Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đức Trí

TRƯỜNG THPT ĐỨC TRÍ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Từ hai điểm A và B cách nhau 200cm, hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật thứ nhất từ A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm/{s^2}\), cùng lúc vật thứ hai đi ngang qua B với vận tốc \(5cm/s\) và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc  \(2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm/{s^2}\). Hãy xác định thời gian và vị trí hai vật gặp nhau.

A. \(t = 8s;x = 60cm.\)

B. \(t = 8s;x = 96cm.\) 

C. \(t = 8s;x = 61cm.\)

D. \(t = 7s;x = 64cm.\)

Câu 2: Một ôtô chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động \(x = 5 + 40.t\), x tính bằng km và t tính bằng giờ. Biết ôtô chuyển động không đổi chiều. Tính quãng đường ôtô đi được sau 2h.

A. 80km                                

B. 20km.

C. 85km                                

D. 80m.

Câu 3: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm?

A. \({a_{ht}} = \frac{{{\omega ^2}}}{r} = {v^2}r\)

B. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{{{r^2}}} = \omega r\)

C. \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

D. \({a_{ht}} = \frac{v}{r} = \omega r\)

Câu 4: Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1}\; = {F_2}\; = 45N\) . Góc tạo bởi hai lực là \({120^0}\).  Độ lớn của hợp lực là bao nhiêu?

A. 90N                                  

B. 45N

C. 0N                                    

D. 60N

Câu 5: Đại lượng đo bằng số vòng quay của vật chuyển động tròn đều trong một đơn vị thời gian là:

A. tần số của chuyển động tròn đều.

B. gia tốc hướng tâm.

C. tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

D. chu kì quay.

Câu 6: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh sau 10s vận tốc ôtô còn 15m/s.

Tính quãng đường ôtô đi được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn?

A. 400m                                

B. 800m

C. 1200m                              

D. 40m

Câu 7: Phải tác dụng vào vật có khối lượng là 5kg theo phương ngang một lực là bao nhiêu để vật

thu được gia tốc là \(1m/{s^2}\)

A. 4N                                    

B. 5N

C. 3N                                    

D. 6N

Câu 8: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Độ sâu của giếng gần nhất với giá trị

A. 18,5m                               

B. 45,5m

C. 28,5m                               

D. 35,5m

Câu 9: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều \(v = {v_0} + at\) thì:

A. v luôn dương.

B. a luôn dương. 

C. a luôn cùng dấu với v.

D. a luôn ngược dấu với v.

Câu 10: Đây là phát biểu của định luật nào: "gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng

lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật."

A. Định luật III Niutơn.

B. Định luật I Niutơn.

C. Định luật II Niutơn.

D. Định luật bảo toàn động lượng

TỰ LUẬN

Bài 1:

a) Một lò xo độ cứng lò xo \(k = 100N/m\) bị nén \(0,05m\). Tính thế năng đàn hồi của lò xo với mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

b) Tính độ lớn động lượng của vật có khối lượng \(3kg\)  đang chuyển động với tốc độ \(2m/s\).

Câu 2:

Một hệ gồm hai vật có khối lượng và độ lớn vận tốc lần lượt là \({m_1} = 2kg,{v_1} = 3m/s\) và

\({m_2} = 1kg,{v_2} = 6m/s\). Tìm tổng động lượng của hệ trong các trường hợp:

a) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau góc \(\alpha  = {60^0}\)

b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau góc \(\alpha  = {120^0}\)

Bài 3:

Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng \(1kg\), dây treo mảnh, nhẹ , không dãn có chiều dài \(1m\),  kéo con lắc lệch so với phương thẳng đứng góc \(\alpha  = {60^0}\) rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản không khí, lấy \(10m/{s^2}\). Tìm vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí  dây treo hợp với phương  thẳng đứng  một góc \({30^0}\).

