Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Bắc Hải có đáp án

TRƯỜNG THCS BẮC HẢI

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian làm bài: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm): 

          Một thuyền đánh cá chuyển động ngược dòng nước làm rớt một cái phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chuyển động thêm 30 phút nữa thì mới quay lại và gặp phao tại nơi cách chỗ làm rớt 5km. Tìm vận tốc dòng nước biết vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi.

Câu 2 (2,5 điểm): 

1. Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm. Cho khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3; D2 =0,8g/cm3.

  1. Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu?
  2. Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dài
    L = 20cm; tiết diện S’ = 10cm2.

2. Diện tích của Pittông trong một sy lanh là S = 30cm2. Khi khí cháy sinh ra áp suất p = 5.106 N/m2 đẩy pittông chuyển động một đoạn 8cm. Tính công của khí cháy sinh ra.

Câu 3 (2,0 điểm): 

Cho hình vẽ, AB là một thanh đồng chất có khối lượng 2 kg đang ở trạng thái cân bằng. Mỗi ròng rọc có khối lượng 0,5 kg. Biết đầu A được gắn vào một bản lề, mB = 5,5 kg, mC = 10 kg và AC = 20 cm, ta thấy thanh AB cân bằng. Tìm độ dài của thanh AB.

Câu 4 (2,5 điểm): 

Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 450C. Khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 100C so với nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là C1 = 900J/(kg.K) và C2 = 4200J/(kg.K). Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác.

Câu 5 (1,0 điểm): 

Một ô tô khi chuyển động đều trên đoạn đường chiều dài AB = 10km với vận tốc v1 = 60km/h thì tiêu thụ hết V1 = 0,9 lít xăng. Nếu ôtô này chạy trên đoạn đường CD = 10km khó đi hơn, có lực cản tăng thêm 20% thì ôtô chạy với vận tốc nào và tiêu thụ bao nhiêu lít xăng? Cho rằng hiệu suất của động cơ ôtô khi đi trên đoạn CD chỉ bằng 90% khi đi trên đoạn AB còn công suất của động cơ sinh ra không đổi.

 

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

2 điểm

Gọi A  là điểm làm rớt phao. v1 , v2 là vận tốc của thuyền và vận tốc của nước.

Trong 30ph thuyền đã đi được quãng đường:

        S1 = 0,5.(v1 – v2)

Trong thời gian đó, phao trôi theo dòng nước một đoạn:

         S2 = 0,5.v2.

 

 

 

 

 

 

0,25

Sau đó thuyền và phao chuyển động trong thời gian t và gặp nhau tại C:

         S’1 = (v1 + v2).t

         S’2 = v2. t.

0,25

Theo bài ra ta có các phương trình sau:

    S2 + S’2 = 5  hay  0,5v2 + v2.t = 5              (1)

\( \Rightarrow L = \frac{{{D_1}}}{{{D_2}}}..h\)

0,5

Mặt khác: S’1 – S1 = 5

     (v1 + v2).t - 0,5.(v1 – v2) = 5             (2)

0,5

Từ (1) và (2) ta có: v2 = 5km/h

\({V_0} = \frac{{{D_1}}}{{{D_2}}}.(S - S').h\)

0,5

Câu 2:

2,5 điểm

  1. Khi thanh cân bằng ta có:

P = FA

  • 10.D2 .S’. L = 10.D1.(S – S’).h

      (1)

 

 

0,25

Khi nhần chìm thanh trong nước thì thể tích nước dâng lên bằng thể tích thanh.

  1.  

Từ (1) và (2) ta có :  

 

 

 

0,25

Lúc đo mực nước dâng lên một đoạn:

\(\Delta h = \frac{{{V_0}}}{{S - S'}} = \frac{{{D_1}}}{{{D_2}}}.h = 10cm\)

 

 

0,25

  1. Chiều cao cột nước trong bình lúc này là:

H’ = H + = 25 cm.

 

0,25

  1. Từ điều kiện cân bằng ta tìm được chiều dài thanh chìm trong nước: P = FA

   

Khi đó chiều cao thanh nổi trong nước là:

\( \Rightarrow {h_c} = \frac{{{D_2}}}{{{D_1}}}L = 16cm\)

Khi nhấn chìm thanh một đoạn x thì mức nước trong bình dâng một đoạn y: 4cm

Ta có:  

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x + y = 4}\\
{xS' = (S - S').y}
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 8/3cm}\\
{y = 4/3cm}
\end{array}} \right.\)

 

 

 

0,25

 

 

0,25

Lực tác dụng lên thanh thay đổi từ 0 tới

Fa = 10.D1.S’hn  = 0,4N

0,25

Công thực hiện để nhấn chìm thanh hoàn toàn là:

\(A = \frac{{{F_A}}}{2}.x = 0,0053J\)  = 5,3.10-3J.

