Bộ 5 đề thi chọn HSG môn GDCD 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT Trần Nguyên Hãn

TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD 11

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Dựa vào tác động của quy luật giá trị em hãy giải thích lí do vì sao trái cây ở khu vực miền Nam luôn có mặt trên thị trường miền Bắc?

Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy trình bày nội dung cơ bản của phát triển kinh tế? Nhận xét sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay?

Câu 3(2,0 điểm) Em hãy vận dụng sự hiểu biết của mình về quan hệ cung cầu để giải thích tại sao cuối mùa giá trái cây lại cao hơn giữa mùa?

Câu 4. (2,0 điểm) Đầu năm 2018, thị trường đã chứng kiến hàng loạt cuộc “giải cứu” nông sản dư thừa, phải đổ bỏ, nông dân thua lỗ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sản xuất chưa gắn với thị trường. Em hãy vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và tiêu dùng để giúp người dân thoát khỏi tình trạng trên.

Câu 5. (2,0 điểm) Cạnh tranh là gì? Em hãy phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức như: WTO, CPTPP, AEC…theo em tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào, tại sao? Em cần phải có trách nhiệm gì để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh ở nước ta hiện nay?

------------------ Hết ------------------

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Nội dung: (0,5đ)

SX và TLHH phải dựa trên cơ sở thời gian lao động XHCT để SX ra hàng hóa.

Yêu cầu HS phải trình bày được biểu hiện của QLGT:

- Biểu hiện:

Trong SXHH:

+ Đối với 1HH: TGLĐCB của từng hàng hóa phải phù hợp với TGLĐXHCT của từng hàng hóa.

+ Đối với tổng HH: Tổng TGLĐCB = tổng TGLĐXHCT => đảm bảo cân đối, ổn định thị trường hàng hóa. Nếu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu hàng hóa theo nội dung của QLGT.

Trong LTHH: Việc trao đổi hàng hóa phải dựa trên TGLĐXHCT

+ Đối với 1 hàng hóa: Giá cả của hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa, hay xoay quanh trục TGLĐXHCT.

+ Đối với tổng hàng hóa: Tổng giá cả hàng hóa sau bán = Tổng giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Tác động: QLGT có 3 tác động: (1,0đ)

-  Điều tiết SX và LTHH:

Là sự phân phối lại các yếu tố: TLSX&SLĐ từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác theo hướng từ nơi có lãi ít sang nơi có lãi nhiều.

- Kích thích LLSX phát triển, NSLĐ tăng lên: NSLĐ tăng làm cho lợi nhuận tăng, người SX luôn tìm cách cải tiến KT – CN, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu KHKT, cải tiến quản lí, thực hành tiết kiệm…Bằng cách đó QLGT có tác dụng thúc đẩy, kích thích LLSX phát triển và NSLĐ tăng lên.

- Sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người SXHH: QLGT có tác động bình tuyển, đánh giá người SX đem lại sự phân hóa giàu – nghèo trong XH.

Giải thích: (0,5đ)

Trong LTHH để bán chạy và có lãi nhiều, người ta phải chuyển hàng hóa từ nơi nhiều hàng đến nơi ít hàng, từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. Đó chính là lí do hoa quả … để bán với giá cao hơn và đồng thời điều tiết hàng hóa phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Câu 2:

 Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế: (1,5đ)

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Yêu cầu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số.

- Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ là cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH; gia tăng tuyệt đối tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP; cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế phát huy mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với sự phát triển của KH – CN hiện đại; gắn với phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế.

- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng trưởng kinh tế phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Nội dung này của phát triển kinh tế phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với sự tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Liên hệ những nội dung trên với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay(0,5đ)

Câu 3:

Nội dung mối quan hệ cung – cầu: (0,5đ) quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán và người mua, hay giữa những người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

Biểu hiện:(1,0đ)

Cung cầu tác động lẫn nhau:

  • Khi cầu tăng -> SXMR -> cung tăng
  • Khi cầu giảm -> SXTH -> cung giảm

Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:

  • Cung > cầu -> giá cả giảm
  • Cung < cầu -> giá cả tăng
  • Cung = cầu -> giá cả = giá trị

Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu:

  • Giá tăng -> MRSX -> cung tăng, cầu giảm
  • Giá giảm -> THSX -> cung giảm,  cầu tăng

Giải thích: (0,5đ)

Giữa mùa:  Trái cây nhiều, cung > cầu -> giá thấp

Cuối mùa:  Trái cây ít,        cung < cầu -> giá cao

Câu 4:

HS nêu được khái niệm, và ba chức năng của thị trường (1,0đ)

Trình bày được các ý sau: (0,5đ)

- Sản xuất hàng hóa phải gắn với thị trường, phù hợp với nhu cầu thị trường thì hàng hóa đó mới được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa mới được thực hiện.

- Người SX phải dựa trên những thông tin mà thị trường cung cấp để điều chỉnh việc SX thu nhiều lợi nhuận nhất.

- Dựa vào sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường để điều tiết các yếu tố SX từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác theo tín hiệu của thị trường. Điều tiết SX hàng hóa tránh tình trạng “được mùa mất giá” và ngược lại.

Ví dụ minh họa (0,5đ)

Câu 5: KN cạnh tranh: (0,4đ) Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

-Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh kinh tế: (0,4đ) Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên họ phải cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh trong kinh tế là một tất yếu không thể thiếu được.

- Mục đích của cạnh tranh: (0,4đ) Giành nhiều lợi nhuận nhất cho mình. Biểu hiện cụ thể:

+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.

+ Giành ưu thế về KHCN.

+ Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng.

+ Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và phương thức thanh toán.

Khi nước ta đã là thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới: (0,4đ) thì tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, vì khi đó hàng hóa nước ngoài vào nước ta sẽ đa dạng, cạnh tranh càng diễn ra mạnh mẽ.

Trách nhiệm công dân: (0,4đ)

- Áp dụng các thành tựu KH - CN vào quá trình SX-KD.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của SX-KD.

- Chủ động tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước…

- Tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức (không buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đầu cơ tích trữ, bảo vệ môi trường...)

2. Đề số 2

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày hiểu biết của em về quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa?

Câu 2 (5,0 điểm). Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với nhau không? Là một học sinh, em phải làm gì để thực hiện nếp sống dân chủ?

Câu 3 (5,0 điểm). Bác Hồ nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng rõ vấn đề trên? Liên hệ trách nhiệm học sinh trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?

Câu 4 (6,0 điểm). Giải quyết tình huống sau:

Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết vệc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.

Câu hỏi:

1.Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

2. Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện?

3. Trách nhiệm của em trong vấn đề này như thế nào?

------------------Hết------------------

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Khẳng định quy luật kinh tế cơ bản nhất: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (0,5 điểm)

  • Trình bày nội dung của quy luật(0,5 điểm): Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

- Biểu hiện (1,5 điểm):

  • Trong sản xuất: Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết; tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó.
  • Trong lưu thông: nguyên tắc ngang giá, giá cả xoay xung quanh trục giá trị: tổng giá cả bằng tổng giá trị được tạo ra trong sản xuất.

- Vẽ sơ đồ và nêu ví dụ (0,5 điểm)

Vd: ba nhà sản xuất A,B,C có thời gian lao động cá biệt khác nhau: A 3h, B 2h, C 4h (Thực hiện tốt là B, đúng là A, sai quy luật là C)

Câu 2:

- Khẳng định không mâu thuẫn mà còn hỗ trợ nhau, tạo điều kiện cho nhau (0,5 điểm)