Bài 4:

Một vật có khối lượng \(800g\), chuyển động trên trục Ox theo phương trình \(x = {t^2} - 5t + 2{\rm{ }}\left( m \right)\) (t có đơn vị là giây). Xác định độ biến thiên động lượng của vật kể từ thời điểm \({t_0} = 0\) đến thời điểm \({t_1} = 2s,{t_2} = 4s.\)

Câu 5: Đun nóng đẳng tích một khối khí ở nhiệt độ tăng \({1^0}C\) thì áp suất khí tăng thêm \(\frac{1}{{360}}\) áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí.

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. C

4. B

5. A

6. A

7. B

8. A

9. C

10. C

Bài 1:

a) Ta có: \(k = 100N/m;\Delta l = 0,05m\)

Thế năng đàn hồi của lò xo:

\({W_{dh}} = \frac{1}{2}k.{\left( {\Delta l} \right)^2} \\= \frac{1}{2}.100.0,{05^2} = 0,125J\)

b) Có: \(m = 3kg;v = 2m/s\)

Độ lớn động lượng: \(p = mv = 23.2 = 6kg.m/s\)

Câu 2:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 2kg;{v_1} = 3m/s\\{m_2} = 1kg;{v_2} = 6m/s\end{array} \right. \\\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {m_1}{v_1} = 6kg.m/s\\{p_2}\\ = {m_2}{v_2} = 6kg.m/s\end{array} \right.\)

Tổng động lượng: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

a) Với \(\alpha  = {60^0}\)

\( \Rightarrow p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2 + 2{p_1}{p_2}.\cos \alpha } \\ = \sqrt {{6^2} + {6^2} + 2.6.6.cos60}  \\= 6\sqrt 3 kg.m/s\)

b) Với \(\alpha  = {120^0}\)

\( \Rightarrow p = \sqrt {p_1^2 + p_2^2 + 2{p_1}{p_2}.\cos \alpha } \\ = \sqrt {{6^2} + {6^2} + 2.6.6.cos120}  \\= 6kg.m/s\)

Bài 3:

Gọi vị trí vật khi dây treo có phương thẳng đứng là H (Chọn H làm gốc thế năng)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{z_A} = OH - OM = l - l.\cos {60^0} \\= l.\left( {1 - \cos {{60}^0}} \right) = 0,5m\\{z_B} = OH - ON = l - l.\cos {30^0} \\= l.\left( {1 - \cos {{30}^0}} \right)\\ = \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}\end{array} \right.\)

Cơ năng tại A: \({W_A} = {W_{tA}} = mg{z_A}\)

Cơ năng tại B: \({W_B} = {W_{tB}} = mg{z_B} + \frac{1}{2}mv_B^2\)

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có:

\(\begin{array}{l}{W_A} = {W_B} \Leftrightarrow mg{z_A} = mg{z_B} + \frac{1}{2}mv_B^2\\ \Rightarrow {v_B} = \sqrt {2g.\left( {{z_A} - {z_B}} \right)} \\ = \sqrt {2.10.\left( {0,5 - \frac{{2 - \sqrt 3 }}{2}} \right)}  \\= \sqrt {10\sqrt 3  - 10} \,\left( {m/s} \right)\end{array}\)

Bài 4:

Ta có: \(x = {t^2} - 5t + 2{\rm{ }}\left( m \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_0} = 2m\\{v_0} =  - 5m/s\\a = 2m/{s^2}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) Phương trình vận tốc của vật là: \(v = {v_0} + at =  - 5 + 2t\,\,\left( {m/s} \right)\)

+ Sau 2s, vận tốc của vật là: \(v =  - 5 + 2.2 =  - 1m/s\)

Như vậy sau 2s thì vật vẫn chuyển động ngược chiều dương, nên độ biến thiên động lượng của vật là:

\(\overrightarrow {\Delta p}  = \overrightarrow {{p_1}}  - \overrightarrow {{p_0}}  \Rightarrow \Delta p = {p_1} - {p_0} \\= 0,8.\left( { - 1} \right) - 0,8.\left( { - 5} \right) \\= 3,2\left( {\frac{{kg.m}}{s}} \right)\)

