là
A. dân chủ tư sản.
B. dân chủ cộng hòa.
C. quân chủ lập hiến.
D. quân chủ chuyên chế.
Câu 2. Bốn nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm
A. Nga, U-crai-na, Lítva và ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, U-crai-na , Bê-lô-rút-xi-a và ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Ác-mê-ni và ngoại Cáp-ca-dơ.
D. Nga, U-crai-na, Ta-kix-tan và ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 3. Năm 1933, thành tựu đối ngoại nổi bật mà Liên Xô đạt được là
A. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B. Iran công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
C. Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. Mông Cổ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
Câu 4. Phe Liên minh trong chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) gồm
A.Đức, Áo–Hung, Italia.
B. Anh, Pháp, Nga.
C.Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia.
Câu 5. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới vì đã
A.đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
B.chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc suy yếu và thất bại hoàn toàn.
C.khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành hệ tư tưởng thế giới.
D.đưa đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Câu 6. Thực chất của Chính sách kinh tế mới do Lê- nin đề xướng ( 3/1921) là
A. coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồi và phát triển sản xuất.
B. kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tập trung cho sản xuất lớn.
C. chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt sang nền kinh tế hàng hóa nhiều hành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
D. chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước sang nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt.
Câu 7. Ý nghĩa lớn nhất đối với Nga khi thực hiện thành công chính sách kinh tế mới là gì?
A. Phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi nhân dân.
B. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
C. Chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng.
D. Chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại cách mạng.
Câu 8. Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX vì
A.có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng ít thuộc địa.
B.có lực lượng quân đội trung thành.
C.có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.
D.tự tin có thể chiến thắng các đế quốc.
Câu 9. Trên tờ báo “Sự thật”, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”.
Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Phiden Catxtro.
B. Lê-nin
C. Mao Trạch Đông.
D. Các Mác.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa Cách mạng dân chủ tư sản (1905 - 1907) và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. đánh đổ chế độ Nga hoàng.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến. xoá bỏ tàn tích phong kiến.
D. đánh bại chế độ Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên Cách mạng tháng Mười.
Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước?
A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
C. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn
Câu 12. Dựa vào bảng thống kê về sản lượng một số sản phẩm kinh tế của nước Nga (1921-1923)
Hãy lựa chọn nhận xét đúng nhất về kết quả thực hiện Chính sách kinh tế mới ở nước Nga.
A. Một số ngành kinh tế có bước phát triển mạnh.
B. Chỉ tập trung phát triển vào một số ngành kinh tế.
C. Sự phát triển giữa các ngành kinh tế không đồng đều.
D. Nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.
Câu 13. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A.Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
B.Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
C.Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước.
D.Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn có sự kiểm soát của nhà nước.
Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921- 1941
A. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn
B. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế
C. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc
D. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc.
Câu 15. Từ sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
A.Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
B.Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
C.Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
D.Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Câu 16: Sự kiện nào xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) đã tác động tích cực đến phong trào giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Mĩ chính thức tham chiến
B. Nước Pháp tham chiến
C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện
D.Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga
B.PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Lập bảng thống kê các đặc điểm của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga theo các nội dung sau: Nhiệm vụ, lãnh đạo, kết quả, tính chất.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918).
Câu 3: “Giống như mặt trời chói lọi,………….chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghiã to lớn và sâu xa như thế.”( Hồ Chí Minh).
Với nhận định trên, Hồ Chí Minh muốn khẳng định tầm vóc và giá trị to lớn của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
D | B | A | A | D | C | B | A | B | C | C | D | C | A | D | D |
Phần tự luận:
Câu 1: Bảng hệ thống kê đặc điểm của cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917
Nội dung | Cách mạng tháng Hai |
Nhiệm vụ | Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng |
Lãnh đạo | Đảng Bôn- sê- vích Nga (Đảng của giai cấp vô sản) |
Kết quả | - Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. - Xô- viết đại biểu công- nông và binh lính được thành lập - Giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước cộng hòa. |
Tính chất | Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới |
Câu 2: Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất:
*Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa:Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của CNTB cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, nhất là vấn đề thuộc địa
- Duyên cớ: Vụ ám sát Thái tử Áo – Hung tại Bô-xni-a ngày 28- 6-1914
*Kết cục:
- Kết quả: Phe Hiệp ước giành thắng lợi
- Hậu quả:
+Gây ra những hậu quả nặng nề đối với nhân loại: 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu kiệt quệ, bản đồ chính trị thế giới bị chia lại.
