Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Bình Hòa

TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 9

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?

A. i > r

B. khi i tăng thì r cũng tăng

C. khi i tăng thì r giảm

D. khi i = 00 thì r = 00

Câu 2. Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm        

A. trong mặt phẳng tới

B. trong cùng mặt phẳng với tia tới

C. trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường

D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.

Câu 3. Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?

A. ảnh thật, cùng chiều với vật

B. ảnh thật, ngược chiều với vật

C. ảnh ảo, cùng chiều với vật

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật

Câu 4. Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau?

A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật

B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật

C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật

D. Một câu trả lời khác.

Câu 5. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính hội tụ?

A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa

B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm

C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo

D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo.

Câu 6. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính phân kỳ ?

A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa

B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.

C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.

D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?

A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực

C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.

Câu 8: Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:

A. 00

B. 300

C. 600

D. 900

Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ cùng chiều và cao bằng hai lần vật AB.

Điều nào sau đây là đúng nhất?         

A. OA = f

B. OA = 2f

C. OA > f

D. OA < f

Câu 10. Một vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là  

A. 40cm

B. 30cm

C. 20cm

D. 10cm

TỰ LUẬN

Câu 1. Hai dây nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện S1 và có điện trở R1, dây thứ nhất có tiết diện S2 = 4S1 và có điện trở R2. Tính tỷ số điện trở của hai dây này?

Câu 2. Một sợi dây sắt dài l1 = 100m có tiết diện S1 = 0,2mm2 có điện trở R1 = 120Ω. Hỏi một sợi dây sắt khác dài l2 = 50m có điện trở R2 = 40Ω thì có tiết diện S2 bằng bao nhiêu? 

Câu 3. Điện trở của hai dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hai dây dẫn giống nhau (có cùng tiết diện chiều dài) nhưng được làm bằng hai kim loại khác nhau điện trở của chúng có thể bằng nhau không? Tại sao?

Câu 4. Một dây tóc bóng đèn làm bằng Vonfam ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 50Ω có tiết diện tròn đường kính 0,04mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này. Cho biết điện trở suất của Vonfam là p = 5,5.10-8Ωm.  

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

B

D

B

C

A

D

D

Câu 1:

Ta có:

+ \({R_1} = \rho \frac{l}{{{S_1}}}\)

+ \({R_2} = \rho \frac{{{l_2}}}{{{S_2}}} = \rho \frac{l}{{4{S_1}}} = \frac{1}{4}\rho \frac{l}{{{S_1}}} = \frac{1}{4}{R_1}\)

Suy ra:\(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4\)

Câu 2:

Ta có \(R = \dfrac{\rho l}{S} \Rightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} =\dfrac {{{l_1}{S_2}} }{ {{l_2}{S_1}}}\).

Vậy \({S_2} = \dfrac{{{R_1}.{S_1}.{l_2}} }{ {{R_2}{l_1}}} = \dfrac {{120.0,2.50} }{ {40.100}}\)\(\; = 0,3\,m{m^2}\)

Câu 3:

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào:

- chiều dài dây.

- tiết diện dây.

- bản chất của dây.

Hai dây dẫn giống nhau (có cùng tiết diện chiều dài) nhưng được làm bằng hai kim loại khác nhau thì điện trở của chúng khác nhau, vì điện trở suất của chúng khác nhau.

Câu 4:

Sử dụng công thức \(S = \dfrac{{{d^2}\pi } }{ 4}\)

Diện tích tiết diện của dây: 

\(S = \dfrac{{{d^2}\pi } }{ 4} = \dfrac{{0,{{04}^2}{{.10}^{ - 6}}.3,14} }{ 4} \)\(\;= 12,{6.10^{ - 10}}\,\,{m^2}\)

Sử dụng công thức \(R = \rho {l \over S}  \Rightarrow l = R{S \over \rho }\)

Vậy chiều dài của dây là \(l = \dfrac{{RS} }{\rho} = \dfrac{{50.12,{{6.10}^{ - 10}}}}{{5,{{5.10}^{ - 8}}}} = 1,15m\)

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng: 

A. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động mạnh nhất.

B. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động yếu nhất.

C. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động bình thường.

D. Các phát biểu trên đều sai

Câu 2. Các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều?

