TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN: VẬT LÝ 12 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa với li độ \(x = 10cos\left( {\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
A. \(100cm/{s^2}\)
B. \(10cm/{s^2}\)
C. \(100\pi cm/{s^2}\)
D. \(10\pi cm/{s^2}\)
Câu 2: Một chất điểm dao động quanh vị trí cân bằng với phương trình li độ \(x = 2.\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\) (x đo bằng cm; t đo bằng s). Tại thời điểm \(t = 0,25s\) chất điểm có li độ bằng:
A. \(2cm\)
B. \(\sqrt 3 cm\)
C. \( - 2cm\)
D. \( - \sqrt 3 cm\)
Câu 3: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của bình phương vận tốc \(\left( {{v^2}} \right)\) vào li độ x như hình vẽ. Tần số góc của vật là
A. 10 rad/s.
B. 2 rad/s
C. 20 rad/s.
D. 40 rad/s
Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Phương trình vận tốc của vật là \(v = 20\pi \cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm{\rm{/}}s} \right)\). Phương trình dao động của vật có dạng
A. \(x = 5\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
B. \(x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
C. \(x = 5\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)
D. \(x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\left( {cm} \right)\)
Câu 5: Vật dao động điều hoà theo phương trình \(x = 10\cos \left( {\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\) Thời gian vật đi được quãng đường \(S = 5cm\) kể từ thời điểm ban đầu \(t = 0\) là
A. \(\frac{1}{6}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)
B. \(\frac{1}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)
C. \(\frac{1}{4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)
D. \(\frac{1}{{12}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} s\)
Câu 6: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và chân không.
B. rắn, khí và chân không.
C. lỏng, khí và chân không.
D. rắn, lỏng, khí.
Câu 7: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây dài căng ngang. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất trên dây mà dao động tại hai phần tử đó cùng pha.
B. Bước sóng là quãng đường sóng lan truyền được trên dây trong một chu kì của sóng.
C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp
D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử đang ở vị trí cân bằng liên tiếp trên dây
Câu 8: Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li dộ dao động của phần tử tại M là \(3cm\) thì li độ dao động của phần tử tại N là \( - 3cm\) . Biên độ dao động sóng bằng
A. \(6cm\)
B. \(3cm\)
C. \(2\sqrt 3 cm\)
D. \(3\sqrt 2 cm\)
Câu 9: Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tân số \(f = 10Hz\). Tại một thời điểm nào đó một phần mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là:
A. Từ A đến E với tốc độ 8m/s.
B. Từ A đến E với tốc độ 6m/s.
C. Từ E đến A với tốc độ 6m/s.
D. Từ E đến A với tốc độ 8m/s.
Câu 10: Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình:
\(u = 0,5cos\left( {50x - 1000t} \right)cm\), trong đó x có đơn vị là cm, t có đơn vị là s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng?
