TRƯỜNG THCS TÂN THẠNH TÂY | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 9 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cho ba điện trở R1 = 4Ω, R2 = 8Ω , R3 =16Ω được mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là
A. 7/16Ω
B. 16/7Ω
C.16/17Ω
D.18/15Ω
Câu 2. Cho ba bóng đèn cùng mắc nối tiếp vào nguồn điện.Nhận xét nào sau đây về độ sáng của các đèn là đúng?
A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 3, đèn 3 tối nhất
B. Các đèn sáng như nhau
C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 3, đèn 1 tối nhất
D. Đèn 1 và 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn.
Câu 3. Một dòng điện có cường độ I=0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là:
A. 7,2J B. 60J
C. 120J D. 3600J
Câu 4. Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào trong các giá trị sau ?
A. I = 1,5A B. I = 2A
C. I = 2,5A D. I = 1A
Câu 5. Việc làm nào sau dưới đây là an toàn khi sử dụng điện ?
A. Mắc nối tiếp cầu trì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ điện khi thay bóng đèn.
Câu 6. Một nam châm điện gồm cuộn dây
A. không có lõi
B. có lõi là một thanh sắt
C. có lõi là một thanh sắt non
D. có lõi là một thanh nam châm
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện có từ trường ?
A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua
B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.
C. Cuộn dây có điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt
D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người
Câu 8: Quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của
A. Nam châm thẳng
B. Ống dây có dòng điện chạy qua
C. Một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua
D. Dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
Câu 9: Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là?
A. ngắt dòng điện cho động cơ ngừng làm việc
B. đóng mạch điện cho động cơ làm việc
C. ngắt mạch điện cho nam châm điện
D. đóng mạch điện cho nam châm điện
Câu 10. Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây dẫn trong những trường hợp nào dưới đây ?
Dòng điện có … vì có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.
A. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải
B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên
C. Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên
D. Vòng dây dịch qua phải, nam châm dịch qua trái
TỰ LUẬN
Câu 1. Một đèn ống nếu dùng chấn lưu bình thường thì công suất tiêu thụ điện năng là 40W, nếu dùng chấn lưu điện tử thì giảm được 20% công suất. Một gia đình sử dụng 6 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong một năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng chấn lưu điện tử? cho rằng giá tiền điện 800đ/kW.h.
Câu 2. Một dây điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước, sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 12000J. Cường độ dòng điện I = 0,5A, hiệu điện thế hai đầu dây và R có giá trị bao nhiêu?
Câu 3. Có một bóng đèn loại 220V – 55W và một bếp điện 220V – 550W được mắc song song vào hiệu điện thế U = 220V. Cường độ dòng ở mạch chính có giá trị bao nhiêu?
Câu 4: Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16cm, A nằm trên trục chính. Tiêu cự của thấu kính là 12cm.
a) Vẽ ảnh của AB theo đúng tỷ lệ
b) Ảnh cao gấp mấy lần vậy? tỷ lệ của ảnh như thế nào?
ĐÁP ÁN
1. B | 2. B | 3. A | 4. A | 5. D |
6. C | 7. C | 8. B | 9. A | 10. C |
Câu 1:
Điện năng 1 bóng đèn tiêu thụ:
\(A = P.t = 40.60.365 = 87600\;Wh \)\(= 87,6\;kWh\)
Điện năng 6 bóng tiêu thụ:
\(A = 6. 87,6\; kWh = 525,6\;kWh\)
Điện năng 6 bóng đèn tiết kiệm được:
\(A’ = 0,2.525,6 = 105,12\;kWh\)
Số tiền tiết kiệm được :
\(T = 800.105,12 = 84096\) đồng
Câu 2:
Công suất của dây điện trở là:
\(P =\dfrac{ A }{ t} = \dfrac{1200}{600} = 20\;W\)
Gọi điện trở dây dẫn R ta có :
\(P = {I^2}R \Leftrightarrow R = \dfrac{P }{ {{I^2}}} = 80\Omega \)
\(U = I.R = 0,5.80 = 40\;V\)
Câu 3:
Cường độ dòng điện chaỵ qua bóng đèn 220V – 55W:
\(I_1= \dfrac{P}{U }= \dfrac{55}{220 }= 0,25\;A\)
Cường độ dòng điện chạy qua bếp điện 220V – 550W:
\(I_2= \dfrac{P_2}{ U} =\dfrac{ 550 }{220 }= 2,5\;A\)
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính:
\(I = {I_1} + {I_{2}} = 0,25 + 2,5 = 2,75A.\)
Câu 4 :
Xem hình 4
∆ABO đồng dạng ∆A’B’O
\(\Rightarrow \dfrac {{A'B'} }{ {AB}} = \dfrac {{OA'} }{ {OA}}\) (1)
∆OIF đồng dạng ∆A’B’F
\(\Rightarrow \dfrac {{OI} }{ {A'B'}} =\dfrac {{OF'} }{ {F'A'}}\) (2)
Và \(OI=AB\) nên từ (1); (2) suy ra:
\(\dfrac {{OA} }{ {OA'}} = \dfrac {{OF'} }{ {F'A'}} \Leftrightarrow \dfrac {{OA} }{ {OA'}} = \dfrac {{OF} }{ {OA' - {\rm{OF}}}} \)
\(\Leftrightarrow \dfrac {d }{ {d'}} = \dfrac {f }{ {d' - f}}\)
\(\dfrac{{16}}{{d'}} = \dfrac{{12}}{{d' - 12}}\)
Giải ra ta được \(d’=48cm\)
---(Hết đề ôn tập số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn:
A. Càng nhỏ
B. Không thay đổi
C. Càng lớn
D. Lúc đầu tăng, lúc sau giảm
Câu 2. Biểu thức định luật ôm là?
