Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Tất Thành

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 : Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không có tính tương đối :

A. quãng đường đi được

B. quỹ đạo

C. toạ độ

D. vận tốc

Câu 2 : Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu ? Lấy g = 9,81m/s2.

A. 490,5N                   

B. 50N

C. 49,05N                   

D. 500N

Câu 3 : Một máy bay bay ngang với tốc độ 150m/s, ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2. Tầm bay xa của gói hàng là :

A. 7500m                    

B. 15000m

C. 1500m                    

D. 1000m

Câu 4 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : \(x = 5 + 60t\) (x đo bằng km và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?

A. Từ điểm M cách O là 5km, với vận tốc 60km/h

B. Từ điểm M cách O là 5km, với vận tốc 5km/h

C. Từ điểm O với vận tốc 5km/h

D. Từ điểm  O với vận tốc 60km/h

Câu 5 : Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc \(\alpha  = {20^0}\) (hình vẽ). Bỏ qua ma sát chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường.

Lấy g = 10m/s2. Lực căng T của dây là :

A. 82,42N                   

B. 87,71N 

C. 78N                        

D. 31,92N

Câu 6 : Các dạng cân bằng của vật rắn là :

A. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

B. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định

C. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

D. Cân bằng bền, cân bằng không bền

Câu 7 : Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là :

A. \({F_{ht}} = k.\left| {\Delta l} \right|\)

B. \({F_{ht}} = mg\)                           

C. \({F_{ht}} = m.{\omega ^2}.r\)

D. \({F_{ht}} = \mu mg\)

Câu 8 : Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên :

A. Không biết được    

B. Không thay đổi

C. Tăng lên                 

D. Giảm đi

TỰ LUẬN

Câu 1: Hãy nêu các cách làm thay đổi nội năng. Nêu ví dụ 

Câu 2: Vật có khối lượng 2,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g=10m/s2

a. Tính động năng lúc chạm đất

b. Ở độ cao nào Wđ = 5Wt
Câu 3: Một lượng khí oxi ở 1300C dưới áp suất 105N/m2 được nén đẳng nhiệt đến áp suất 1,3.105 N/m2.

a. Cần làm lạnh đẳng tích khí đến nhiệt độ nào để áp suất giảm bằng lúc đầu. 

b. Biểu diễn quá trình biến đổi trên trong các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (V,T) 

Câu 4 Một vật có khối lượng m = 10 kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là m = 0,1. Lấy g =10 m/s2. Tác dụng một lực kéo F = 30 N theo phương ngang vào vật.

a. Xác định gia tốc và vận tốc của vật sau 5 giây.

b. Sau 5 giây thì lực F ngừng tác dụng. Xác định thời gian và quãng đường mà vật đi được kể từ khi lực F ngừng tác dụng.

c. Sau 5 giây kể từ khi vật bắt đầu chuyển động, tác dụng thêm lực F­­­1= 45 N vào vật và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật. Xác định quãng đường mà vật đi được trong 5 giây kể từ khi có thêm lực F­­­1.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

A

A

B

A

5

6

7

8

D

A

C

B

Câu 1.

Có 2 cách làm biến đổi nội năng của một vật:

- Truyền nhiệt

VD: Cọ xát miếng kim loại lên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên

- Thực hiện công

VD: Thả miếng kim loại vào cốc nước nóng thì miếng kim loại nóng lên.

Câu 2

a.

 * Cơ năng lúc thả : W1 = mgh

 * Cơ năng lúc chạm đất : W2 = \(\dfrac{1}{2}\) mv2

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng :

W1 = W2

<=>  2,5.10.45 =\(\dfrac{1}{2}\).2,5.v2

<=> v = 30m/s2

=>  Wđ = W2 = \(\dfrac{1}{2}\)mv=\(\dfrac{1}{2}\).2,5.302 = 1125J

b. Wđ = 5Wt

W = Wt + Wđ = 6Wt = 6mgh

<=> 1125 = 6.2,5.10.h

=>  h = 7,5m

Vậy ở độ cao 7,5 thì Wđ = 5Wt

Câu 3

a.

