TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN VẬT LÝ 12 Thời gian 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong dao động điều hòa
A.lực tác dụng lên vật trái dấu với li độ và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
B.vận tốc luôn trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với li độ.
C.gia tốc luôn trễ pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với vận tốc.
D.gia tốc và li độ luôn cùng pha.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x = 3cos\left( {2\ t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(cm)\)
Tần số của dao động là:
\(\begin{array}{l}A.\dfrac{\pi }{2}Hz\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.2\pi \,Hz\\C.\dfrac{{1}}{\pi}\,Hz\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.3\,Hz\end{array}\)
Câu 3: Một vật nhỏ khối lượng m = 0,01kg treo ở đầu một lò xo có độ cứng k = 4 N/m, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Chu kì dao động của vật là:
A.0,624s
B.0,314s
C.0,196s
D.0,157s
Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 8cm, tần số Hz. Lúc t = 0, chất điểm ở vị trí cân bằng và bắt đầu đi theo chiều dương. Phương trình dao động của chất điểm là:
\(\begin{array}{l}A.x = 4cos\left( {10\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(cm)\\B.x = 4cos(10\pi t + \pi )\,(cm)\\C.x = 4\sin \left( {10\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(cm)\\D.x = 4\sqrt 2 \sin (10\pi t + \pi )\,(cm)\end{array}\)
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm một quả cầu nhỏ gắn vào đầu một lò xo, dao động điều hòa với biên độ 2,5 cm dọc theo trục Ox, với chu kì 1,2s. Vào thời điểm t = 0, quả cầu đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương của trục Ox. Hỏi vào thời điểm nào sau đây quả cầu có li độ x = 1,25 cm?
A.t = 0,04s
B.t = 0,75s
C.t = 0,5s
D.t = 0,6s
Câu 6: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 2cos\left( {\pi t - \dfrac{{3\pi }}{4}} \right)\) trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây (s). Vào thời điểm t =3,5s vật đi qua vị trí có li độ
\(\begin{array}{l}A.x = 2cm\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.x = 2cm\\C.\sqrt 2 \,cm\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D. - \sqrt 2 cm\end{array}\)
Câu 7: Một vật nặng treo vào đầu lò xo làm cho lò xo dãn ra 4 cm. Đầu kia treo vào một điểm O cố định. Hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Cho \(g = {\pi ^2}\,m/{s^2}.\) Chu kì dao động của hệ là:
A.0,8s B.0,4s
C.0,2s D.1,6s
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng có khối lượng m, dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang. Thế năng của con lắc đó khi vật đi qua vị trí có li độ x = 3cm theo chiều âm là:
A.0,045J
B.0,09J
C.-0,045J
D.-0,09J
Câu 9: Một đầu của lò xo được treo vào điểm cố định O, đầu kia treo một quả nặng m1 thì chu kì T1 = 0,6s. Khi thay đổi quả nặng m2 vào thì chu kì dao động bằng T2 = 0,8s. Chu kì dao động khi treo đồng thời m1 và m2 vào lò xo là:
A.T = 1,6s
B.T = 1,4s
C.T = 1,0s
D. T = 1,2s
Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 10,0cm và cơ năng 0,8J. Độ cứng của lò xo là:
A.80 N/m
B.40 N/m
C.1,6 N/m
D.160 N/m
TỰ LUẬN
Câu 1: (2 điểm) Một sóng có chu kì T = 4s lan truyền trên mặt chất lỏng. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng, dao động ngược pha nhau là 2,5m. Xác định tốc độ truyền sóng.
Câu 2: (3 điểm) Một đoạn mạch RLC, trong đó \(R = 75\Omega ,C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \dfrac{2}{\pi }H.\) Điện áp ở hai đầu đoạn mạch: \(u = 50\sqrt 2 cos100\pi t\,(V).\)
a) (1,5 điểm) Tính tổng trở của đoạn mạch.
b) (1,5 điểm) Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch.
Câu 3: (3 điểm) Một mạch dao động lí tưởng, gồm tụ điện có điện dung \(C = 4\mu F\) và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 0,,9mH. Biết lúc ban đầu (t = 0), điện tích trên tụ có giá trị cực đại \({q_0} = {2.10^{ - 6}}C.\) Viết biểu thức tức thời của điện tích tụ điện và cường độ dòng điện qua mạch.