- Giải thích: (2 điểm). Dân chủ và tập trung, dân chủ và pháp luật, kỉ luật, kỉ cương không bài trừ và phủ định nhau, trái lại chúng nằm trong sự thống nhất biện chứng, là tiền đề tồn tại và phát triển của nhau. Dân chủ XHCN không thể thực hiện được nếu những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân không được xử lí kịp thời ví dụ tham ô, tham nhũng…Vì vậy để có dân chủ và dân chủ được thực hiện thì các quyền dân chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành Hiến Pháp và pháp luật, đồng thời phải được thực hiện bằng các thiết chế tương ứng của Nhà nước. Tuyệt đối hóa bất kì một mặt nào trên đây đều dẫn đến vô chính phủ hoặc tập trung quan liêu. Dù là cực này hay cực kia đều mang lại nguy hại cho nền dân chủ chân chính của nhân dân. Đúng như Hồ Chủ Tịch đã từng nói: ”Chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là ai chuyên chính với ai …như cái hòm đựng của cải thì phải có thìa khóa, nhà thì phải có cửa…”

- Liên hệ HS (1,5 điểm)

  • Học tập tốt, có tri thức, hiểu biết..
  • Tu dưỡng đạo đức tốt, thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy…
  • Vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện nhất là nội quy, quy định và các chủ trương của nhà trường…
  • Đấu tranh với những hành vi vi phạm…

Câu 3

- Giải thích câu nói của Bác trên cơ sở về vấn đề giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa: Một dân tộc dốt là chỉ trình độ dân trí thâp, kém hiểu biết thì khó có thể tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại, khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Từ đó dẫn đến đất nước nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế - xã hội không phát triển kịp thời đại.ví như trước đây khi ở thời phong kiến thực dân dân ta chủ yếu không biết chữ nên bị phụ thuộc, đời sống không phát triển, so với thời kì trước thì hiện nay đời sống nhận thức người dân đã tăng do chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, coi đây là hai “quốc sách hàng đầu”, nêu rõ các biện pháp cụ thể của hai chính sách trên…(2 điểm)

- HS liên hệ (2 điểm)

  • thường xuyên nêu cao trình độ học vấn..
  • trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại..
  • có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
  • Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…

Câu 4

  • Biết vận dụng kiến thức chủ yếu ở bài 9, bài 10, bài 12, bài 13 để giải quyết thông điệp của Bộ trưởng y tế …( 3 điểm)
    • Bài 9: Nhà nước pháp quyền: phải thực hiện đúng quy định của pháp luât nhất là Luật an toàn giao thông đường bộ… cổ vũ bằng những hành động đẹp, văn minh, tôn trọng pháp luật, loại bỏ những hành vi phản cảm như đua xe,coi thường tính mạng…
    • Bài 10: Dân chủ: quyền tham gia vào đời sống văn hóa của công dân, là dân chủ trong lĩnh vực văn hóa song phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về dân chủ, phản ánh bản chất của nền dân chủ mới, tiến bộ…
    • Bài 12: Chính sách tài nguyên, môi trường: Bảo vệ môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp…
    • Bài 13: Văn hóa: giải thích gắn với cụm từ “cổ động viên thông minh”: có nghĩa là cách cổ động, thể hiện niềm vui sướng hân hoan phải có văn hóa, phải văn minh phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, phản ánh bản chất tốt đẹp của nhà nước .Mặt khác chính việc xây dựng con người có văn hóa mới là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển bền vững đất nước, là yếu tố tinh thần quan trọng trường tồn mãi…
  • Kết luận vấn đề nhấn mạnh tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, sức mạnh của sự đoàn kết, liên hệ bản thân… (1 điểm)

Câu 5

1. Khẳng định không đồng ý với ý kiến trên và nêu được quan điểm của mình (1 điểm)

2. Nêu biện pháp để giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở nước ta hiện nay (2,5 điểm)

  • Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí…
  • Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền..
  • Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề gia đình, bình đẳng giới..
  • Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ…
  • Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề..
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
  • Tăng cường đầu tư vật chất cho công tác dân số và việc làm.