A. 25 lần.
B. 20 lần.
C. 100 lần.
D. 50 lần.
Câu 11: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Anten
B. Mạch biến điệu
C. Mạch khuếch đại
D. Mạch tách sóng
Câu 12: Quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 màu đặc trưng là:
A. đỏ, lục, chàm, tím
B. đỏ, cam, vàng, tím
C. đỏ, vàng, lam, tím
D. đỏ, lam, chàm, tím
Câu 13: Trong thí nghiệm Young, gọi a là khoảng cách hai khe S1 và S2; D là khoảng cách từ \({S_1}{S_2}\) đến màn; b là khoảng cách 5 vân sáng kề nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là:
A. \(\frac{{ba}}{D}\)
B. \(\frac{{ba}}{{4D}}\)
C. \(\frac{{ba}}{{5D}}\)
D. \(\frac{{4ba}}{D}\)
Câu 14: Khi nói về dao động điện từ trong một mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Điện tích của một bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian
B. Điện áp của giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian
C. Năng lượng điện từ trong mạch biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian
Câu 15: Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,06\mu m\). Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có:
A. Vân sáng bậc 3
B. Vân tối bậc 3
C. Vân tối bậc 2
D. Vân sáng bậc 2
Câu 16: Sắp xếp đúng thứ tự của các tia theo sự giảm dần của bước sóng trên thang điện từ
A. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen
B. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia hồng ngoại
C. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia tử ngoại
D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh
B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ
C. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt
D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ
Câu 18: Trong thí nghiệm Young: a = 1mm; D = 2m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,66\mu m\) chiếu vào khe S. Biết bề rộng của vùng giao thoa 13,2mm. Số vân sáng trên màn là:
A. 11 B. 13
C. 9 D. 15
Câu 19: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ C = 880pF và cuộn \(L = 20\mu H\). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là:
A. \(\lambda = 100m\)
B. \(\lambda = 500m\)
C. \(\lambda = 250m\)
D. \(\lambda = 150m\)
Câu 20: Điện trường xoáy là điện trường
A. của các điện tích đứng yên
B. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ
C. có các đường sức không khép kín
D. giữa hai bản tụ có điện tích không đổi.
TỰ LUẬN
Câu 1: Trong hai hạt nhân \({}_3^6Li;{}_{13}^{27}Al,\) hạt nhân nào bền vững hơn? Biết khối lượng hạt nhân \({}_3^6Li\) là 6,0151u và khối lượng hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) là 26,98146u.
Câu 2: Sau 1 năm, lượng hạt nhân ban đầu của một chất đồng vị phóng xạ giảm 3 lần. Nó sẽ giảm bao nhiêu lần sau 3 năm?
Câu 3: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ điện C=2nF và cuộn cảm \(\) \(L = 8,8\mu H.\)
a) (1 điểm) Mạch trên có thể bắt được sóng có bước sóng \({\lambda _0}\) bằng bao nhiêu? Sóng đó thuộc dải sóng vô tuyến nào? Tính tần số f0 tương ứng.
b) (1,5 điểm) Để bắt được dải sóng ngắn \((10m \div 50m)\) cần ghép thêm một tụ xoay Cx có giá trị bằng bao nhiêu? Cách ghép như thế nào?
ĐÁP ÁN
1.A | 2.C | 3.A | 4.C | 5.A | 6.D | 7.D | 8.C | 9.D | 10.A | ||||||||
11. D | 12. D | 13. B | 14. C | 15. A | 16. D | 17. B | 18. A | 19. C | 20. B |
TỰ LUẬN
Câu 1:
Ta có năng lượng liên kết riêng của nhóm là
\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta {{\rm{W}}_{Al}}}}{{{A_{Al}}}} = \dfrac{{(13{m_p} + 14{m_n} - {m_{Al}}){c^2}}}{{{A_{Al}}}} \\= \dfrac{{(13.1,0073 + 14.1,0087 - 26,98146)u{c^2}}}{{27}}\\ = \dfrac{{0,23524.931,5}}{{27}} = 8,1\,MeV/nuclon\end{array}\)
Năng lượng liên kết của liti là
\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta {{\rm{W}}_{Li}}}}{{{A_{Li}}}} = \dfrac{{(3{m_p} + 3{m_n} - {m_{Li}}}}{{{A_{Li}}}}\\ = \dfrac{{(3.1,0073 + 3.1,0087 - 6,0151)u{c^2}}}{6}\\ = 5,1\,MeV/nuclon\end{array}\)
Vậy hạt nhân nguyên tử nhôm bền vững hơn.