ĐÁP ÁN
1. A | 2. C | 3. B | 4. A | 5. C |
6. D | 7. B | 8. A | 9. C | 10. D |
TỰ LUẬN
Câu 1:
\(\dfrac{{2\pi d}}{\lambda } = \pi \Rightarrow \dfrac{{2\pi d}}{{v.t}} = \pi \)
\(\Rightarrow v = \dfrac{{2d}}{T} = \dfrac{{2.2,5}}{T} = 1,25m/s\)
Câu 2:
a) Cảm kháng và dung kháng:
\(\begin{array}{l}{Z_L} = L\omega = \dfrac{2}{\pi }.100\pi = 200\Omega \\{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}\pi }}{{100\pi }} = 100\Omega \end{array}\)
Tổng trở của đoạn mạch là:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}}\)\(\, = \sqrt {{{75}^2} + {{(200 - 100)}^2}} = 125\Omega \)
b)
Ta có:
\(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{50}}{{125}} = 0,4A.\)
Vì ZL>ZC, do đó u sớm pha so với i một góc \(\varphi \) với:
\(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \dfrac{{200 - 100}}{{75}} = \dfrac{4}{3}\)
\(\Rightarrow \varphi = 0,93\,rad\)
Biểu thức cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch là:
\(i = 0,4\sqrt 2 cos(100\pi t - 0,93)\,(A)\)
Câu 3:
Đổi đơn vị:
\(\begin{array}{l}L = 0,9mH = {9.10^{ - 2}}H;\\C = 4\mu F = {4.10^{ - 6}}F\end{array}\)
Biểu thức của điện tích: \(q = {q_0}cos(\omega t + \varphi );\)\(\,\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} = 1,{67.10^3}rad/s\)
Chọn t = 0 khi \(q = {q_0} \Rightarrow q = {q_0}cos\varphi = {q_0} \)
\(\Rightarrow cos\varphi = 1 \Rightarrow \varphi = 0\)
Suy ra: \(q = {2.10^{ - 6}}cos(1,{67.10^3}t)\,(C)\)
Vì I nhanh pha hơn q là \(\dfrac{\pi }{2},\) do đó ta có biểu thức của i:
\(i = {I_0}cos\left( {1,{{67.10}^3}t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\)
Với \(\begin{array}{l}{I_0} = \omega {q_0} = 1,{67.10^3}{.2.10^{ - 6}} = 3,{34.10^{ - 3}}A\\i = 3,{34.10^{ - 3}}cos\left( {1,{{67.10}^3}t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,(A)\end{array}\)
---(Hết đề số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Chọn phát biểu đúng
Trong hạt nhân
A.có notron, electron và proton.
B.notron và proton.
C.có notron và electron.
D.chỉ có notron.
Câu 2: Một hạt nhân càng bền vững khi
A.trong hạt nhân có số proton nhiều hơn số notron.
B.số khối của hạt nhân không quá bé mà cũng không quá lơn.
C.khối lượng hạt nhân bằng tổng khối lượng các nuclon.
D.trong hạt nhân trong khối lượng proton bằng tổng khối lượng notron.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng
A.Lực hạt nhân là lực hấp dẫn liên kết các nuclon.
B.Lực hạt nhân có độ lớn phụ thuộc vào điện lượng của hạt nhân.
C.Lực hạt nhân là lực điện liên kết các hạt proton.
D.Lực hạt nhân phụ thuộc vào điện lượng của hạt nhân.
Câu 4: Trong hạt nhân \({}_{15}^{31}P\) có số nuclon là
A.15
B.16
C.31
D.46
Câu 5: Trong hạt nhân \({}_{11}^{23}Na\) có
A.23 proton và 11 notron.
B.11 proton và 12 notron.
C.12 proton và 11 notron.
D.23 notron và 11 proton.
Câu 6: Hạt nhân \({}_1^2H\) có độ hụt khối 0,0024u. Năng lượng liên kết của hạt này bằng
A.2,23 MeV
B.2,57 MeV
C.2,42 MeV
D.2,87 MeV
Câu 7: Nếu năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{92}^{235}U\) là 1809,5 MeV thì năng lượng liên kết riêng của nó là
A.7,20 MeV/nuclon
B.19,6 MeV/nuclon.
C.7,70 MeV/nuclon.
D.14,4 MeV/nuclon.
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân \({}_0^1n + {}_Z^AX \to {}_6^{14}C + {}_1^1p,\) hạt nhân X là
\(\begin{array}{l}A.{}_7^{14}N\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.{}_8^{16}O\\C.{}_6^{13}C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.{}_{13}^{27}Al\end{array}\)
Câu 9: Một hạt nhân có 2 proton và 2 notron. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này bằng 14,019 MeV/nuclon. Biết \({m_p} = 1,0073u,\,{m_n} = 1,0087u.\)
Khối lượng của hạt nhân đó bằng
A.4,0316u
B.8,0632u
C.8,0030u
D.4,0015u
Câu 10: Sau 1 năm trong 1 miligam \({}^{144}Ce\) có 2,5.1018 hạt bị phân rã. Hỏi chu kì bán rã của \({}^{144}Ce\) bằng
A.278 ngày
B.139 ngày
C.69 ngày
D.92 ngày.
