TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU | ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 120 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2 điểm)
Một người mang một cái can 3 lít đến cửa hàng để mua 1 lít dấm. Người bán hàng chỉ có một cái can 5 lít đựng đầy nước dấm và một can 2 lít chưa đựng gì cả.
Theo em, người bán hàng phải dùng cách nào để đong đúng yêu cầu của khách?
Câu 2: (3 điểm)
a. Nêu tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn ?
b. Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng ?
Câu 3: (3 điểm)
Hãy trình bày phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước?
(dùng bình chia độ, cân)
Câu 4: (4 điểm)
Một một bao gạo nặng 1,5 tạ. Biết khối lượng riêng của gạo là 1200 kg/m3.
a. Tính trọng lượng của bao gạo.
b. Tính thể tích của bao gạo.
c. Tính trọng lượng riêng của bao gạo.
Câu 5: (4 điểm)
Bạn Tuấn dùng đòn bẩy để nâng một vật. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của bạn Tuấn đặt tại A. Trọng lượng của vật là 45N, AB = 1,5 m.
. Điền số thích hợp vào chỗ trống của bảng số liệu sau:
OA (cm) | 135 | 125 | 75 | 30 | 25 |
OB (cm) | 15 |
| 75 |
|
|
Lực tác dụng F (N) | 5 | 9 |
| 180 | 225 |
b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật ?
Câu 6: (4 điểm)
Đổ 1 lít rượu vào 1,5 lít nước rồi trộn đều ta thấy thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần.
Hãy tính khối lượng riêng của hỗn hợp biết khối lượng riêng của rượu và nước lần lượt là D1= 800 kg/m3; D2= 1000 kg/m3.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
- Bước 1: Lấy can 5 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 3 lít.
- Bước 2: Sau đó, lấy can 3 lít đổ từ từ dấm vào đầy can 2 lít
=> Lượng dấm còn lại trong can 3 lít vừa đúng bằng lượng khách hàng yêu cầu (1 lít)
Câu 2: (3 điểm)
a. Tính chất:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (1đ)
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5đ)
b. Tạo điều kiện cho mái tôn dãn nở khi hấp thụ ánh sáng mặt trời (khi nhiệt độ tăng) mà không làm biến dạng bề mặt. (1,5đ)
Câu 3: (3 điểm)
Phương pháp xác định khối lượng riêng của vật rắn không thấm nước là:
(vật rắn lọt qua bình chia độ)
- Bước 1: Dùng cân xác định khối lượng của vật rắn. (m)
- Bước 2: Xác định thể tích của vật rắn. (V)
Đổ khoảng 50cm3 nước vào bình chia độ.
Thả nhẹ nhàng vật rắn vào bình chia độ.
Thể tích nước dâng lên chính là thể tích của vật rắn.
- Áp dụng công thức tính khối lượng riêng: D = m/V
Câu 4: (4 điểm)
Tóm tắt: (0,5đ) a. Tọng lượng của bao gạo là:
m = 1,5 tạ =150kg P = 10.m = 10.150 =1500 (N) (1đ)
D =1200 kg/m3 b.Thể tích của bao gạo là:
P =?. V = m : D = 150 : 1200 = 0,125 (m3) (1đ)
V=? c. Trọng lượng riêng của bao gạo là:
d = ? d = 10. D = 10. 1200 = 12 000 (N/m3) (1đ)
Đáp số: (0,5đ)
a. 1500 N , b. 0,125m3 , c.12 000 N/m3
Câu 5: (4 điểm)
a.
- Độ lớn của lực tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa.
=> Lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì càng nhỏ bấy nhiêu lần. (1đ)
- Ta có: OA = 135cm, OB = 15cm => OA = 9.OB
Vậy lực tác dụng nhỏ hơn trọng trọng lượng của vật 9 lần, hay F=5N
- Giải thích tương tự ta có bảng sau: (2đ)
OA (cm) | 135 | 125 | 75 | 30 | 25 |
OB (cm) | 15 | 25 | 75 | 120 | 125 |
Lực tác dụng F (N) | 5 | 9 | 45 | 180 | 225 |
b.
Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật. (OA < OB). (1đ)
Câu 6:
Tóm tắt: (0,5đ)
Vrượu = 1 lít = 1 dm3 = 0,001 m3
Vnước = 1,5 lít = 1,5 dm3 = 0,0015 m3
D1= 800 kg/m3
D2= 1000 kg/m3
Dhh = ?