Câu 2:
Khối lượng hạt nhân chất phóng xạ còn lại sau 1 năm là
\({m_1} = {m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)
Khối lượng hạt nhân chất phóng xạ còn lại sau 3 năm là
\({m_2} = {m_0}{e^{ - 3\lambda t}} = {m_0}{({e^{ - \lambda t}})^3}\)
Theo đề bài: \(\dfrac{{{m_1}}}{{{m_0}}} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow {e^{ - \lambda t}} = \dfrac{1}{3}.\)
Do đó ta có: \(\dfrac{{{m_2}}}{{{m_0}}} = {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^3} = \dfrac{1}{{27}}.\)
Câu 3:
\(a)f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {L{C_0}} }} = 1,{2.10^6}Hz;\)
\(\lambda = \dfrac{c}{f} = 250m.\)
Vậy sóng chung.
b) Khi \({\lambda _1} = 10m \Rightarrow {\lambda _1} = 2\pi \sqrt {L{C_1}} \)
\( \Rightarrow {C_1} = \dfrac{{\lambda _1^2}}{{4{\pi ^2}{c^2}L}}\)\(\, = \dfrac{{{{10}^2}}}{{4{\pi ^2}{{.3}^2}{{.10}^{16}}.8,{{8.10}^{ - 6}}}} = 3,{2.10^{ - 13}}F\)
Do \({C_1} < {C_0} \Rightarrow \) ghép Cx nối tiếp C0:
\(\dfrac{1}{{{C_1}}} = \dfrac{1}{{{C_x}}} + \dfrac{1}{{{C_0}}}\)\(\, \Rightarrow {C_x} = 0,32pF\)
\(\begin{array}{l}Khi\,{\lambda _2} = 50m\\ \Rightarrow {C_2} = \dfrac{{\lambda _2^2}}{{4{\pi ^2}{c^2}L}}\\\;\;\;\;\;\;\;\;\; = \dfrac{{{{50}^2}}}{{4{\pi ^2}{{.3}^2}{{.10}^{16}}.8,{{8.10}^{ - 6}}}}\\ \;\;\;\;\;\;\;\;\;= 1,{6.10^{ - 12}}F = 1,6pF\end{array}\)
Do C2
---(Hết đề ôn tập số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với vận tốc 3 m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là \({u_O} = 2\cos \left( {4\pi t} \right)(cm)\) . Phương trình sóng tại điểm M nằm sau O và cách O một khoảng 50 cm là
A. \({u_M} = 2\cos \left( {4\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
B. \({u_M} = 2\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
C. \({u_M} = 2\cos \left( {4\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\)
D. \({u_M} = 2\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm\)
Câu 2: Một xe máy chạy trên con đường lát gạch, cứ cách khoảng 12m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 s. Xe bị xóc mạnh nhất khi vận tốc của xe là
A. 27 km/h
B. 64,8 km/h
C. 28,8 km/s
D. 60 km/h
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau mỗi chu kì biên độ giảm 3%. Gốc thế năng tại vị trí của vật mà lò xo không biến dạng. Phần trăm cơ năng của con lắc bị mất đi sau một dao động toàn phần là
A. 1,73%
B. 1,51 %
C. 5,91 %
D. 9,41 %
Câu 4: Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng ω0 = 20 rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo một ngoại lực biến thiên điều hòa \({F_n} = {F_0}.\cos 10t\left( N \right)\). Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Khi vật qua li độ x = 3,6 cm thì tốc độ của vật là
A. 36 cm/s
B. 72 cm/s
C. 48 cm/s
D. 96 cm/s
Câu 5: Một vật dao động điều hòa phải mất 0,2 s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng không, hai điểm ấy cách nhau 6cm. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chu kì dao động là 0,4 s.
B. Tốc độ trung bình trong một chu kì là 0,6 m/s
C. Vận tốc cực đại của vật là 0,15π m/s
D. Quãng đường đi được trong một chu kì là 12 cm
Câu 6: Đồ thị biểu diễn dao động điều hòa ở hình vẽ bên ứng với phương trình vận tốc nào sau đây?