ĐÁP ÁN
1. B | 2. C | 3. A | 4. C | 5. C |
6. B | 7. A | 8. C | 9. B | 10. C |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong thí nghiệm của Héc-xơ về hiện tượng quang điện, nếu chắn ánh sáng hồ quang bằng một tấm thủy tinh dày trước khi ánh sáng này tới bề mặt kim loại thì thấy hiện tượng quang điện ngoài không xảy ra là vì:
A.Thủy tinh không cho các photon ánh sáng đi qua.
B.Thủy tinh không cho ánh sáng hồ quang điện truyền qua.
C.Thủy tinh hấp thụ tia tử ngoại rất mạnh.
D.Thủy tinh cản trở sự chuyển động của electron bật ra khỏi tấm kim loại.
Câu 2: Hiện tượng vật lí chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt là:
A.Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
B.Hiện tượng quang điện.
C.Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
D.Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 3: Trong chân không, tất cả các photon có cùng
A.tốc độ
B.năng lượng
C.tần số
D.bước sóng.
Câu 4: Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì
A.tấm kẽm mất dần điện tích âm.
B.điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
C.tấm kẽm mất dần điện tích dương.
D.tấm kẽm trở nên trung hòa về điện.
Câu 5: Hiện tượng quang điện ngoài là
A.hiện tượng electron bị bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại được nung nóng.
B.hiện tượng electron bị bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện.
C.hiện tượng electron bị bật ra khỏi tấm kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong điện trường.
D.hiện tượng electron bị bật ra khỏi tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
Câu 6: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện \(0,35\mu m.\) Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng
\(\begin{array}{l}A.0,40\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,15\mu m\\C.0,25\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,30\mu m\end{array}\)
Câu 7: Công thoát của electron ra khỏi vonfam là 4,5 eV. Giới hạn quang điện của vonfam là:
\(\begin{array}{l}A.0,894\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,143\mu m\\C.0,276\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,441\mu m\end{array}\)
Câu 8: Trạng thái dừng của nguyên tử là
A.trạng thái đứng yên của nguyên tử
B.một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.
C.trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.
D.trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.
Câu 9: Khi chiếu sáng vào tấm kính đỏ chùm sáng tim, thì ta thấy có màu
A.tím
B.đen
C.đỏ
D.vàng
Câu 10: Chọn phát biểu đúng
A.Ánh sáng phát ra do hiện tượng huỳnh quang và lân quang đều kéo dài thêm một khoảng thới gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B.Ánh sáng phát ra do hiện tượng huỳnh quang và lân quang tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C.Ánh sáng phát ra do hiện tượng huỳnh quang tắt rất nhanh, do hiện tượng lân quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D.Ánh sáng phát ra do hiện tượng lân quang tắt rất nhanh, do hiện tượng huỳnh quang còn kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
ĐÁP ÁN
1. C | 2. B | 3. A | 4. B | 5. D |
6. A | 7. C | 8. B | 9. B | 10. C |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng.
A.Tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm sáng trắng khi đi qua lăng kính bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.
B.Quang phổ của ánh sáng có bảy màu là: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
C.Khi bị tán sắc qua lăng kính, tia đỏ bị lệch nhiều nhất, tia tím bị lệch ít nhất.
D.Khi bị tán sắc qua lăng kính, tia màu đỏ bị lệch nhiều hơn tia màu lục.
Câu 2: Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
A.cả bước sóng và chu kì đều không đổi.
B.bước sóng không đổi nhưng chu kì thay đổi.
C.bước sóng thay đổi nhưng chu kì không đổi.
D.cả bước sóng và chu kì thay đổi.
Câu 3: Khi nói về ánh sáng đơn sắc phát biểu nào sau đây là sai?
A.Có một bước sóng xác định.
B.Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C.Bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
D.Có tốc độ không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Câu 4: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, tại điểm M có vân sáng khi hiệu số pha của hai sóng ánh sáng từ hai nguồn kết hợp đến M bằng
A.số lẻ lần \(\dfrac{\pi }{2}.\)
B.số chẵn lần \(\dfrac{\pi }{2}.\)
C.số lẻ lần \(\pi \)
D.số chẵn lần \(\pi .\)
Câu 5: Một tia sáng đơn sắc có tần số 4,5.1014Hz. Bước sóng của nó trong một chất lỏng là \(0,560\mu m.\) Tốc độ ánh sáng trong chất lỏng đó là:
\(\begin{array}{l}A{.3.10^8}\,m/s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.1,{50.10^8}\,m/s\\C.2,{52.10^8}\,m/s\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.1,{26.10^7}\,m/s\end{array}\)
Câu 6: Công thức nào dưới đây dùng để xác định vị trí vân sáng trong hiện tượng giao thoa?