 

0,25

  1. Công của khí khi cháy sinh ra là :

A = F. x = p.S.x= 5.106.30.10-4.0,08 = 1200 J

 

0,5

Câu 3:

(2điểm)

Phân tích và biểu diễn các lực đúng như hình vẽ.

 

0,5

Dựa vào hình vẽ ta có lực tác dụng vào đầu B là:

\(F = \frac{{{P_B} + {P_{RR}}}}{2} = \frac{{10.(5,5 + 0,5)}}{2} = 30\;(N)\)

 

 

0,5

Khi thanh AB thăng bằng ta có:

PC . AC + PAB . AG = F . AB

Mà AG=AB/2 (G là trọng tâm của AB)

 

 

 

0,5


\( \Rightarrow 10.10.0,2 + 10.2.\frac{{AB}}{2} = 30.AB\)

=> 20 + 10.AB = 30.AB

=> 20.AB = 20 Þ AB = 1(m).

Vậy thanh AB có chiều dài 1m

 

 

0,5

Câu 4:

(2,5 điểm)

 Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ nhất, nhiệt độ cân bằng của hệ là t ta có:

           mC1 (t – t1) = mC2(t­2 – t)    (1)

 

 

Mà t = t2 – 9, t1 = 230C, C1 =900J/(kg.K), C2 = 4200 J/(kg.K)

 (1) \(\begin{array}{l}
 \Leftrightarrow 900({t_2} - 9 - 23) = 4200({t_2} - {t_2} - 9)\\
 \Leftrightarrow 900({t_2} - 32) = 4200.9\\
 \Rightarrow {t_2} = {74^0}C\\
t = 74 - 9 = {65^0}C
\end{array}\)

 

0,75

Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ cân bằng của hệ là , ta có:

\({\rm{2mC}}\left( {{\rm{t'}}--{{\rm{t}}_{\rm{3}}}} \right) = \left( {{\rm{m}}{{\rm{C}}_{\rm{1}}} + {\rm{m}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}} \right)\left( {{\rm{t}}--{\rm{ t'}}} \right)\;\;\) (2)

(C là nhiệt dung của chất lỏng đổ thêm vào). 

 

0,75

\(\begin{array}{l}
t' = t - 10 = 65 - 10 = {55^0}C,{t_3} = {45^0}C\\
 \Leftrightarrow 2C(55 - 45) = (900 + 4200)(65 - 55)\\
 \Rightarrow C = \frac{{5100}}{2} = 2550J/(kg.K)
\end{array}\)

Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng đổ thêm vào là:

 C = 2550J/(kg.K)

 

1,0

Câu 5:

1 điểm

Hiệu suất trên đoạn AB và CD là:

\({H_1} = \frac{{F.S}}{{10.D.{V_1}q}};{H_2} = \frac{{1,2F.S}}{{10.D.{V_2}q}}\)

Theo bài ra ta có:  H2 = 0,9 H1  V2 = 1,2 lít

 

 

0,5

Công suất của động cơ không đổi:

P = F.v1 = 1,2F.v2

\( \Rightarrow {v_2} = \frac{{{v_1}}}{{1,2}} = \frac{{60}}{{1,2}} = 50\)km/h

 

 

0,5

 

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: ( 2 điểm)  Lúc 6 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách thành phố A : 114 Km với vận tốc 18Km/h. Lúc 7h , một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 30Km/h .

1. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách A bao nhiêu Km ?

2. Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7h . Hỏi :

a. Vận tốc của người đó .

b. Người đó đi theo hướng nào ?

c. Điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu Km ?

Câu 2: (2 điểm ) Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm3 và khối lượng 9,850kg  tạo bởi bạc và thiếc . Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó , biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m3, của thiếc là 2700 kg/m3 . Nếu :

a. Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc

b. Thể tích của hợp kim bằng  95% tổng thể tích của bạc và thiếc .