- Do T=hs nên ta có:  P1V1 = P2V2

=>  V2 = 0,77V1

- Do V=hs nên ta có: \(\dfrac{{{P_2}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{P_3}}}{{{T_3}}}\)

=> T3 = 310K

=> t = 370C

Vậy để áp suất giảm bằng lúc đầu thì phải làm lạnh đến nhiệt độ 370C

b.

Câu 4.

a. Chọn trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động, gốc tọa độ, gốc thời gian lúc khảo sát.

-  Các lực tác dụng : \(\overrightarrow {P,} \overrightarrow {N,} \overrightarrow {{F_{K,}}} \overrightarrow {{F_{ms}}} \)( Biểu diễn trên hình vẽ)

- Áp dụng định luật II NiuTơn, chiếu các véc tơ lên trục Ox:  

  \({F_K} - {F_{ms}} = {F_K} - \mu N = ma\)(  N= P= mg)

-  Gia tốc của vật: \(a = \dfrac{{{F_K} - \mu mg}}{m} = \dfrac{{30 - 0,1.10.10}}{{10}} = 2m/{s^2}\)

- Vận tốc của vật sau 5 giây: \(v = {v_0} + a.t = 0 + 2.5 = 10(m/s)\)

b. Gia tốc của vật khi lực kéo ngừng tác dụng: \({a_1} = \dfrac{{ - \mu mg}}{m} = \dfrac{{ - 0,1.10.10}}{{10}} =  - 1m/{s^2}\)

- Quãng đường, thời gian vật đi đến khi dừng:       

\(\left\{ \begin{array}{l}v_t^2 - {v^2} = 2{a_1}{S_1} \to {S_1} = \dfrac{{ - {v^2}}}{{2{a_1}}} = \dfrac{{ - {{10}^2}}}{{ - 2}} = 50(m)\\{t_1} = \dfrac{{{v_t} - v}}{{{a_1}}} = \dfrac{{0 - 10}}{{ - 1}} = 10(s)\end{array} \right.\)

c. Khi có thêm lực \(\overrightarrow {{F_1}} \), áp dụng tương tự như trên thu được gia tốc của vật là:       

\({a_2} = \dfrac{{{F_K} - {F_1} - \mu mg}}{m} = \dfrac{{30 - 45 - 0,1.10.10}}{{10}} =  - 2,5m/{s^2}\)

- Quãng đường, thời gian vật đi đến khi dừng:

\(\left\{ \begin{array}{l}v_t^2 - {v^2} = 2{a_2}{S_2} \to {S_2} = \dfrac{{ - {v^2}}}{{2{a_2}}} = \dfrac{{ - {{10}^2}}}{{ - 5}} = 20(m)\\{t_2} = \dfrac{{{v_t} - v}}{{{a_2}}} = \dfrac{{0 - 10}}{{ - 2,5}} = 4(s)\end{array} \right.\)

- Sau khi dừng vật đổi hướng và tiếp tục chuyển động, chọn trục Ox cùng hướng chuyển động, gốc thời gian lúc vật bắt đầu quay trở lại.

+  gia tốc của chuyển động: \({a_3} = \dfrac{{{F_1} - {F_K} - \mu mg}}{m} = \dfrac{{45 - 30 - 0,1.10.10}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)

+ Quãng  đường vật đi thêm 1 giây: \({S_3} = \dfrac{{{a_3}}}{2}t_3^2 = \dfrac{{0,5}}{2}{.1^2} = 0,25(m).\)

- Quãng đường vật đi trong 5 giây kể từ khi có lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) tác dụng: \(S = {S_2} + {S_3} = 20,25(m).\)

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Hãy chỉ ra câu không đúng:

A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.

BTốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau. 

C.Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.

D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xilanh là chuyển động thẳng đều.

Câu 2: Câu nào sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

B. Vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.

C. Quãng đường đi được là hàm số bậc hai của thời gian.

D. Gia tốc là đại lượng không đổi.

Câu 3: Câu nào đúng? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc v của vật khi chạm đất là:

A. \(v = 2gh\)

B. \(v = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

C. \(v = \sqrt {2gh} \)

D. \(v = \sqrt {gh} \)

Câu 4: Câu nào sai: Chuyển động tròn đều có:

A. Quỹ đạo là đường tròn

B. Tốc độ dài không đổi

C. Tốc độ góc không đổi

D. Véctơ gia tốc không đổi

Câu 5: Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên:

A. Người đứng bên lề đường.

B. Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua.