A. Phần cứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều

B. Phần cảm: là nam châm sinh ra từ trường

C. Rôtô: là bộ phận quay

D. Stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài.

Câu 3. Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút, biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là 2A và hiệu suất của động cơ là 80%.

A. 211,300J

B. 211,200J

C. 211,600J

D. 271,200J

Câu 4. Cho hai điện trở có giá trị R1 = R2. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 5. Một bóng đèn trên nhãn có ghi 220V – 40W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là

A. 400W                    

B. 2400J           

C. 2200kW                 

D. 24kJ

Câu 6. Khi bếp điện hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành dạng năng lượng là.

A. Nhiệt năng

B. Hóa năng

C. Cơ năng

D. Năng lượng ánh sáng                      

Câu 7: Mối quan hệ giữa đơn vị jun và đơn vị calo là?

A. 1J = 0,24 calo

B. 1calo = 0,24J

C. 1J = 1calo

D. 1J = 4,18calo               

Câu 8: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý nhất?

A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện

B. Không đun nấu bằng điện

C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết

D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết.                        

Câu 9: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 24V, giá trị các điện trở là R1 = R2 = 8Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản sinh ra trong mạch là

A. 103680J                       

B. 1027,8J                                    

C. 712,8J                          

D. 172,8J

Câu 10. Một bóng đèn có công suất 40W có dòng định mức chạy qua là I = 2A, phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế nào để nó sáng bình thường?

A. U = 110V

B. U = 220V

C. U = 40V

D. U = 20V

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. B

4. B

5. B

6. A

7. A

8. C

9. A

10. D

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Mắc biến trở vào một hiệu điện thế không đổi.Nhiệt lượng tỏa ra trên biến trở trong cùng một thời gian sẽ tăng bốn lần khi điện trở của biến trở

A. Tăng lên gấp đôi

B. Giảm đi hai lần

C. Giảm đi bốn lần

D. Tăng lên bốn lần.

Câu 2. Trên các dụng cụ điện thường ghi số 220V và số oát (W). Số oát (W) này cho biết điều nào dưới đây?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế 220V

C. Công mà dòng điện thực hiện trong 1 phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong 1 giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế

Câu 3. Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 30 phút, biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 380V, cường độ dòng điện qua động cơ là 4,5A và hiệu suất của động cơ là 75%.

A. 2308500J

B.1308500J

C. 2108500J

D. 3108500J

Câu 4. Cho hai điện trở có giá trị R1 = 2R2. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4,5 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 3 lần

Câu 5. Bếp điện trên nhãn có ghi 220V – 1500W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong 10 phút là

A. 1000W                  

B. 9000J     

C. 60kW                     

D. 90kJ

Câu 6. Công thức nào là công thức công suất của một đoạn mạch.

A. P = U.R.t                 

B. P = I.R

C. P = U.I.t                 

D. P = U.I

Câu 7: đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất điện?

A. KW                         

B. Kw.A

C. W                           

D. kW.h   

Câu 8. Điện năng được sử dụng nhiều vì lý do nào sau đây?

A. Dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác

B. Dễ truyền tải đi mọi nơi

C. Truyền tải rất nhanh chóng và hiệu suất cao

D. Cả ba ý trên đều đúng.            

Câu 9: Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây dẫn này có cường độ là 0,3A. Nếu tăng hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì công suất dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?

A. 1,35W                               

B. 2,25W    

C. 3,75W                               

D. 7,5W

Câu 10. Một bóng đèn có ghi 3V – 6W. điện trở của bóng đèn có giá trị nào dưới đây.

A. R = 0,5Ω                           

B. R = 1Ω

C. R = 1,5Ω                           

D. R = 2Ω

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. A

4. B

5. D

6. D

7. D

8. D

9. C

10. C

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng mới ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đặt một cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn

B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm

C. Cho dòng điện 1 chiều chạy qua cuộn dây

D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.

Câu 2. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim, xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.