A. \(v = 100\pi \cos \left( {20\pi t} \right)cm/s\)
B. \(v = 50\pi \cos \left( {10\pi t} \right)cm/s\)
C. \(v = 100\pi \cos \left( {20\pi t + \pi } \right)cm/s\)
D. \(v = 50\pi \cos \left( {10\pi t + \pi } \right)cm/s\)
Câu 7: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lấy π2 = 10. Khi vật ở vị trí có li độ x thì vận tốc của vật là v. Lực hồi phục cực đại của con lắc được xác định theo biểu thức
A. \(k\left( {{x^2} + \frac{{m{v^2}}}{k}} \right)\)
B. \(k\sqrt {\left( {{x^2} + \frac{{k{v^2}}}{m}} \right)} \)
C. \(k\sqrt {\left( {{x^2} + \frac{{m{v^2}}}{k}} \right)} \)
D. \(k\left( {{x^2} + \frac{{k{v^2}}}{m}} \right)\)
Câu 8: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Kéo con lắc sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 100 rồi thả nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Con lắc dao động với vận tốc cực đại là
A. 22,1 cm/s
B. 22,1 m/s
C. 38,6 cm/s
D. 3,86 m/s
Câu 9: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình \({x_1} = 7\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm;\) \({x_2} = {A_2}\cos \left( {\omega t + \frac{{7\pi }}{{12}}} \right)cm\) . Biết vận tốc cực đại của vật là 1 m/s và gia tốc cực đại của vật là 4 m/s2. Khi đó biên độ A2 là
A. 24 cm
B. 18 cm
C. 12 cm
D. 9 cm
Câu 10: Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây dài với biên độ không đổi. Điều kiện để tốc độ trung bình trong một chu kì của một điểm trên sợi dây bằng một nửa tốc độ truyền sóng là
A. Bước sóng bằng hai lần biên độ sóng
B. Bước sóng bằng một nửa biên độ sóng
C. Bước sóng bằng tám lần biên độ sóng
D. Bước sóng bằng bốn lần biên độ sóng
ĐÁP ÁN
1.A | 2.C | 3.C | 4.D | 5.B | 6.B | 7.C | 8.C | 9.A | 10.D |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là
A. \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
B. \(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
C. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)
D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)
Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 5.\cos \left( {\frac{{3\pi }}{4}t + \frac{\pi }{4}} \right)\) cm. Pha ban đầu của dao động là
A. \(\pi \)
B. \(\frac{{3\pi }}{4}\)
C. \(\frac{\pi }{2}\)
D. \(\frac{\pi }{4}\)
Câu 3: Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc tơi tự do g, một con lắc đơn mà dây treo dài l đang dao động điều hòa. Tần số dao động của con lắc là
A. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)
B. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \)
C. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)
Câu 4: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn nếu tần số của lực cưỡng bức càng lớn
C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn nếu chu kì của lực cưỡng bức càng lớn
D. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.
Câu 5: Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là
A. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
B. \({A_1} + {A_2}\)
C. \(\sqrt {\left| {A_1^2 - A_2^2} \right|} \)
D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \)
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng cơ?
A. Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường
B. Tốc độ truyền sóng tỉ lệ nghịch với chu kì của sóng
C. Hai phần tử cách nhau một bước sóng trên cùng một phương truyền sóng thì dao động đồng pha với nhau
D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.
Câu 7: Nếu biên độ dao động của một vật dao động điều hòa giảm hai lần thì tần số dao động của vật
A. Tăng 4 lần
B. không đổi
C. giảm 2 lần
D. tăng 2 lần
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học
A. Sóng dọc và sóng ngang đều truyền được trong chất rắn
B. Sóng dọc không truyền dược trong chất lỏng và trong chân không
C. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang truyền theo phương ngang
D. Khi sóng truyền đi, các phân tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng
Câu 9: Hai chất điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục Ox, quanh điểm O với cùng tần số f có phương trình là: \({x_1} = A\cos \left( {2\pi ft - \frac{\pi }{3}} \right);{x_2} = 2A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) . Độ dài đại số M1M2 = x biến đổi theo thời gian với quy luật nào?