3. Nêu được trách nhiệm của bản thân (1, 5 điểm)

  • Chấp hành chính sách dân số và pháp luật về dân số.
  • Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.
  • Động viên bạn bè, người thân trong gia đình cùng thực hiện.
  • Đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
  • Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học công nghệ, chủ động tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
  • Luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, trách xa các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, không yêu đương sớm, chọn nghề, chọn trường phù hợp…

3. Đề số 3

Câu I.

Quan sát hình và cho biết:

Chú thích từ 1 đến 4.

Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng?

Câu II.

Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học.

Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm?

Câu III.

1. Giải thích vì sao nếu lấy hết CO2 trong máu thì hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu và các tế bào mô lại bị thiếu ôxy?

2. Nếu bạn có 2 sợi dây thần kinh cùng đường kính, nhưng một dây có bao miêlin còn một dây thì không có bao miêlin. Cho biết dây thần kinh nào tạo điện thế hoạt động có hiệu quả năng lượng hơn?

Câu IV.

Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở?

Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép?

Câu V.

Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?

Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?

Câu VI.

Cho bảng nhịp tim của thú:

Động vật

Nhịp tim/ phút

Voi

25 – 40

Trâu

40 – 50

50 – 70

Lợn

60 – 90

Mèo

110 – 130

Chuột

720 – 780

Em hãy cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?

Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Câu VII.

Tại sao ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định?

Câu VIII.

Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.

Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?

Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung đáp án

I

1. Chú thích:

1. NH4+

2. NO3-

3. N2

4. Chất hữu cơ

2. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra:

+ Có lực khử mạnh

+ Có ATP.

+ Có enzim nitrogenase

+ Thực hiện trong điều kiện yếm khí.

- Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì:

- Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+

- Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ.

II

1. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật:

Tiêu chí

Nhóm TV C3

Nhóm TV C4

Nhóm TV CAM

Chất nhận CO2 đầu tiên

Ri15DP (C5)

PEP

PEP

Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên

APG ( C3)

AOA

AOA

Nơi diễn ra

Lục lạp của TB mô giậu

Cố định CO2 ở lục lạp TB mô giậu và khử CO2 ở lục lạp TB bao bó mạch

Lục lạp của TB mô

giậu

Hô hấp sáng

Không

Không

Năng suất sinh học

Trung bình

Cao

Thấp

2. Buổi trưa nắng gắt, cường độ thoát hơi nước mạnh hơn sự hút nướcà tế bào mất nước à tăng qúa trình tổng hợp AAB à tế bào khí khổng giảm sức trương nước à tế bào khí khổng đóng lại à ngừng qúa trình trao đổi khí à khoảng gian bào mô giậu thiếu COà cường độ quang hợp giảm.

III

1. Hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu vì: Khi trong máu không có CO2 → không có H+ để kích thích lên các tiểu thể ở động mạch cảnh, xoang động mạch chủ và thụ thể hoá học ở trung ương thần kinh. ..

- Các tế bào mô thiếu ôxy vì:

+ Hô hấp, tuần hoàn kém do đó không nhận đủ O2 cho cơ thể.

+ Theo hiệu ứng Bohr thì khi không có H+ sẽ làm giảm lượng O2 giải phóng ra từ ÔxyHêmôglôbin để cung cấp cho tế bào của mô.

→ tế bào thiếu O2

2. Điện thế hoạt động chạy trên dây thần kinh có bao miêlin sẽ có hiệu quả năng lượng cao hơn, vì:

- Điện thế hoạt động được lan truyền theo cách nhảy vọt và được hình thành ở eo Ranvie.

- Dây thần kinh không có bao miêlin điện thế hoạt động được lan truyền liên tục trên sợi trục, bơm Na/K hoạt động nhiều hơn → tốn nhiều năng lượng hơn.

IV

1. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì:

- Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm.

- Không đáp ứng được nhu cầu O2 , thải CO2 của động vật hoạt động tích cực chỉ đáp.