B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh

C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại

D. Đo thể tích và khối lượng thanh kim loại.

Câu 3. Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm

A. Chỉ về hướng Đông của địa lý

B. Chỉ về hướng Bắc của địa lý

C. Chỉ về hướng Nam của địa lý

D. Chỉ về hướng Tây của địa lý

Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Kim (1)… nào cũng có hai cực. Cực luôn luôn chỉ hướng Bắc được gọi là cực(2)…

A. (1) điện điện kế ; (2) dương

B. (1) sắt ; (2) nam

C. (1) nam châm ; (2) âm

D. (1) nam châm ; (2) bắc.

Câu 5. Chiều quy ước của đường sức từ quy ước như thế nào?

A. Đi từ cực bắc đến cực nam của kim nam châm

B. Đi từ cực dương đến cực âm

C. Đi từ cực âm đến cực dương

D. Đi từ cực nam đến cực bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.

Câu 6. Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới dây?

A. Sự nhiễm từ của sắt, thép

B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua

C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép

D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.          

Câu 7: Nam châm điện là một ống dây có điện chạy qua, trong lòng ống dây có một lõi bằng:

A. Sắt non       

B. Niken

C. Côban         

D. Thép                

Câu 8: Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm:

A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.

C. Phụ thuộc cả chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

D. Không phụ thuộc cả vào chiều đường sức và chiều dòng điện.   

Câu 9: Căn cứ vào thí nghiệm Ơ-xtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng.

A. Dòng điện gây ra từ trường

B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường

C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.

D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.    

Câu 10. Một dây dẫn có dòng điện chạy qua từ A đến B, đặt trong từ trường (hình vẽ). chiều của lực tương tác lên dây sẽ hướng như thế nào?

A. Hướng lên trên

B. Hướng xuống dưới

C. Hướng ra ngoài

D. Hướng vào trong tờ giấy

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. B

4. D

5. D

6. B

7. A

8. C

9. A

10.D

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Tại sao khi dòng điện chạy qua mạch thì dây tóc bóng đèn nóng sáng lên?

Còn dây dẫn điện thì hầu như không nóng lên mấy ?

A. Điện trở dây tóc bé còn điện trở dây dẫn lớn .

B. Dây dẫn bằng đồng nên tỏa nhiệt nhanh

C. Cường độ dòng điện qua dây tóc lớn , còn qua dây dẫn bé.

D. Nhiệt tỏa ra trên dây tóc lớn, nhiệt tỏa ra bên dây dẫn bé hơn.

Câu 2. Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 30 phút là 2308500J, và hiệu suất của động cơ là 75% .Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 380V, Cường độ dòng điện qua động cơ là:

A. 1,5A                       

B. 2,5A

C. 3,5A                       

D. 4,5A

Câu 3. Cho hai điện trở có giá trị R=3Rnếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song ?

A.Tăng 15/4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 16/3 lần

Câu 4.Dùng bàn là ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là: 60kJ.Công suất bàn là trên có giá trị ?

A.1500W                       

B. 1000W

C. 6kW                         

D. 1,2kW

Câu 5. Dụng cụ nào để đo điện năng sử dụng ?

A. Oát kế             

B. Ampe kế  

C. Vôn kế             

D. Công tơ điện

Câu 6Dụng cụ nào sau đây không sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện

A. Nồi cơm điện

B. Bàn là điện

C. Cầu chì

D. Bóng đèn điện Ne on (đèn tuýp) .

Câu 7Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút là 211200J, và hiệu suất của động cơ là 80% .Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, Cường độ dòng điện qua động cơ là:

A. 2A                           

B. 2,5A

C. 3,5A                       

D. 4,5A

Câu 8Người ta dùng công tơ điện để đo đại lượng nào sau đây

A. Công suất điện

B. Công của dòng điện

C. Cường độ dòng điện

D. Điện trở của mạch điện.

Câu 9. Cho hai điện trở có giá trị R=4Rnếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. Tăng 6 lần

B. Giảm 6,25 lần

C. Tăng 3 lần

D.Giảm 2 lần

Câu 10Dùng bàn là trên nhãn có ghi 220V – 1000W. ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là?

A. 1000W                 

B. 1000J                     

C. 60kW                   

D. 60KJ

ĐÁP ÁN

1. D

2. D

3. D

4. B

5. D

6. D

7. A

8. D

9. B

10. D

...

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 9 năm 2021 Trường THCS Bình Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?