A. \(x = A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)
B. \(x = 3A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)
C. \(x = A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{\pi }{3}} \right)\)
D. \(x = 3A.\cos \left( {2\pi ft + \frac{\pi }{3}} \right)\)
Câu 10: Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần đều
B. Lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng
C. Vecto gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ
D. Vecto vận tốc của vật đổi chiều tại các vị trí biên.
ĐÁP ÁN
1.D | 2.D | 3.D | 4.D | 5.A | 6.B | 7.B | 8.A | 9.B | 10.A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Một sóng hình sin có tần số f, lan truyền với tốc độ v. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là
A. \(\frac{v}{f}\)
B. \(\frac{v}{{2f}}\)
C. \(\frac{{vf}}{2}\)
D. \(vf\)
Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A, độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng là ∆l0. Nếu ∆l0 > A thì trong quá trình dao động tỉ số giữa độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là
A. \(\frac{{\Delta {l_0} + A}}{{\Delta {l_0} - A}}\)
B. \(\frac{{\Delta {l_0} + A}}{A}\)
C. \(\frac{A}{{\Delta {l_0} - A}}\)
D. \(\frac{A}{{\Delta {l_0}}}\)
Câu 3: Vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A.\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t + \frac{\pi }{2}} \right)\) , gia tốc của vật có độ lớn cực đại tại thời điểm
A. \(t = 0,5T\)
B. \(t = 0\)
C. \(t = T\)
D. \(t = 0,25T\)
Câu 4: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ A, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Vật có động năng bằng thế năng khi cách vị trí cân bằng một khoảng
A. \(\frac{A}{4}\)
B. \(\frac{{A\sqrt 3 }}{2}\)
C. \(\frac{A}{2}\)
D. \(\frac{{A\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 5: Để số dao động trong một giây của con lắc đơn dao động điều hòa tăng lên thì phải
A. Giảm chiều dài sợi dây
B. Tăng chiều dài sợi dây
C. Giảm khối lượng vật nặng
D. Tăng khối lượng vật nặng
Câu 6: Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa với cùng biên độ. Gọi l1, F1 và l2, F2 lần lượt là chiều dài, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và của con lắc thứ hai. Biết 4l1 = 5l2. Tỉ số \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\) bằng
A. \(\frac{5}{4}\)
B. \(\frac{4}{5}\)
C. \(\frac{{25}}{{16}}\)
D. \(\frac{{16}}{{25}}\)
Câu 7: Sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là \(u = 4\cos \left( {5\pi t - 0,2\pi x} \right)\) cm với t đo bằng s, x đo bằng m. Tốc độ truyền sóng này là
A. 4 m/s
B. 25 cm/s
C. 25 m/s
D. 4 cm/s
Câu 8: Có hệ con lắc lò xo treo thẳng đứng và hệ con lắc đơn cùng dao động điều hòa tại một nơi nhất đinh. Chu kì dao động của chúng bằng nhau, nếu chiều dài của con lắc đơn
A. Bằng độ biến dạng của lò xo ở vị trí thấp nhất
B. Bằng chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng
C. Bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng
D. Bằng chiều dài tự nhiên của lò xo
Câu 9: Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là
- Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ thuận với biên độ dao động
- Khi con lắc lò xo dao động điều hòa, gia tốc sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc
- Khi con lắc lò xo dao động điều hòa, gia tốc và vận tốc luôn cùng tần số với li độ
- Khi tăng độ cứng của lò xo thì tần số dao động của con lắc tăng
Với con lắc lò xo thẳng đứng dao động điều hòa, lực kéo về là lực đàn hồi của lò xo
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực đại khi
A. Gia tốc có độ lớn bằng không
B. Lò xo có chiều dài cực tiểu
C. Lực hồi phục có độ lớn cực đại
D. Lò xo có chiều dài cực đại
ĐÁP ÁN
1.B | 2.A | 3.D | 4.D | 5.A | 6.B | 7.C | 8.C | 9.C | 10.A |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình \(u = 5\cos \left( {6\pi t - \pi x} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\) ( x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trong môi trường bằng
A. \(\frac{1}{6}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\)
B. \(3m/s\)
C. \(6cm/s\)
D. \(6m/s\)
Câu 2: Một lò xo nhẹ có k = 100N/m một đầu cố định, đầu còn lại gắn vật m = 0,1kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tại thời điểm t = 1s, độ lớn lực đàn hồi là 6N, thì tại thời điểm sau đó 2019s độ lớn của lực phục hồi là
A. \(3\sqrt 3 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\)
B. \(6N\)
C. \(3\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\)
D. \(3N\)
Câu 3: Một vật có khối lượng m = 100g, dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực kéo về F theo thời gian t. Biên độ dao động của vật là