ứng được cho động vật ít hoạt động* Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì:

- Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể.

- Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận các tế bào.

2. * Ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn do:

- Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước nâng đỡ.

- Nhiệt độ nước tương đương với thân nhiệt của cá nên nhu cầu năng lượng, ôxi thấp.

* Ở chim và thú tồn tại hệ tuần hoàn kép do:

- Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và ôxi.

- Hệ tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ chảy nên cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

V

1. Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng COthấp,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.

2. Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây à năng suất thấp.

VI

1. Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
2. Vì: Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng.

- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể.

VII

* Vì: Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao, gan nhận được nhiều glucozơ từ tĩnh mạch của gan, gan sẽ biến đổi glucozơ thành glycogen dự trữ trong gan và cơ nhờ hoocmon insulin => lượng đường trong máu luôn giữ ổn định.

- Khi ăn ít đường, lượng glucozơ trong máu giảm, gan sẽ chuyển hoá glycogen dự trữ thành glucozơ nhờ hoocmon glucagon. Khi nguồn glycogen dự trữ hết, gan chuyển hoá aa, axit lactic, glyxerin (sinh ra do phân huỷ mỡ) thành gluozơ. Do đó, lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định.

- Nếu lượng glycogen dự trữ trong gan đạt đến mức độ tối đa thì gan sẽ chuyển hoá glucozơ thành lipit dự trữ ở các mô mỡ, đảm bảo lượng đường luôn ổn định.

VIII

1. Nôn nhiều gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu.

- Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi.

2. Hệ tiết niệu điều chỉnh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H + thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na + và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc.

- Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2 . pH thấp làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ.

- Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.

4. Đề số 4

Câu 1: Từ tính hai mặt của cạnh tranh, em hãy cho biết để phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực trong cạnh tranh các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay cần phải làm gì?

Câu 2: Thế nào là cung, cầu? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3: Nêu mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tư cách là người tiêu dùng, để có lợi nhất, em sẽ lựa chọn trường hợp nào trong các trường hợp đã nêu?

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là gì? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn )

A. Tính hấp dẫn của lợi nhuận

B. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể

C. Sự khác nhau về tiền vốn ban đầu

D. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu khác nhau với lợi ích kinh tế khác nhau.

Câu 5: Tình huống: Giờ thực hành GDCD lớp 12, cô giáo cho các bạn thảo luận nhóm và đóng vai thành những nhà quản lý kinh tế và các doanh nghiệp đang phải tìm cách đứng vững trong quá trình cạnh tranh khốc liệt khi có hàng hoá ngoại nhập tràn vào. Các nhóm thảo luận rất sôi nổi:

- Bách: Theo nhóm tớ, nếu là doanh nghiệp kinh doanh trong thời điểm hiện tại, để đứng vững trong cạnh tranh, doanh nghiệp của tớ xẽ tiến hành cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiễn mẫu mã hàng hoá cho bắt mắt người tiêu dùng và tăng cường chiến dịch quảng bá sản phẩm rộng rãi trên báo, truyền hình…

- Đạt: Vậy thì khi cậu cải tiến như vậy chắc chắn giá thành sản phẩm của cậu sẽ cao hơn hiện tại nếu không cậu sẽ thua lỗ. Như vậy cậu càng không thể cạnh tranh nổi với hàng hoá khi giá rẻ hơn.

- Bách: Không, tớ cải tiến như vậy nhưng giá cả của tớ phải giảm chứ.

- Đạt: Vậy cậu sẽ giảm giá thành sản phẩm bằng cách nào? 

- Bách: thì…..thì…..

A, Theo em, biện pháp cạnh tranh mà Bách đưa ra với doanh nghiệp của mình đã tối ưu chưa?

B, Nếu là Bách, em sẽ trả lời câu hỏi của Đạt như thế nào?