A. \(I = {{{U^2}} \over R}\)
B. \(I = {U^2}R\)
C. \(I = {{{U^{}}} \over R}\)
D. \(I = UR\)
Câu 3. Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:
A. 1000V
B. 100V
C. 10V
D. 6,25V
Câu 4. Gọi mạch điện gồm R1 nối tiếp với (R2// R3), trong đó R1 = R2 = R3 =R gọi I1, I2, I3 là cường độ dòng điện lần lượt qua các điện trở R1, R2 , R3. Giữa I1, I2, I3 có mối quan hệ như thế nào sau đây?
A. I1 = I2 = I3
B. I2 = I3 = 2I1
C. I1 = I2 = 2I3
D. I2 = I3 = I1/2
Câu 5. Cho điện trở R1 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A . Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch R1 nối tiếp R2 là:
A. 210V
B. 120V
C. 90V
D. 100V
Câu 6. Cho ba điện trở R1 = 30Ω, R2 = 20Ω , R3 = 12Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình bên thì điện trở tương đương RAC của mạch là
A. RAC = 1Ω
B. RAC = 24Ω
C. RAC = 6Ω
D. RAC = 144Ω
Câu 7: Hai điện trở R1 = 30Ω, R2 = 40Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V gọi I ,I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Giá trị là ?
A. I1 = 0,6A ; I2 = 0,3 A; I = 0,9A
B. I1 = 0,3A ; I2 = 0,6 A; I = 0,9A
C. I1 = 0,6A ; I2 = 0,2 A; I = 0,8A
D. I1 = 0,3A ; I2 = 0,4 A; I = 0,6A
Câu 8: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết điện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện của dây thứ 2, dây thứ 2 có điện trở 6Ω.Điện trở của dây thứ nhất là:
A. 2Ω
B. 3Ω
C. 6Ω
D. 18Ω
Câu 9: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Ω.m, tiết điện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là
A. 200m
B. 220m
C. 250m
D. 280m
Câu 10. Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế hai đầu R3 và hai đầu mạch là:
A. U3 = 6V và U = 16V
B. U3 = 4V và U =14V
C. U3 = 5V và U = 12V
D. U3 = 8V và U = 18V
ĐÁP ÁN
1. C | 2. C | 3. C | 4. D | 5. C |
6. C | 7. A | 8. A | 9. B | 10. D |
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí thì có góc khúc xạ r:
A. Nhỏ hơn góc tới i
B. Lớn hơn góc tới i
C. Bằng góc tới i
D. Cả 3 phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.
Câu 2. Khi 1 tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ
B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ
C. Có thể xảy ra đồng thời cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ
D. Không thể xảy ra đồng thời cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ
Câu 3. Trong hình vẽ sau đây, biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu diễn hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước?
A. hình A
B. hình B
C. hình C
D. hình D.
Câu 4. Chiếu 1 tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
A. tăng dần
B. giảm dần
C. không thay đổi
D. lúc đầu giảm sau đó tăng.
Câu 5. Ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ là ảnh nào dưới đây?
A. ảnh thật, lớn hơn vật
B. ảnh thật, nhỏ hơn vật
C. ảnh ảo, lớn hơn vật
D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật
Câu 6. Dùng 1 thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng mặt trời (chùm sáng song song ) theo phương song song với trục chính của thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
B. chùm tia ló là chùm song song
C. chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kỳ
D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 7: Chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau
A. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh thật.
B. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn lớn hơn vật
C. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn ngược chiều với vật
D. vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính .
Câu 8: chọn cách vẽ đúng trên hình sau:
A. hình A và B
B. hình B
C. hình B và C
D. hình C
Câu 9: Đặt 1 vật sáng trên trục chính và vuông góc với trục chính cách thấu kính hội tụ d= 8cm; tiêu cự của thấu kính f = 12cm. ta thu được 1 ảnh loại gì cách thấu kính bao xa?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 24cm
B. Ảnh thật, cách thấu kính 4,8cm
C. Ảnh thật, cách thấu kính 12cm
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 24cm
Câu 10. một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ cho ảnh ảo cao bằng 1/3 vật và cách thấu kính 12cm. Vị trí đặt vật cách thấu kính:
A. 12cm
B. 18cm
C. 24cm
D. 36cm
ĐÁP ÁN
1. B | 2. C | 3. B | 4. B | 5. D | 6. C | 7. D | 8. B | 9. D | 10. D |
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Để chuyến đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. Tăng gấp 2 lần
B. Tăng gấp 4 lần
C. Giảm 2 lần
D .Không tăng, không giảm.
Câu 2. Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau, cách nào là đúng
A. Đưa cực nam châm lại gần ống dây
B. Đưa cực nam châm ra xa ống dây
C. Quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng
D. Cả 3 cách đều đúng.
Câu 3. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều, khi số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. Luôn luôn tăng
B. Luôn luôn giảm
C. Luôn phiên tăng, giảm
D. Luôn luôn không đổi.
Câu 4. Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây? Chọn cây trả lời đầy đủ nhất.
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ
B. Tác dụng nhiệt, tác dụng cơ
C. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang
D. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.
Câu 5. Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa
A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng cách xa nhau
B. Vì điện năng sản xuất trong kho không thể để trong kho được
C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay
D. Cả 3 lý do A, B, C đều đúng.
Câu 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu? dùng dòng điện xoay chiều để:
A. Nấu cơm bằng nồi cơm điện
B. Thắp sáng 1 bóng đèn nêon
C. Sử dụng tivi trong gia đình
D. Chạy một máy bơm nước.
Câu 7: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phần chính để có thể tạo ra dòng điện là
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Câu 8: khi có dòng điện 1 chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của 1 máy biến thế thì trong cuộn dây thứ cấp đã nối thành mạch kín
A. Có dòng điện 1 chiều không đổi
B. Có dòng điện 1 chiều biến đổi
C. Có dòng điện xoay chiều
D. Không có dòng điện nào cả.
Câu 9: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là
A. 9V
B. 4,5V
C. 3V
D. 1,5V
Câu 10. Người ta truyền tải 1 công suất điện 10kW bằng 1 đường dây dẫn có điện trở 9Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,25kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là
A. 9000V
B. 45000V
C. 50000V
D. 60000V.
ĐÁP ÁN
1. A | 2. D | 3. C | 4. D | 5. D | 6. A | 7. C | 8. D | 9. C | 10. D |
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?
A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp .
A. \(R = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)
B. \(R = {R_1} + {R_2}\)
C. \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)
D. \(R = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
Câu 3. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ 2 có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ 2 là bao nhiêu?
A. 4Ω
B .6 Ω
C. 8 Ω
D. 10Ω
Câu 4. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3 . Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?
A. R3 > R2 > R1
B. R1 > R3 > R2
C. R2 > R1 > R3
D. R1 > R2 > R3
Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây là đúng nhất ? Công suất điện để chỉ
A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít
B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu
C. hiệu điện thế sử dụng lớn hay bé
D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện
Câu 6. Mắc điện trở R1 = 40Ω và R2 = 80 Ω vài hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là
A. 0,1A
B. 0,15A
C. 0,45A
D. 0,3A
Câu 7: Một bàn là có ghi 220V – 800W mắc vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là
A. 3,6A
B. 0,5A
C. 2,6A
D. 4,2A
Câu 8: Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω măc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là U1= 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế hai đầu R3 và hiệu điện thế hai đầu mạch là
A. U3 = 6V và U = 16V
B. U3 = 4V và U = 14V
C. U3 = 5V và U = 12V
D. U3 = 8V và U = 18V
Câu 9: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện .Để hai bóng đèn cùng sáng bình thường ta chọn hai bóng đèn như thế nào ?
A. Có cùng hiệu điện thế định mức
B. Có cùng công suất định mức
C. Có cùng cường độ dòng điện định mức
D. Có cùng điện trở
Câu 10. Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R=48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là
A. 898011J
B. 898110J
C. 898101J
D. 890801J
ĐÁP ÁN
1. C | 2. B | 3. D | 4. A | 5. D |
6. A | 7. C | 8. D | 9. C | 10. B |
...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Tân Thạnh Tây. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!