C. Người lái xe con đang vượt xe khách.

D. Một hành khách ngồi trong ô tô.

Câu 6: Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể:

A. Nhỏ hơn F.

B.Lớn hơn 3F.

C. Vuông góc với lực \(\overrightarrow F \).

D. Vuông góc với lực 2\(\overrightarrow F \).

Câu 7: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

A. Lớn hơn.

B. Nhỏ hơn.

C. Không thay đổi.

D. Bằng 0.

Câu 8: Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là:

A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.

B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.

D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu 9: Một người đúng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào:

A. Trọng lực.

B. Lực đàn hồi.

C. Lực ma sát.

D. Trọng lực và lực ma sát.

Câu 10: Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai:

A. Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.

B. Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần.

C. Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.

D. Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

C

D

D

6

7

8

9

10

C

B

D

B

D

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:   

A. 12km/h                   

B. 9km/h

C. 6km/h                     

D. 3km/h

Câu 2: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận  tốc 36km/h là:

A. t = 360s                  

B. t = 100s

C. t = 300s                  

D. t = 200s

Câu 3 : Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Quãng đường bóng đi được là :

A. 45m                        

B. 57m

C. 51m                        

D. 39m

Câu 4: Một chiếc xe đạp đang chạy với tốc độ 36km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi đứng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là:

A. 2m                          

B. 2,5m

C. 1,25m                     

D. 1m

Câu 5 : Chọn đáp án đúng. Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là:

A. Chuyển động thẳng đều

B. Chuyển động rơi tự do

C. Chuyển động thẳng đều theo phương ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng

D. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 6: Chọn đáp án đúng:

A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.

D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

Câu 7: Chọn đáp số đúng. Hai lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực:

A. 25N                                    

B. 1N

C. 2N                                      

D. 15N

Câu 8 : Tần số của đầu kim phút là :

A. 60 phút                  

B. \(\dfrac{1}{{60}}Hz\)

C. \(3600{s^{ - 1}}\)               

D. \(\dfrac{1}{{3600}}{s^{ - 1}}\)

Câu 9 : Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn được 10cm ?

A. 100N                      

B. 1000N

C. 1N                          

D. 10N

Câu 10 : Chọn đáp án đúng. Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật :

A. còn giữ được tính đàn hồi

B. không còn giữ được tính đàn hồi

C. bị biến dạng dẻo

D. bị mất tính đàn hồi

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

B

D

C

6

7

8

9

10

B

D

D

D

A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chọn phát biểu đúngQuỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là  

A. đường thẳng.

B. đường tròn.          

C. đường gấp khúc. 

D. đường parapol

Câu 2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện

A. \({\vec F_1} - {\vec F_3} = {\vec F_2}\);

B. \({\vec F_1} + {\vec F_2} =  - {\vec F_3}\);          

C. \({\vec F_1} + {\vec F_2} = {\vec F_3}\);

D. \({\vec F_1} - {\vec F_2} = {\vec F_3}\).

Câu 3. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng .............. có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ..............có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

A. mômen lực.

B. hợp lực.                

C. trọng lực.  

D. phản lực.

Câu 4. Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều

A. Là một đường parabol

B. Là một đường thẳng xiên góc với các trục toạ độ.

C. Là một đường thẳng song song với trục tung.

D. là một đường thẳng song song với trục hoành.

Câu 5. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng của một con sông. Biết vận tốc của nước sông đối với bờ là \(\overrightarrow {{v_1}} \), vận tốc của thuyền đối với nước sông là \(\overrightarrow {{v_2}} \). Vận tốc của thuyền đối với bờ  là \(\overrightarrow {{v_3}} \) thỏa mãn hệ thức nào sau

