Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nam Hải Lăng

TRƯỜNG THPT NAM HẢI LĂNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 12

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4 điểm): Trình bày sự ra đời và hoạt động của các tổ chức: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng?

Câu 2 (4 điểm): Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) về mặt xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã diễn ra như thế nào?

Câu 3 (2 điểm): Nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)? Ý nghĩa của Hội nghị?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4 điểm):

* Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên:

- Sự thành lập:

+ Về đến Quảng Châu, NAQ đã mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ và đưa về nước hoạt động.

+ 2/1925, NAQ lập ra Cộng sản đoàn và 6/1925, lập ra Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm “tổ chức và lãnh đạo quần chúng…”. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ.

- Hoạt động:

+ Ra báo Thanh niên (6/1925) và tác phẩm: “Đường Kách mệnh” (1927), trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Từ 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước, đến 1929 có khoảng 1700 hội viên.

+ Tháng 7/1925 NAQ và một số nhà yêu nước lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng cho công nhân.

Phong trào công nhân nổ ra ở nhiều nơi, trở thành nòng cốt cho phong trào dân tộc dân chủ, chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng lên rõ rệt.

* Việt Nam Quốc dân đảng:

- Sự thành lập: Từ hạt nhân là xuất bản Nam đồng thư xã, VNQDĐ đã ra đời ngày 25/12/1927.

+ Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính…

+ Mục tiêu: Là chính đảng yêu nước, chủ trương đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

+ Chương trình hoạt động: 4 thời kỳ, nhằm đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

+ Phương thức: Chủ trương cách mạng bằng bạo lực, thiếu cơ sở trong quần chúng.

+ Địa bàn: Chủ yếu ở Bắc Kì.

- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái:

Nguyên nhân bùng nổ:

+ Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh, Pháp đã tiến hành khủng bố dã man.

- VNQDĐ đã quyết định bạo động với mục tiêu “Không thành công cũng thành nhân”.

Diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử:

+ Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp.

+ Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thất bại song đã cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò lịch sử của VNQDĐ.

Câu 2 (4 điểm):

a. Xây dựng lực lượng chính trị:

- Đảng thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), các tổ chức trong mặt trận đều gọi là Hội cứu quốc, là cơ sở để đoàn kết quần chúng đấu tranh…

- Ở nhiều tỉnh của Bắc Kỳ, một số tỉnh đã chuyển “Hội phản đế” thành “Hội cứu quốc”, đồng thời nhiều “Hội cứu quốc” mới được thành lập.

b. Lực lượng vũ trang:

- Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng được Đảng đặc biệt coi trọng

- Lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng ta trên cơ sở là Đội du kích Bắc Sơn và sau đó thành lập các Trung đội cứu quốc quân I (2/1941) và Trung đội cứu quốc quân II ra đời (9/1941)…

- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập..,

- Sau khi ra đời, đội đã đánh thắng liên tiếp 2 trận ở Khay Phắt và Nà Ngần (Cao Bằng)

c. Xây dựng căn cứ địa:

- Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng được xây dựng thành hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Đảng ta.

- Tại Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng đội tự vệ chiến đấu, tuyên truyền về cách đánh du kích của Tàu và của Liên Xô…

Câu 3 (2 điểm):

Ngày 28/1/1941, NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Sau một thời gian chuẩn bị, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:

- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

- Chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân. Thay tên các Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và giúp đỡ việc lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.

- Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.

Hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11/1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là giải phóng dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

A. Bê tông.                           B. Pôlime.                        C. Sắt, thép.                    D. Hợp kim

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

A. Anh.                                B. Pháp.                           C. Mĩ                               .D. Đức.

Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là

A. mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học.

B. mọi phát minh kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản.

C. mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.

D. mọi phát minh kĩ thuật xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.

Câu 4: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. hòa nhập nhưng không hòa tan.

B. hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

D. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.

Câu 5: “Luận cương chính trị” của Đảng cộng sản Đông Dương được thông qua tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939.

B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941.

C. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời , tháng 10/1930.

D. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.

Câu 6: Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc dịa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Công nghiệp và thương nghiệp.                              B. Nông nghiệp và khai mỏ.