+Chiến tranh đem lại quyền lợi cho các nước thắng trận, đặc biệt là Mĩ.
-Hệ quả: Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 3: * Hồ Chí Minh muốn khẳng định tầm vóc và giá trị to lớn của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
*Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến Việt Nam: Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: “ con đường cách mạng vô sản” mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
ĐỀ SỐ 2
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. tình hình chính trị, xã hội ổn định.
B. các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.
C. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
D. nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới.
Câu 2. Trong những năm 1922 – 1925, những cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?
A. Đức, Anh, Italia, Pháp, Trung Quốc.
B. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản.
C. Đức, Anh, Italia, Pháp, Bồ Đào Nha.
D. Đức, Anh, Italia, Pháp,Tây Ban Nha.
Câu 3. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước để quốc ở châu Âu cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. căng thẳng, đối đầu nhau.
B. hợp tác cùng phát triển.
C. hòa hoãn.
D. bình thường.
Câu 4. Phe Hiệp ước trong chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) gồm
A.Đức, Áo–Hung, Italia.
B. Anh, Pháp, Nga.
C.Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia.
Câu 5. Vì sao ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Ngày cách mạng cùng nổ
B. Ngày cách mạng thắng lợi ở thủ đô Pêtơrôgrat
C. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
D. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản
Câu 6. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập dựa trên cơ sở nào?
A. Dựa vào sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài.
B. Hợp tác kinh tế giữa các dân tộc sống trên đất nước Nga.
C. Dựa trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của toàn thể các dân tộc Nga.
D. Liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 7. Cơ sở nào quyết định dẫn đến việc thành lập phe Hiệp ước ?
A.Các nước thỏa thuận việc tấn công phe Liên Minh.
B.Các nước thỏa thuận việc đánh bại phe Liên Minh.
C.Các nước nhân nhượng lẫn nhau để kí các bản hiệp ước tay ba.
D. Các nước nhân nhượng lẫn nhau để kí các bản hiệp ước tay đôi.
Câu 8. Vì sao đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện các đế quốc "già" và đế quốc "trẻ"?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản.
C .Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933).
Câu 9. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Trần Phú.
C. Lê Hồng Phong .
D. Nguyễn Thị Minh Khai.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa Cách mạng dân chủ tư sản (1905 - 1907) và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. đánh đổ chế độ Nga hoàng.
B. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản.
C. đánh đổ chế độ phong kiến. xoá bỏ tàn tích phong kiến.
D. đánh bại chế độ Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên Cách mạng tháng Mười.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 19 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần trắc nghiệm:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
C | B | A | B | B | D | D | B | A | C | D | D | C | B | D | B |
ĐỀ SỐ 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trước tình hình Đông Nam Á cuối TK XIX, các nước thực dân phương Tây đã có hành động gì?
A. Thăm dò xâm lược.
B. Đầu tư vào Đông Nam Á.
C. Mở rộng và hoàn thành xâm lược.
D. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
Câu 2: Cơ sở nào quyết định dẫn đến việc thành lập phe Hiệp ước ?
A. Các nước nhân nhượng lẫn nhau để bảo vệ thuộc địa.
B. Các nước nhân nhượng lẫn nhau để kí các bản hiệp ước tay ba.
C. Các nước thỏa thuận việc tấn công phe Liên Minh.
D. Các nước thỏa thuận việc đánh bại phe Liên Minh.
Câu 3: Phong trào cải cách diễn ra ở Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là
A. phong trào Ngũ Tứ.
B. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
C. khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
D. cuộc vận động Duy Tân.
Câu 4: Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?
A. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.
B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.
C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.
D. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.
Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Bru nây.
B. Xiêm.
C. Mã lai.
D. Xin ga po.
Câu 6: Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là
A. Bét-tô -ven.
B. Mô-da.
C. Trai-cốp-xki.
D. Pi-cát-xô.
Câu 7: Người khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là
A. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu.