A. \(\overrightarrow {{v_3}}  = \overrightarrow {{v_1}}  + \overrightarrow {{v_2}} \)    

B. \(\overrightarrow {{v_3}}  = \overrightarrow {{v_1}}  - \overrightarrow {{v_2}} \)     

C. \(\overrightarrow {{v_1}}  = \overrightarrow {{v_3}}  + \overrightarrow {{v_2}} \)    

D. \(\overrightarrow {{v_2}}  = \overrightarrow {{v_1}}  + \overrightarrow {{v_3}} \)

Câu 6. Khi nói về lực đàn hồi, nhận định đúng là:

A. Phương của lực đàn hồi là phương thẳng đứng.              

B. Hướng của lực đàn hồi cùng hướng với hướng của biến dạng.

C. Lực đàn hồi tác dụng vào vật bị biến dạng.

D. Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với độ lớn của biến dạng.

Câu 7: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian.

B. Có độ lớn tăng đều theo thời gian.

C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

D. Chỉ có độ lớn không đổi còn hướng thay đổi theo thời gian.

Câu 8: Công thức toán học của định luật vạn vật hấp dẫn:

A. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\).                  

B. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)           

C. \({F_{hd}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)              

D. \({F_{hd}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)

Câu 9: Công thức toán học nào dưới đây cho phép tính mômen của lực F (d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, còn l là khoảng cách từ trục quay đến gốc của lực)

A. \(M = \frac{F}{d}\)               

B. \(M = \frac{d}{F}\)                                    

C. M = F.d   

D. M = F.l

Câu 10. Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì:

A. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.

B. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.

C. Không có lực nào tác dụng lên vật.

D. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

B

A

B

A

6

7

8

9

10

D

A

B

C

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động thẳng đều?

A. Quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình thay đổi trên mọi quãng đường

B. Quỹ đạo là đường cong và có tốc độ trung bình thay đổi trên mọi quãng đường

C. Quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

D. Quỹ đạo là đường cong và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

Câu 2: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 5 m/s, khi vật đi được quãng đường s = 100 m, thì lúc đó vận tốc của nó là v = 10 m/s. Gia tốc của vật bằng

A. 0,573 m/s2                 

B. 0,375 m/s2

C. 0,357 m/s2                 

D. 0,537 m/s2

Câu 3: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ v = 5m/s. Quãng đường vật đi được trong thời gian t = 7s là

A. 35 km                                 

B. 35 m

C. 53 km                                

 D. 53 m

Câu 4: Một vật có khối lượng m = 2kg chịu tác dụng của một lực không đổi thì gia tốc của vật là a = 2m/s2. Độ lớn của lực bằng

A. 2 N                            

B. 3 N  

C. 4 N                            

D. 1 N

Câu 5: Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, đầu trên được giữ cố định sao cho trục của nó có phương thẳng đứng, móc vào đầu dước một vật để lò xo dãn 10 cm. Trọng lượng của vật móc vào lò xo bằng

A. 11 N                                   

B. 13 N

C. 10 N                                   

D. 12 N

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ?

A. sự thay đổi hướng theo thời gian

B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

C. sự thay đổi phương theo thời gian

D. sự thay đổi chiều của vật theo thời gian

Câu 7: Hai tàu thủy giống nhau, mỗi tàu có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1 km. Cho G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Lực hấp dẫn giữa chúng bằng

A. 0,61675 N                   

B. 0,66157 N

C. 0,66175 N                   

D. 0,16675 N

Câu 8: Cho hai lực đồng quy cùng hướng có độ lớn lần lượt bằng 9N và 12 N. Hợp lực của chúng có độ lớn bằng

A. 12 N                                   

B. 9N

C. 21 N                                   

D. 3 N

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động thẳng chậm dần đều?

A. Quỹ đạo là đường cong và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian

B. Quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian

C. Quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tăng đều theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường cong và có độ lớn của vận tốc tăng đều theo thời gian

Câu 10: Một vật có khối lượng 0,1 kg chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính r = 100 cm với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Lực hướng tâm tác dụng lên vật có độ lớn bằng

A. 14 N                                   

B. 10 N

C. 16 N                                   

D. 12 N

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

C

C

B

D

C

B

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Tất Thành. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?