C. Nông nghiệp và công nghiệp.                                  D. Nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 7: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang

A. phương Đông.                 B. Nhật Bản.                   C. phương Tây.               D. Trung Quốc.

Câu 8: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.

B. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

D. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

Câu 9: Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là

A. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).

D. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Câu 10: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.

Câu 11: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

B. Để cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

C. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.

D. Do đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.

Câu 12: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào?

A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.

B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt.

C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 13: Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Đồng Minh.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

A. Giải phóng dân tộc.

B. Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

C. Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

Câu 15: Hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

A. 1930 - 1931.                    B. 1932 – 1935.               C. 1939 – 1945.               D. 1936 – 1939.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

11

B

21

D

31

D

2

C

12

A

22

A

32

A

3

A

13

C

23

D

33

C

4

B

14

C

24

B

34

A

5

C

15

A

25

B

35

D

6

B

16

B

26

A

36

D

7

C

17

B

27

C

37

D

8

D

18

C

28

D

38

C

9

A

19

A

29

D

39

B

10

B

20

A

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (4,0 điểm):

Lập bảng so sánh về hai tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam theo các nội dung sau: Tên tổ chức, thời gian thành lập, tôn chỉ mục đích, thành phần tham gia, địa bàn hoạt động, kết quả.

 Câu 2 (5,0 điểm):

 Qua diễn biến chính của khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền năm 1945 ở nước ta, hãy rút ra đặc điểm về hình thái khởi nghĩa và tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 3 ( 5,0 điểm):

Trình bày tóm lược ba chiến thắng quân sự lớn của quân đội ta để thấy được những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

Câu 4 (3,0 điểm):

Hãy hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện thuộc nội dung phần lịch sử thế giới sau:

TT

Thời gian

Tên sự kiện

1

24/10/1945

 

2

12/03/1947

 

3

08/1948

 

4

09/1948

 

5

01/1949

 

6

01/10/1949

 

7

06/1950 - 07/1953

 

8

08/08/1967

 

9

08/1975

 

10

02/12/1975

 

11

12/1989

 

12

03/10/1990

 

Câu 5 (3,0 điểm):

Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hội nghị đó?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4                 

Câu 1. (2.5 điểm)

Khái quát những thành tựu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV. Theo anh/ chị, chúng ta cần kế thừa, phát huy những thành tựu nào của nền văn hóa đó trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

Câu 2. (2.5 điểm)

Vì sao tư khi thành lập đến nay,  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại coi trọng vấn đề an ninh - chính trị? Theo anh/ chị, Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc  bảo vệ hòa bình, an ninh - chính trị ở khu vực Đông Nam Á?

Câu 3. (3.0 điểm)

Tóm tắt các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ năm 1885 đến đầu năm 1930. Từ đó anh /chị có nhận xét gì về con đường giải phóng dân tộc ở nước ta?

Câu 4. (3.0 điểm)

Vì sao trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5/1941, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng đấu tranh? Phân tích nội dung chuyển hướng đấu tranh đó .

Câu 5. (3.0 điểm)

Nêu nội dung cơ bản  Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973). Từ đó, nêu ý kiến của anh/chị về các quyền dân tộc cơ bản mà Mĩ công nhận đối với dân tộc Việt Nam .

Câu 6. (3.0 điểm)

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) đã nêu rõ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta thắng lợi “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX , một sự kiện có tầm qua trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Sách giáo khoa lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015 tr. 197), Anh/ chị làm sang tỏ nhận định trên. 

Câu 7. (3.0 điểm)

Trên cơ sở nào tổ chức Liên hợp quốc đề ra nguyên tắc: “giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”? Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc này trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền  biển đảo ở Biên Đông hiện nay như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

Bằng hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc, hãy làm rõ:

a) Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.

b) Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết những vấn đề thế giới.

c) Những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này.

Câu 2 (7,0 điểm):

Trình bày nội dung cơ bản của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5/1941).

Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa mà hội nghị đề ra đã được Đảng ta thực hiện như thế nào?

Câu 3 (7,0 điểm):

Phân tích chính sách đối ngoại của Đảng và Hồ Chủ tịch từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Lịch sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyen Hien. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh  ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?