B. Tôn Trung Sơn và Khang Hữu Vi.
C. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi .
D. Từ hi thái hậu và Tôn Trung Sơn.
Câu 8: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?
A. Nông dân.
B. Thợ thủ công.
C. Tư sản.
D. Công nhân.
Câu 9: Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa ở Campuchia bùng nổ là do
A. giai cấp phong kiến cấu kết với thực dân Pháp.
B. ách áp bức nặng nề của chế độ phong kiến.
C. ách thống trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp.
D. nhân dân bất bình với hoàng tộc.
Câu 10: Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX vì
A. có lực lượng quân đội trung thành.
B. tự tin có thể chiến thắng các đế quốc.
C. có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng ít thuộc địa.
D. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần trắc nghiệm:
1 | C | 9 | C | 17 | A |
2 | A | 10 | C | 18 | D |
3 | D | 11 | B | 19 | D |
4 | A | 12 | A | 20 | A |
5 | B | 13 | D | 21 | A |
6 | A | 14 | B | 22 | C |
7 | C | 15 | B | 23 | C |
8 | A | 16 | B | 24 | C |
ĐỀ SỐ 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 . Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
A. Giáo dục.
B. Quân sự.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
Câu 2. Trong Đảng Quốc đại, Tilắc là thủ lĩnh của phái
A. Lập hiến.
B. Ôn hòa.
C. Cấp tiến .
D. Cộng hòa.
Câu 3: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 4. Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX là
A. Tôn Trung Sơn.
B. Hồng Tú Toàn.
C. Khang Hữu Vi.
D. Lương Khải Siêu.
Câu 5: Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?
A. Khởi nghĩa Pha ca đuốc.
B. Khởi nghĩa Chậu Pa chay.
C. Khởi nghĩa Pu côm bô.
D. Khởi nghĩa Ong kẹo.
Câu 7.Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm
A.Đức, Áo–Hung, Italia.
B. Anh, Pháp, Nga.
C.Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia
Câu 8: Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vích-to Huy-gô là
A. "Những người khốn khổ".
B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".
C."Chiến tranh và hòa bình".
D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".
Câu 9. Tại sao cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền.
B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.
C. Vấn đề ruộng đất của nông dân đã được giải quyết.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
Câu 10.Vì sao Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái?
A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.
D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
A | C | A | A | B | A | A | C | A | C | B | B | D | A | C | D | D | D | B | C | D | B | D | D |
ĐỀ SỐ 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 . Tính chất của cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A. Cách mạng vô sản.
B. Cách mạng tư sản triệt để.
C. Chiến tranh đế quốc.
D. Cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 2. Chủ trương, biện pháp của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905) là gì?
A. Ôn hòa.
B. Cải cách.
C. Cực đoan.
D. Bạo lực.
Câu 3: Lực lượng tham gia tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là
A.công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ, đại biểu công-nông.
B.nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ, đại biểu công-nông.
C.công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ.
D. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ, đại biểu công-nông.
Câu 4. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á là
A. góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.
B. góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
C. góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã lai.
B. Xiêm.
C. Bru nây.
D. Xin ga po.
Câu 6. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Campuchia trong những năm 1861 – 1892 là
A. Acha Xoa
B. Pucômbô
C. Commađam
D. Sivôtha
Câu 7. Trong những năm 1890-1907, phe Hiệp ước thành lập gồm
A.Đức, Áo–Hung, Italia.
B. Anh, Pháp, Nga.
C.Anh, Đức, Italia.
D. Pháp, Áo-Hung, Italia
Câu 8: Lê- nin đã đánh giá các tác phẩm của ai như “ tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” ?
A. Lép-tôn-xtôi
B.Vích-to Huy-gô.
C. Lỗ Tấn.
D. Mác Tuên.
Câu 9. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ vì
A. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
D. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
Câu 10. Sự thành lập Đảng Quốc đại ( 1885) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh.
B. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu.
C. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị.
D. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
D | A | D | C | B | D | B | A | D | D | B | B | C | D | C | B | D | A | A | C | B | A | D | D |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Cần Quan. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Văn Lan
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Hoàng Diệu
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Quang Khải
Chúc các em học tốt!