\(\begin{array}{l}A.x = \dfrac{D}{k}\lambda a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.x = \dfrac{D}{a}k\lambda \\C.x = \dfrac{D}{{2a}}k\lambda \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.x = 2\lambda a.\dfrac{D}{k}\end{array}\)
Câu 7: Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 trong thí nghiệm giao thoa Y-âng bằng 1,2mm. Khoảng cách từ màn ảnh đến hai khe là 3m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn bằng 1,5mm. Bước sóng của ánh sáng là:
\(\begin{array}{l}A.0,4\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,5\mu m\\C.0,6\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,65\mu m\end{array}\)
Câu 8: Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trong thí nghiệm giao thoa Y-âng bằng 1,2mm. Vân sáng bậc ba cách vân sáng trung tâm một khoảng là
A.2,4mm
B.3,6mm
C.4mm
D.4,8mm
Câu 9: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe hẹp cách nhau 1mm và cách màn quan sát 1,2m. Bước sóng của ánh sáng là \(0,56\mu m.\) Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là:
A.0,672mm
B.0,762mm
C.0,560mm
D,2,142mm
Câu 10: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng dùng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D=4m, khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 7 ở cùng một phía với vân trung tâm là 7mm. Bước sóng của ánh sáng có giá trị là
\(\begin{array}{l}A.0,7\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.0,6\mu m\\C.0,5\mu m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.0,2\mu m\end{array}\)
ĐÁP ÁN
1. A | 2. C | 3. D | 4. A | 5. C |
6. B | 7. C | 8. B | 9. A | 10. C |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Một vật treo vào một lò xo làm lò xo dãn 5cm. Biết lực đàn hồi tác dụng lên vật là 1N, độ cứng của lò xo là:
A.200 N/m
B.50 N/m
C.20 N/m
D.5 N/m
Câu 2: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 60 N/m. Vật nặng của con lắc được kích thích cho dao động điều hòa với biên độ 4cm. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì gia tốc cực đại của vật khi dao động bằng
\(\begin{array}{l}A.24\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.12\,m/{s^2}\\C.3\,m/{s^2}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.6\,m/{s^2}\end{array}\)
Câu 3: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ là A và lệch pha nhau \(\dfrac{\pi }{2}.\) Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên bằng
\(\begin{array}{l}A.A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.A\sqrt 2 \\C.2A\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.2\sqrt A \end{array}\)
Câu 4: Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật đạt li độ cực đại, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật đạt giá trị cực đại ở thời điểm
\(\begin{array}{l}A.t = \dfrac{T}{6}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.t = \dfrac{T}{8}\\C.t = \dfrac{T}{4}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.t = \dfrac{T}{2}\end{array}\)
Câu 5: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong hai chu kì đầu tiên là 7,5%. Độ giảm thế năng tương ứng là:
A.14%
B.92,5%
C.9,25%
D.0,86%
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 30 N/m và vật nặng có khối lượng 0,3kg dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của vật là 40 cm/s và 3 m/s2. Biên độ dao động của vật là:
A.5cm
B.25cm
C.2,5cm
D.0,25cm
Câu 7: Một vật dao động điều hòa, biết rằng cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng của vật lại bằng thế năng. Chu kì dao động của vật là:
A.0,05s
B.0,20s
C.0,25s
D.0,10s
Câu 8: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, với các phương trình: \({x_1} = 3cos(\omega t);\,{x_2} = 3\sin (\omega t + \pi )\,(cm).\)
Phương trình dao động tổng hợp của vật là:
\(\begin{array}{l}A.x = 3\sqrt 2 cos\left( {\omega t + \dfrac{{3\pi }}{4}} \right)\,(cm)\\B.x = 3\sqrt 2 cos(\omega t + \pi )\,(cm)\\C.x = 3\sqrt 2 cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,(cm)\\D.x = 3cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\,(cm)\end{array}\)
Câu 9: Một con lắc lò xo có khối lượng m = 20g, được kích thích cho dao động với phương trinh \(x = 10cos(10t)\,(cm).\) Năng lượng đã truyền cho vật là:
A.0,01J
B.0,1J
C.10J
D.100J
Câu 10: Hai lò xo k1, k2 có cùng độ dài. Một vật nặng khi treo vào lò xo k1 thì dao động với chu kì T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo k2 thì dao động với chu kì T2 = 0,4s. Ghép song song hai lò xo đó với nhau rồi treo vật nặng đó vào thì chu kì dao động của vật là:
A.T = 0,5s
B.T = 0,24s
C.T = 0,36s
D.T = 0,48s
TỰ LUẬN
ĐÁP ÁN
1. C | 2. A | 3. B | 4. C | 5. A | 6. A | 7. B | 8. C | 9. A | 10. B |
...
---(Nội dung tiếp theo của đề ôn tập, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 12 năm 2021 Trường THPT Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.