A. 6cm.
B. 12cm.
C. 4cm.
D. 8cm.
Câu 4: Một con lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m, được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động lực đàn hồi có độ lớn cực đại gấp 1,5 lần trọng lượng của vật. Biết tốc độ cực đại của vật bằng 35cm/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Giá trị của m là:
A. 408g.
B. 102g.
C. 306g.
D. 204g.
Câu 5: Con lắc lò xo treo thẳng đứng vào giá cố định, khối lượng vật nặng là m = 100g. Con lắc dao động điều hòa theo phương trình \(x = \cos \left( {10\sqrt 5 t} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\). Lấy \(g = 10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\). Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá treo có giá trị là
A. \(1,5N;\,\,0,5N\)
B. \(1,5N;\,\,0N\)
C. \(2N;\,\,0,5N\)
D. \(1N;\,0N\)
Câu 6: Hai lò xo có chiều dài bằng nhau độ cứng tương ứng là \({k_1};{k_2}\). Khi mắc vật m vào một lò xo k1, thì vật m dao động với chu kì \({T_1} = 0,45s\). Khi mắc vật m vào lò xo k2, thì vật m dao động với chu kì \({T_2} = 0,60s\). Khi mắc vật m vào hệ lò xo \({k_1}\)song song với \({k_2}\) thì chu kì dao động của m là:
A. 0,36s
B. 0,7s
C. 0,25s
D. 0,88s
Câu 7: Điểm M nằm trong vùng giao thoa của hai sóng kết hợp cùng pha, có bước sóng λ. Gọi và lần lượt là khoảng cách từ hai nguồn sóng S1 và S2 đến M. Lấy \(k = 0;{\mkern 1mu} \pm 1;{\mkern 1mu} \pm 2;\;...\). Điều kiện để M dao động với biên độ cực đại là
A. \({d_2} - {d_1} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4}\)
B. \({d_2} - {d_1} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2}\)
C. \({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
D. \({d_2} - {d_1} = k\frac{\lambda }{2}\)
Câu 8: Thực hiện thí nghiệm sóng dừng trên một sợi dây thẳng đứng có đầu trên cố định, đầu dưới gắn với cần rung dao động theo phương ngang với tần số 10 Hz. Quan sát trên dây thấy có 4 bó sóng và đo được khoảng cách hai đầu dây là 0,8m. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 2 m/s.
B. 8 m/s
C. 4 m/s.
D. 16 m/s.
Câu 9: Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha với tần số 50 Hz. Trên mặt chất lỏng xảy ra hiện tượng giao thoa. Điểm M cách S1 và S2 lần lượt là 12 cm và 14 cm dao động với biên độ cực đại. Trong khoảng giữa M và đường trung trực của S1S2 còn có 1 vân cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
A. 50 cm/s.
B. 25 cm/s.
C. 200 cm/s.
D. 100 cm/s.
Câu 10: Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là.
A. 18,67mm
B. 17,96mm
C. 19,97mm
D. 15,34mm
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.C | 4.D | 5.A | 6.A | 7.C | 8.C | 9.A | 10.C |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Võ Trường Toản. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.