Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Xuân Thới Thượng

TRƯỜNG THCS XUÂN THỚI THƯỢNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 9

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một bóng đèn có ghi \(12V - 6W\) mắc vào nguồn điện \(10,5V\) . Điện trở của bóng đèn là

A. \(12\Omega \)           B.\(36\Omega \) 

C. \(18,375\Omega \)    D. \(24\Omega \)           

Câu 2. Đặt một hiệu điện thế \(U\) vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình vẽ. Khi đóng công tắc  K  vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ \({I_1} = I\), khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe kế có số chỉ là \({I_2} = \frac{I}{3}\), còn khi chuyển  K  sang vị trí 3 thì ampe kế có số chỉ  \({I_3} = \frac{I}{8}\). Cho biết \({R_1} = 3\Omega \) , hãy tính \({R_2};{R_3}\) ?

A. \({R_2} = 12\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)

B. \({R_2} = 2\Omega ;{R_3} = 5\Omega \)

C. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 9\Omega \)

D. \({R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 15\Omega \)

Câu 3. Có 2 điện trở \({R_1}\)  và \({R_2}\) (với \({R_{1\;}} = {R_2}\; = r\)).Gọi \({R_{nt}}\) và \({R_{ss}}\) lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng

A. \({R_{nt}}\; = 2.{R_{ss}}\)

B. \({R_{nt}}\; = 4.{\rm{ }}{R_{ss}}\)

C. \({R_{ss\;}} = 2.{R_{nt}}\)

D. \({R_{ss\;}} = 4.{R_{nt}}\)

Câu 4. Dùng bếp điện để đun 2 lít nước, sau 20 phút thì nước sôi. Nhiệt độ ban đầu của nước là \({20^0}C\). Biết hiệu suất của bếp điện là \(70\% \) và nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Công suất của bếp điện là:

A. \(700W\)                            B. \(800W\)

C. \(900W\)                            D. \(1000W\)

Câu 5. Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở khác nhau  \({R_1} \ne {R_2}\) như hình vẽ. Biết tổng điện trở của chúng là \(36\Omega \) . Độ lớn của mỗi điện trở là:

A. \({R_1}\; = 12\Omega ;{R_2}\; = 24\Omega \)

B. \({R_1}\; = 24\Omega ;{R_2}\; = 12\Omega \)

C. \({R_1}\; = 28,8\Omega ;{R_2}\; = 7,2\Omega \)

D. \({R_1}\; = 7,2\Omega ;{R_2}\; = 28,8\Omega \)

Câu 6: Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ gấp \(\frac{1}{5}\)  lần vật. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau .

A. Ảnh thật vì ảnh nhỏ hơn vật .

B. Ảnh ảo vì ảnh có chiều cao nhỏ hơn vật .

C. Có thể là ảnh thật hoặc là ảnh ảo.

D. Không thể xác định được ảnh thật hay ảo.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng  \(OA = \frac{f}{2}\) cho ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm 

A. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.

B. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.

C. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.

D. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.

Câu 8: Một máy biến thế loại tăng thế có cuộn thứ cấp 12000 vòng, cuộn sơ cấp có 600 vòng đặt vào hai đầu một đường dây tải điện để truyền một công suất điện là 10KW.

a) Hiệu điện thế đưa vào hai đầu cuộn sơ cấp là 800V. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp.

b) Biết điện trở của đường dây là \(40\Omega \). Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây.

Câu 9: Cho một vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm, A nằm trên trục chính  AB cách thấu kính một khoảng d bằng 30cm.

a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (không cần đúng tỉ lệ ) và cho biết đây là ảnh ảo hay ảnh thật ?

b) Dựa vào hình vẽ, hãy chứng minh bằng hình học tìm khoảng cách từ ảnh tới thấu kính ?

Câu 10. Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện 1 chiều hay xoay chiều?

Câu 11. Nêu các tác dụng của dòng điện. trong các tác dụng của dòng điện, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều, tác dụng nào không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

Câu 12. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi 1 công suất điện là 10000kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 100kV

a) Tính hiệu điện thế đặt ở hai đầu cuộn sơ cấp

b) Cho điện trở của toàn bộ đường dây là 100Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây?