Câu 6: Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng

1. Trên thị trường quan hệ Cung - Cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán và người mua nhằm

2. Giá cả một loại hàng hoá tăng

3. Khi cầu giảm 

4. Khi cầu tăng

5. Nhà nước có thể vận dụng quy luật Cung - Cầu.

A. giá cả tăng, sản xuất kinh doanh sẽ tăng

B. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ

C. giá cả giảm, sản xuất kinh doanh sẽ giảm

D. Cung tăng, Cầu giảm

E. để điều tiết Cung - Cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường

Câu 7: Theo thông tin mới nhận, ngày 15-02-2012 giá xăng trên thị trường sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lít lên 21.500 đồng, theo đó giá dầu Diezen cũng tăng 550 đồng mỗi lít. Nếu là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này, em sẽ có chiến lược như thế nào trước thông tin trên để đảm bảo vẫn có lợi nhuận mà không vi phạm pháp luật về kinh doanh? 

5. Đề số 5

Câu 1 (8 điểm). Tình yêu là gì?Em hiểu thế nào về một tình yêu chân chính và những biểu hiện nên tránh trong tình yêu. Em hãy sưu tập một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu nam nữ.  

Câu 2 (6 điểm). Vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Trong đại dịch Covis19 vừa qua : Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì để đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển toàn diện của con người? Cho ví dụ.  

Câu 3 (2 điểm). Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có lòng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa.  

Câu 4 (4 điểm). Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân

Câu 1 (8 điểm).  

-khái niệm Tinh yêu: Tình yêu là sự rung cảm ,quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…Làm cho họ có nhu cầu gần gũi gán bó với  nhau,tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình -2  điểm  

-Biểu hiện :  

+có tình cảm chân thực mong muốn gắn bó gần gũi nhau 

+có sự quan tâm sâu sắc đến nhau ,lo lắng cho nhau  

+chân thành ,tin cậy,tôn trọng nhau  

+có lòng vị , không cố chấp trong tình yêu  

+yêu quá sớm 

+yêu một lúc nhiều người 

+Có quan hệ tình dục trước hôn nhân 

- Nêu ca dao tục ngữ :( 2điểm)  

Câu 2 (6 điểm).  

-con người là chủ thể của xã hội cho nên mọi sự phát triển của xã hội phải là vì con người .Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người -1 đ  

-con người luôn mong muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc và đấu tranh để đđiều đó trở thành hiện thực -1đ  

-con người không ngừng đấu tranh chống lại áp bức bóc lột , bất công . đồng thời luôn mong muốn giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm môi trường ,khủng bố,thất nghiệp, tệ nạn xã hội ,chiến tranh….-1đ  

-Các chính sách của Đảng ,nhà nước:2đ  

+thực hiện giãn cách xã hội ở những nơi bùng phát dịch  

+củng cố mạng lưới y tế trong toàn quốc  

+ chuyển sang học trực tuyến …  

+yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài..  

+ tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng  

+hỗ trợ tiền cho người nghèo, gia đình chính sách ,công nhân mất việc làm…  

+hợp tác quốc tế chông dịch..  

-Nêu ví dụ cụ thể -1đ  

Câu 3 (2 điểm). Theo em, thế nào là người có nhân phẩm, thế nào là người có lòng tự trọng? Lấy ví dụ để minh họa.  

1. Người có nhân phẩm: là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.  

Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ.  

2. Người có lòng tự trọng: là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình; biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ, đồng thời biết quý trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. (0.5 điểm)  

Ví dụ: Thí sinh tự lấy ví dụ.  

(0.5 điểm)  

Câu 4 (4 điểm). Em hiểu đạo đức là gì? Thế nào được coi là một người có đạo đức? Hãy phân tích vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân.  

1. Khái niệm đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. (1 điểm)  

2. Một người được coi là có đạo đức là người biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội và của người khác. (1 điểm)  

3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân là: 

Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa…(2 điểm)  

-------------- Hết -------------

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG môn GDCD 11 có đáp án năm 2021 Trường THPT Trần Nguyên Hãn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?