- Khối lượng của 1 lít rượu là: mrượu = D1. Vrượu = 800. 0,001 = 0,8 (kg) (1đ)
- Khối lượng của 1,5 lít nước là: mnước = D2. Vnước = 1000. 0,0015 = 1,5 (kg) (1đ)
- Khối lượng của hỗn hợp là: mhh = mrượu + mnước = 0,8 + 1,5 = 2,3 (kg)
- Tổng thể tích của rượu và nước là:
V = Vrượu + Vnước = 0,001 + 0,0015 = 0,0025 (m3)
- Vì thể tích của hỗn hợp giảm đi 0,7% thể tích tổng cộng của các chất thành phần nên thể tích của hỗn hợp là:
Vhh = V − V. 0,7% = 0,0025 − 0,0025. 0,7 : 100 = 0,0024825 (m3)
- Khối lượng riêng của hỗn hợp rượu và nước là:
Dhh = mhh : Vhh = 2,3 : 0,0024825 ≈ 926 (kg/m3) (1đ)
Đáp số: 926 kg/m3 (0,5đ)
-(Hết đề thi số 1)-
2. ĐỀ SỐ 2
Bài 1(2đ).
Bạn Dũng có 1 quả bóng tròn nhỏ. Dũng muốn xác định khối lượng riêng của quả bóng đó, trong khi Dũng chỉ có 1 cái cân và biết bán kính của quả bóng tròn.
Em hãy giúp Dũng làm việc đó?
Bài 2(3đ).
Có 8 viên bi trong đó có một viên nặng hơn bằng sắt.
Hỏi số lần cân tối thiểu cần thực hiện? nêu rõ cách tìm ra viên bi bằng sắt.
Bài 3(3đ).
a )Nam đã dùng một lực là 100N để đẩy một thùng sách lên sàn xe tải với tấm ván dài 2m. Nếu dùng tấm ván khác dài 4m thì lực cần nâng ít nhất là bao nhiêu?
b)Tại sao người ta không dùng một kim loai hay một hợp kim nào khác để gia cố bê tông mà lại dùng thép?
c) có người nghĩ rằng vì trọng lượng của vật thay đổi tùy theo vị trí của nó trên trái đất, cụ thể với cùng một vật khi ở gần xích đạo thì có trọng lượng lớn hơn khi ở gần địa cực. Do đó người này mới nghĩ cách dùng một cái cân để mua hàng từ vùng địa cực rồi đem về vùng xích đạo để bán nhằm ăn lời do chênh lệch trọng lượng của hàng hóa. Theo em buôn bán như vậy có lời không? Tại sao?
...
-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi số 2, các em vui lòng em tại online hoặc tải về)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 2 :Nước sôi ở nhiệt độ :
A.00C | B. 1000C | C. 100C | D. - 100C |
Câu 3 : Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:
A. Đổi hướng của lực kéo.
C. Giảm độ lớn của lực kéo.
B. Thay đổi trọng lượng của vật.
D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 4 : Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:
A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. Dãn nở vì nhiệt của các chất
Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A.Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên là cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | B | D | D | B | A |
II. Tự luận (17 điểm).
Câu 1: (3 điểm) Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau :
Chất A là ………………
Ở 700C chất A tồn tại ở thể..........................
|
Câu 2 : (2 điểm) Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.
...
-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi số 3, các em vui lòng em tại online hoặc tải về)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu I: (5đ) Một khối lập phương có cạnh a = 20cm
1, Tính thể tích của khối lập phương đó?
2, Khối lập phương làm bằng sắt . Tính khối lượng của khối lập phương .
Biết khối lượng riêng của Sắt là 7800kg/m3.
3, Bây giờ người ta khoét một lỗ trên khối lập phương có thể tích là 4dm3 , rồi nhét đầy vào đó một chất có khối lượng riêng là 2000kg/m3. Tìm khối lượng riêng của khối lập phương lúc này?
Câu II: (5đ) Người ta pha 2 lít nước với 3 lít sữa .
Tính khối lượng riêng của hỗn hợp.
Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, của sữa là 1200kg/m3.
Câu III. (5đ) Một vật có khối lượng 100kg .
1, Tính trọng lượng của vật?
2, Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo là bao nhiêu?
3, Nếu kéo vật bằng một hệ thống pa lăng gồm 4 ròng dọc động và 4 ròng dọc cố định thì lực kéo vật là bao nhiêu?
4, Nếu kéo vật trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m, chiều cao 2m. thì lực kéo là bao nhiêu ?
...
-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi số 4, các em vui lòng em tại online hoặc tải về)-
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1(3đ).
Một học sinh dùng quả cân 200g thả vào một bình chia độ có chứa 100cm3 nước thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 150cm3 .Hãy xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cân?
Câu 2(2,5đ).
Lấy 2 lít một chất lỏng nào đó pha trộn với 3 lít nước được một hỗn hợp có khối lượng riêng là 900 kg/m3. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng đó. Cho rằng thể tích của hỗn hợp bằng tổng thể tích của hai chất lỏng đem pha trộn
Câu 3(2đ).
Một khối nhôm có thể tích 1dm3 và có khối lượng 5,8kg. Bên trong của khối nhôm này có khoảng rỗng và được trám kín bằng đồng. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là D1= 2700kg/m3, khối lượng riêng của đồng là D2= 8900kg/m3. Tính thể tích phần được trám bằng đồng đó?
...
-(Nội dung tiếp theo và đáp án của đề thi số 5, các em vui lòng em tại online hoặc tải về)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phan Bội Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.