ĐÁP ÁN

1.D

2.D

3.B

4.B

5.B

6.A

7.A

Câu 8:

Máy biến thế có: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 600\,\left( {vong} \right)\\{N_2} = 1200\,\left( {vong} \right)\\{U_1} = 800V\end{array} \right.\)

a) Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow {U_2} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}.{U_1} = \frac{{1200}}{{600}}.800 = 1600V\)

b) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_2} = 1600V\\P = 10kW = 10\,000W\\R = 40\Omega \end{array} \right.\)

Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = \frac{{{{10000}^2}.40}}{{{{1600}^2}}} = 1562,5W\)

Câu 9:

a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính:

Từ hình vẽ ta thấy A’B’ là ảnh thật.

b) Chứng minh 

Xét \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}}\,\,\left( 1 \right)\)

Xét \(\Delta OIF' \sim \Delta A'B'F' \Rightarrow \frac{{OI}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{A'F'}}\,\,\left( 2 \right)\)

Mà \(OI = AB\;\,\,\left( 3 \right)\)

 Từ (1); (2) và (3) \( \Rightarrow \)\(\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{OF'}}{{A'F'}}\) \( \Leftrightarrow \frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{OF'}}{{OA' - OF'}}\)  hay  \(\frac{d}{{d'}} = \frac{f}{{d' - f}}\,\,\,\left( * \right)\)   

Thế \(\left\{ \begin{array}{l}f = 20cm\\d = 30cm\end{array} \right.\) vào (*) ta có: \(\frac{{30}}{{d'}} = \frac{{20}}{{d' - 20}} \Leftrightarrow 30d' - 600 = 20d' \Rightarrow d' = 60cm\)

 Vậy khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 60cm.

Câu 10 :

Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo gồm một nam châm vĩnh cửu quay quanh một trục cố định đặt trong lòng một lõi sắt chữ U. Trên lõi sắt chữ U có một dây dẫn cuốn rất nhiều vòng

+ đinamô là một máy phát điện xoay chiều

Câu 11 :

Các tác dụng của dòng điện : tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng quang, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.

Trong đó, tác dụng của dòng điện phụ thuộc vào chiều là tác dụng từ, tác dụng hóa học.

Các tác dụng không phụ thuộc vào chiều là tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng sinh lí.

Câu 12 :

a) Tính hiệu điện thế đặt vào hai cuộn sơ cấp.

Ta có \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{1000}}{{5000}} = \dfrac{1}{5} \)

\(\Rightarrow {U_1} = \dfrac{{{U_2}{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{100000.1}}{5} = 20000\,V\)

Cuộn dây có ít vòng dây mắc với hai đầu máy phát điện.

b) Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường

- Cường độ dòng điện qua dây:

\(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{10000}}{{100}} = 100\,\,A\)

- Công suất hao phí: 

\({P_{hp}} = {I^2}.R = {100^2}.100 = 1000000W \)\(\,= 1000kW\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

A. luôn luôn tăng.

B. luôn luôn giảm.                 

C. luân phiên tăng giảm.

D. luôn không đổi.

Câu 2. Dùng những cách nào sau đây để làm quay rôto máy phát điện:

A. Năng lượng thác nước.

C. Dùng động cơ nổ.            

B. Năng lượng gió.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp ba thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

A. tăng 3 lần

B. giảm 3 lần                         

C. tăng 9 lần

D. luôn không đổi.

Câu 4. Khi tia sáng truyền từ không khí vào trong nước, gọi \(i\) là góc tới và \(r\) là góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng:

A. \(i < r\)

B. \(i > r\)

C. \(i = r\)

D. \(i = 2r\)

Câu 5. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng dây. Để tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng ?

A. 200 vòng

B. 50 vòng

C. 800 vòng

D. 3 200 vòng

Câu 6. Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong:

A. Acquy

B. Pin                                    

C. động cơ điện một chiều

D. máy phát điện xoay chiều

B – PHẦN TỰ LUẬN (7điểm):

Bài 1 (3đ): Ở một đầu đường dây tải điện đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là 500 vòng và 15000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1kV, công suất điện tải đi là 150kW.

a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế đó.

b) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây này là \(100\Omega \).

Bài 2 (4đ): Vật sáng AB qua một thấu kính cho ảnh A'B' như hình vẽ.

a) Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao?

b) Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O và hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính.

c) Tính khoảng cách OA, OA và OF của thấu kính.

Cho \(AB = 5cm;{\rm{ }}A'B' = 10cm;{\rm{ }}AA' = 90cm\).