Câu 3. ( 3 điểm)  Một bình thông nhau hình chữ U tiết diên đều S = 6 cm2 chứa nước có trọng lượng riêng d0 =10 000 N/m3 đến nửa chiều cao của mỗi nhánh .

a. Người ta đổ vào nhánh trái một lượng dầu có trọng lượng riêng d = 8000 N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa  hai mực chất lỏng trong hai nhánh chênh lệch nhau một đoạn 10 cm.Tìm khối lượng dầu đã rót vào ?

b. Nếu rót thêm vào nhánh trái một chất lỏng có trọng lượng riêng d1 với chiều cao 5cm thì mực chất lỏng trong nhánh trái ngang bằng miệng ống . Tìm chiều dài mỗi nhánh chữ U và trọng lượng riêng d1 Biết mực chất lỏng ở nhánh phải bằng với mặt phân cách giữa dầu và chất lỏng mới đổ vào ?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4 điểm) Một vận động viên bơi xuất phát tại điểm A trên sông bơi xuôi dòng. Cùng thời điểm đó tại A thả một quả bóng. Vận động viên bơi đến B cách A  1,5km thì bơi quay lại, hết 20 phút thì gặp quả bóng tại C cách B 900m. Vận tốc bơi so với nước là không đổi.

     a) Tính vận tốc của nước và vận tốc bơi của người so với bờ khi xuôi dòng và ngược dòng.

     b) Giả sử khi gặp bóng vận động viên lại bơi xuôi tới B lại bơi ngược, gặp bóng lại bơi xuôi... cứ như vậy cho đến khi người và bóng gặp nhau ở B. Tính tổng thời gian bơi của vận động viên.

Câu 2: (5 điểm) Đưa một  vật khối lượng m=200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng một trong hai cách sau:

1) Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng räc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1=1200N. Hãy tính:

     a) Hiệu suất của hệ thống.

     b) Khối lượng của ròng rọc động, biết hao phí để nâng rßng rọc động bằng ¼ hao phí tổng cộng do ma sát.

2) Dùng mặt phẳng nghiêng dài l =12m. Lực kéo vật lúc này là F2=1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của cơ hệ này.

Bài 3: (4 điểm) Thả một khối gỗ lập phương có cạnh a = 20cm, trọng lượng riêng d = 9000N/m3 vào chậu đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 = 12000 N/m3.

     1) Tìm chiều cao của khối gỗ chìm trong chất lỏng d1.

     2) Đổ nhẹ vào chậu của chất lỏng có khối lượng riêng d2 = 8000 N/m3 sao cho chúng kh«ng hoà lẫn vào nhau. Tìm phần gỗ ngập trong chất lỏng d1 (khối gỗ nằm hoàn toàn trong 2 chất lỏng).

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.(4 điểm)

Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đi về B. Người thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 40km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc 60km/h. Người thứ hai đi với vận tốc 40km/h trong nửa thời gian đầu với vận tốc 60km/h trong nửa thời gian còn lại. Hỏi ai tới đích B trước.

Câu 2. (4 điểm)

Một khối gỗ hình trụ nặng 3kg có diện tích đáy là 200cm2 được thả nổi thẳng đứng trong nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000 kg/m3 và 600 kg/m3.

 a.Tính chiều cao phần gỗ chìm trong nước.

b.Tính chiều cao phần gỗ nổi trong nước.

c.Muốn giữ khối gỗ chìm hoàn toàn và đứng yên trong nước thì cần tác dụng một lực có cường độ bằng bao nhiêu?

Câu 3. (3 điểm)

Khi đưa một vật lên cao 2,5m bằng mặt phẳng nghiêng người ta phải thực hiện công là 3600J. Biết hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 0,75, chiều dài mặt phẳng nghiêng là 24m.

      a. Tính trọng lượng của vật

      b. Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên.

      c. Tìm độ lớn của lực ma sát đó. 

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (4,0 điểm)

Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.

a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.

b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.

c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?

Câu 2. (4,0 điểm)

Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước D = 10 000 N/m3. Hãy tính:

a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.

b. Lực căng của sợi dây.

c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.

Câu 3. (4 điểm)

Đưa một vật khối lượng m = 200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng một trong hai cách sau:

a. Cách 1: Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 83,33%. Hãy tính: Lực kéo dây để nâng vật lên.

b. Cách 2: Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m, lực kéo vật lúc này là F= 1900N và vận tốc kéo là 2 m/s. Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của mặt phẳng nghiêng, công suất kéo.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Bắc Hải. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?