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. A

4. B

5. C

6. D

B – PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1:

Máy biến thế là máy tăng thế nên: \({N_2} > {N_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 500\\{N_2} = 1500\\{U_1} = 1kV\end{array} \right.\)

a) Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow {U_2} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}.{U_1} = \frac{{1500}}{{500}}.1 = 3kV\)

b) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_2} = 3kV = 3000V\\P = 150kW = 150\,000W\\R = 100\Omega \end{array} \right.\)

Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = \frac{{{{150000}^2}.100}}{{{{30000}^2}}} = 2500W\)

Bài 2:

a) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ, vì ảnh A'B' là ngược chiều( ảnh thật).

b) Nêu cách vẽ hình

- Nối B với B’cắt trục chính tại quang tâm O.

- Dựng TKHT vuông góc với trục chính tại O.

- Vẽ tia tới BI song song với trục chính, tia ló đi qua B’ và cắt trục chính tại tiêu điểm F’.

- Lấy F trên trục chính đối xứng với F’ qua O.

c) Ta có \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B'\)

\( \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}} \Leftrightarrow \frac{5}{{10}} = \frac{{OA}}{{OA'}} \Rightarrow OA' = 2.OA\)

Lại có: \(AA' = OA + OA' = 90 \Leftrightarrow OA + 2.OA \\= 90\)

\( \Rightarrow OA = \frac{{90}}{3} = 30cm \Rightarrow OA' = 2.OA = 2.30\\ = 60cm\)

Mặt khác: \(\Delta OIF' \sim \Delta A'B'F' \Rightarrow \frac{{OI}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{A'F'}}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{OA' - OF'}} \Leftrightarrow \frac{5}{{10}} = \frac{{OF'}}{{60 - OF'}}\\ \Leftrightarrow \frac{{OF'}}{{60 - OF'}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow 2.OF' = 60 - OF' \\\Leftrightarrow 3.OF' = 60 \\\Rightarrow OF' = OF = 20cm\end{array}\)

 

3. ĐỀ SỐ 3

A – TRẮC NGHIỆM (3 điểm). 

Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Khung dây của một động cơ điện một chiều quay được là vì:

A. Khung dây bị nam châm hút.

B. Khung dây bị nam châm đẩy.

C. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ ngược chiều tác dụng.

D. Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực từ cùng chiều tác dụng.

Câu 2. Với cùng một công suất tải đi, nếu hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải tăng lên 10 lần thì công suất hao phí sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng 10 lần.  

B. Tăng 100 lần. 

C. Giảm 10 lần.

D. Giảm 100 lần.

Câu 3. Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí \({P_{\;hp}}\;\)do tỏa nhiệt là:

A. \({P_{\;hp}}\; = \frac{{{P^2}R}}{U}\;\)

B. \({P_{\;hp}}\; = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\;\)

C. \({P_{\;hp}}\; = \frac{{PR}}{{{U^2}}}\;\)

D. \({P_{\;hp}}\; = \frac{{{P^2}{R^2}}}{{{U^2}}}\;\)

Câu 4. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:

A. có chiều không đổi. 

B. có chiều đi từ cực dương sang cực âm.

C. có chiều luân phiên thay đổi.

D. được tạo ra nhờ máy phát điện một chiều.

Câu 5. Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng cơ.

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng từ. 

Câu 6. Khi chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì cần dùng: 

A. Biến thế tăng điện áp. 

B. Biến thế giảm điện áp  

C. Biến thế ổn áp.

D. Cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp.

B – TỰ LUẬN. (7 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín? Giải thích tại sao khi đưa nam châm lại gần cuộn dây có gắn đèn LED thì bóng đèn LED lại sáng?

Câu 2. (1,5 điểm) Có những cách nào để làm giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt khi truyền tải điện năng đi xa? Cách làm nào có lợi nhất? Vì sao?

Câu 3. (2 điểm) Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng những cách nào? Giải thích tại sao khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín lại tạo ra dòng điện xoay chiều?

Câu 4. (2 điểm) Cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến thế có lần lượt là 2000 vòng dây và 1000 vòng dây. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V.

a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp?

b) Muốn hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 380V thì cần cuốn thêm vào cuộn thứ cấp bao nhiêu vòng dây?

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. B

4. C

5. D

6. B

B – TỰ LUẬN. (7 điểm)

Câu 1:

+ Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên.

+ Khi đưa nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho bóng đèn LED sáng.

Câu 2:

Công suất hao phí trên đường dây khi truyền tải: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\Delta P \sim R\\\Delta P \sim \frac{1}{{{U^2}}}\end{array} \right.\)

Có hai cách để giảm hao phí trên đường truyền tải:

+ Cách thứ nhất : giảm điện trở R của đường dây. Đây là cách làm tốn kém vì phải tăng tiết diện của dây, do đó tốn nhiều kim loại làm dây và phải tăng sức chịu đựng của các cột điện.

+ Cách thứ hai: tăng điện áp U ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu thụ điện tới giá trị cần thiết. Cách này có thể thực hiện đơn giản bằng máy biến áp, do đó được áp dụng rộng rãi.

\( \Rightarrow \) Muốn giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt khi truyền tải điện đi xa thì cách làm có lợi là tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây truyền tải vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao do khi tăng hiệu điện thế lên n lần thì hao phí giảm n lần.

Câu 3:

+ Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng 2 cách:

-  Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.

- Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.

+ Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó tăng giảm liên tục do đó trong cuộn dây kín sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Câu 4:

a) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 2000\,\left( {vong} \right)\\{U_1} = 220V\\{N_2} = 1000\,\left( {vong} \right)\end{array} \right.\)

Áp dụng công thức của máy biến thế: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow {U_2} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}.{U_1} = \frac{{1000}}{{2000}}.220 = 110V\)

b) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 2000\,\left( {vong} \right)\\{U_1} = 220V\\{U_2}' = 380V\end{array} \right.\)

Áp dụng công thức máy biến thế ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}'}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}'}} \Rightarrow {N_2}' = \frac{{{U_2}'}}{{{U_1}}}.{N_1} = \frac{{380}}{{220}}.2000\\ \Rightarrow {N_2}' = 3454\,\left( {vong} \right)\)

\( \Rightarrow \) Số vòng dây cần cuốn thêm vào cuộn thứ cấp là: \(\Delta N = {N_2}' - {N_2} = 3454 - 1000 = 2454\,\left( {vong} \right)\).

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ R1= 1Ω ;R= 2 Ω và R= 3 Ω. Ampe kế chỉ I = 1,2A.Tìm chỉ số vôn kế V1và V2.

Câu 2. Một dây may so có điện trở R=200 Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi dúng vào chậu nước chứ 4l nước nhiệt độ 200C sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra do hiện ứng Jun-len-xo là 30000J. Cường độ dòng điện qua dây may so và hiệu điện thế giữa hai đầu dây có giá trị bao nhiêu.

Câu 3Máy phát điện xoay chiều gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào ? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?

Câu 4Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?

Câu 5.Cho mạch điện như hình vẽ:

Biết R1 = 6Ω; R1 = 30Ω; R1 = 15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V.

a) tính điện trở tương đương của mạch

b) tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở?

Câu 6. Hai dây dẫn có điện trở là 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. theo cách mắc đó, hãy tính :

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .

c) Nhiệt lượng tỏa ra đoạn mạch trong thời gian 10 phút

ĐÁP ÁN

Câu 1 :

Chỉ số vôn kế V1 : U= IR= 1,2.1 = 1,2

Chỉ số vôn kế V2 : U= I(R2+R3) = 1,2.5 = 6V

Câu 2 :

Từ công thức Q = RI2t

Cường độ dòng điện \(I = \sqrt {\dfrac{Q }{ {Rt}}}  = \sqrt {\dfrac{{30000} }{{200.10.16}}}  = 0,5A\)

Hiệu điện thế \(U = I.R = 0,5.200 = 100\;V\)

Câu 3 :

Cấu tạo: gồm 1 nam châm vĩnh cửu quay quanh 1 trục cố định trong lòng 1 lõi sắt chữ U, trên lõi sắt chữ U có 1 dây dẫn quấn rất nhiều vòng.

Điamo là 1 máy phát điện xoay chiều

Câu 4 :

Từ công thức 

\({P_{hp}} = R\dfrac {{{P^2}} }{ {{U^2}}} = 50. \dfrac {{{{440000}^2}} }{ {{{220000}^2}}} = 200\) W

Câu 5 :

Mạch điện có dạng R1 nt (R2 // R3)

a) tính điện trở tương đương:

xét đoạn mạch CD có R2 // R3 nên \({R_{CB}} = {{{R_2}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = \dfrac{{30.15} }{{30 + 15}} = 10\Omega \)

xét đoạn mạch AB có R1 nt RCB nên RAB = R1 + RCB = 6 + 10 = 16Ω

b) tính cường độ dòng điện

Vì R1 nt RCB nên \({I_1} = I = \dfrac{{{U_{AB}}}}{{{R_{AB}}}} = \dfrac{{24}}{{16}} = 1,5\,\,A\)

Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 là U1 = I1.R= 1,5.6 = 9V

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch CB là :

       UCB = UAB - UAC = UAB – U= 24 - 9 = 15V

Vì R2 // Rnên UCB = U= U= 15V

Cường độ dòng điện qua R2 là: \({I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{15}}{{30}} = 0,5\,\,A\)

Cường độ dòng điện qua R3 là: \({I_3} = \dfrac{{{U_3}}}{{{R_3}}} = \dfrac{{15}}{{15}} = 1\,\,A\)

Câu 6 :

Khi mắc song song

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch \(R =\dfrac {{{R_1}.{R_2}} }{{{R_1} + {R_2}}} = 6\Omega \)

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

+  \(U = {U_1} = {U_2} = 12\;V\)

+ \({I_1} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{12}}{{24}} = 0,5\,A\)

   \({I_2} = \dfrac{U}{{{R_2}}} = \dfrac{{12}}{8} = 1,5\,A\)

c) nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch trong thời gian 10 phút:

\(Q = U.I.t = 12.2.10.60 = 14400\;J\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Nêu cấu tạo của máy biến thế, máy biến thế dùng để làm gì?

Câu 2. Đường dây truyền tải điện từ huyện về xã có chiều dài tổng cộng là 10km, có hiệu điện thế 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P=3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây

Câu 3. Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 110kV

a) Tính hiệu điện thế đặt ở hai đầu cuộn sơ cấp

b) Cho điện trở của toàn bộ đường dây là 50Ω. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.

Câu 4. Trên hình, biết R= 3R2, các ampe kế có điện trở không đáng kể, biết ampe kế A1 chỉ 2A. Hãy cho biết số chỉ của các ampe kế còn lại?

Câu 5. Một ấm điện tiêu thụ công suất P = 735W được đặt dưới hiệu điện thế 210V.

a) Tính điện trở của ấm điện

b) Điện trở dây nung của ấm bằng hợp kim hình trụ, có tiết diện thẳng là hình tròn, đường kín d = 2mm. Tính chiều dài dây dẫn, biết hợp kim này nếu chế ra chiều dài l’ = 1m, đường kính d=1mm thì có điện trở R’ = 0,4Ω.

c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1h20 phút ra W.h

Câu 6. Một đồng tiết diện đều bằng 0,1mmcó điện trở 10Ω, điện trở suất của đồng p = 1,7.10-8Ωm.

a) Phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A.

b) Tính chiều dài của dây.

ĐÁP ÁN

Câu 1 :

Cấu tạo của một máy biến thế gồm:

+ hai cuộn dây dẫn có vô số vòng khác nhau đặt cách điện với nhau.

+ một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây

- tác dụng của máy biến thế dùng để làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều cho phù hợp với việc sử dụng.

Câu 2 :

- Điện trở dây dẫn: \(R = 0,2.2.10 = 4Ω.\)

Cường độ dòng điện qua dây dẫn: 

\(I = \dfrac{P}{U} = dfrac{{{{3.10}^6}}}{{15000}} = 200\,A\)

 - Công suất hao phí:

\({P_{hp}} = {I^2}.R = {200^2}.4 = 160000W.\)

Câu 3 :

a. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp :

Ta có \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

\(\Rightarrow {U_1} = \dfrac{{{U_2}{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{110000.1}}{{10}} \)\(\,= 11000\,V\)

Cuộn dây có ít vòng dây mắc với hai đầu máy phát điện.

b. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường

- Cường độ dòng điện qua dây:

\(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{11000}}{{110}} = 100\,\,A\)

Công suất hao phí: 

\({P_{hp}} = {I^2}.R = {100^2}.50 = 500000W \)\(\;= 500kW.\)

Câu 4 :

Vì  R= 3R2, thì I2 = 3I1 = 6A. vậy A2 chỉ 6A

I = I1 + I2 = 8A.

Vậy số chỉ của ampeke là 8A.

Câu 5 :

a) Điện trở của ấm điện R = U2/P = 210/ 735 = 60Ω

b) Chiều dài dây l = SRb/p = 600 m

c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1h 20 phút:

A = P.t = 735.4/3 = 980 W/h

Câu 6:

a) Phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế là:

\(U = R.I = 10.2 = 20\;V.\)

b) Tính chiều dài của dây \(l = \dfrac{{RS}}{ \rho} = \dfrac{{10.0,{{1.10}^{ - 6}}} }{ {1,{{7.10}^{ - 8}}}} = 58,82m\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Xuân Thới Thượng. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?