+ Sau 4s, vận tốc của vật là: \(v =  - 5 + 2.4 = 3m/s\)

Như vậy sau 4s thì vật đổi chiều chuyển động và chuyển động cùng chiều dương, nên độ biến thiên động lượng của vật là:

\(\overrightarrow {\Delta p}  = \overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_0}}  \Rightarrow \Delta p = {p_2} - {p_0}\\ = 0,8.\left( 3 \right) - 0,8.\left( { - 5} \right) \\= 6,4\left( {\frac{{kg.m}}{s}} \right)\).

Câu 5:

Áp dụng định luật Saclo ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{\frac{{361}}{{360}}{p_1}}}{{{T_1} + 1}} \Leftrightarrow \frac{1}{{{T_1}}} = \frac{{361}}{{360}}.\frac{1}{{{T_1} + 1}}\\ \Leftrightarrow 360.\left( {{T_1} + 1} \right) = 361.{T_1} \Rightarrow {T_1} = 360K\\ \Rightarrow {t_1} = 360 - 273 \\= {87^0}C\end{array}\).

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

A. \(a = 0,2m/{s^2}\)

B. \(a =  - 0,5m/{s^2}\)         

C. \(a = 0,5m/{s^2}\)

D. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)

Câu 2: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của

chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)

B. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

C. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\)

D. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

Câu 3: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

A. 12km/h                             

B. 9km/h 

C. 6km/h                               

D. 3km/h

Câu 4: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc \(0,4m/{s^2}\). Hỏi vật đó chuyển

động với gia tốc bằng bao nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?

A. \(2m/{s^2}\)                     

B. \(1m/{s^2}\)

C. \(4m/{s^2}\)                     

D. \(0,5m/{s^2}\)

Câu 5: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

A. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

B. tọa độ không đổi theo thời gian.

C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.

D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 6: Quán tính của vật là tính chất của vật có

A. xu hướng biến dạng khi có lực tác dụng.

B. xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

C. xu hướng thay đổi vận tốc chuyển động khi có lực tác dụng.

D. xu hướng bảo toàn gia tốc khi không có lực tác dụng.

Câu 7: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là  3m. Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

A. \({a_{ht}} = 8,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

B. \({a_{ht}} = 2,{96.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

C. \({a_{ht}} = 29,{6.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

D. \({a_{ht}} = 0,82{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng

đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

A. 50m                                  

B. 180m

C. 95m                                  

D. 20m

Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

A. Một mảnh vải         

B. Một sợi chỉ

C. Một viên sỏi            

D. Một chiếc lá

Câu 10: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \({v_1}\; = 40km/h\), trong  \(\frac{1}{3}\) quãng đường tiếp theo là  \({v_2}\; = 60km/h\) và vận tốc trên quãng đường còn lại là \({v_3}\; = 30km/h\). Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

A. \(v = 40km/h\) 

B. \(v = 35km/h\)

C. \(v = 36km/h\)

D. \(v = 34km/h\)

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. A

4. B

5. D

6. B

7. D

8. B

9. C

10. A

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng  9N  và  12N . Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 1N                                     

B. 25N

C. 2N                                     

D. 15N

Câu 2: Một chất điểm chuyển động tròn đều quay được 5 vòng trong 1s. Chu kì của chất điểm đó là:

A. 1s                                      

B. 0,5s

C. 0,1s                                   

D. 0,2s

Câu 3: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

A. \(x = {x_0} - v{t^2}\)      

B. \(x = {x_0} + \frac{v}{t}\)

C. \(x = {x_0} + v{t^2}\)     

D. \(x = {x_0} + vt\)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường tròn

Câu 5: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

A. 30s.                                   

B. 40s.

C. 42s.                                   

D. 50s.

Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Quãng đường vật rơi được trong 2s đầu và trong giây thứ 2 là:

A. 45m và 20m        

B. 20m và 15m

C. 20m và 35m         

D. 20m và 10m

Câu 7: Hệ quy chiểu bao gồm:

A. Vật làm mốc, hệ toạ độ, đồng hồ.

B. Hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.

C. Vật làm mốc, mốc thời gian, đồng hồ.

D. Vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ.

Câu 8: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất vật lí nào sau đây của của vật?

A. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

B. Lượng vật chất nhiều hay ít.

C. Mức quán tính của vật lớn hay nhỏ.

D. Tính chất nặng hay nhẹ của vật.

Câu 9: Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải

A. thay đổi.           

B. khác không.

C. không đổi.          

D. bằng không.

Câu 10: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

A. trong các hệ quy chiếu khác nhau.

B. ở những thời điểm khác nhau.

C. ở những người quan sát khác nhau.

D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

ĐÁP ÁN

1. D

2. D

3. D

4. C

5. B

6. B

7. D

8. C

9. D

10. A

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Chọn đáp số đúng. Hai lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực:

A. 25N                                  

B. 1N 

C. 2N                                    

D. 15N

Câu 2: Lúc 8h sáng, tại A xe thứ nhất chuyển động thẳng đều với tốc độ 20km/h để về B. Hai giờ sau, tại B xe thứ hai cũng chuyển động thẳng đều với tốc độ 30km/h theo chiều ngược lại để về A. Cho đoạn thẳng AB = 90km. Thời điểm hai xe gặp nhau là:

A. 3h                                     

B. 2h

C. 1h                                     

D. 4h

Câu 3: Một chiếc xe khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Chiếc xe chạy chậm dần đều được 20m thì dừng hẳn. Lực hãm có thể là:

A. 11250N                            

B. 12250N

C. 20000N                            

D. 1550N

Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa v, a và s:

A. \(v - {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

B. \(v + {v_0} = \sqrt {2a.s} \)

C. \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)

D. \({v^2} + v_0^2 = 2a.s\)

Câu 5: Gọi \({F_1};{F_2}\) là độ lớn của hai lực thành phần, \(F\) là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây đúng?

A. \(F\) không bao giờ nhỏ hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\)

B. Trong mọi trường hợp: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

C. \(F\) luôn luôn lớn hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\)

D. \(F\) không bao giờ bằng \({F_1}\) hoặc \({F_2}\)

Câu 6: Kim giờ của một đồng hồ dài 30cm, kim phút dài 40cm. Tỉ số tốc độ dài của điểm đầu kim giờ và

kim phút là:

A. \(\frac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 12\)

B. \(\frac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 16\)

C. \(\frac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 16\)

D. \(\frac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 12\)

Câu 7: Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ mặt đất. Sau 6s vật lại rơi xuống mặt đất. Cho \(g = 10m/{s^2}\).  Độ cao tối đa mà vật lên tới là:

A. 20m                                  

B. 25m

C. 37m                                  

D. 45m

Câu 8: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và tần số f là:

A. \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T};f = 2\pi \omega \)

B. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };f = 2\pi \omega \)             

C. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };\omega  = 2\pi f\)

D. \(\omega  = 2\pi f;\omega  = 2\pi T\)

Câu 9: Chọn câu sai:

A. Chuyển động của người nhảy dù cũng là chuyển động rơi tự do.

B. Khi được coi là rơi tự do mọi vật chuyển động rơi giống nhau.

C. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí.

D. Chuyển động rơi rự do là chuyển động nhanh dần đều.

Câu 10: Chọn đáp án đúng. Giả sử một vật đang trượt trên đường phẳng nhẵn mà đột nhiên mất hết các lực tác dụng vào vật thì:

A. vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc cũ

B. vật sẽ chuyển động chậm dần một thời gian rồi chuyển động tròn đều

C. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại

D. vật dừng lại ngay.

ĐÁP ÁN

1.D

2.A

3.A

4.C

5.B

6.B

7.D

8.C

9.A

10.A

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một tàu thủy chở hàng đi xuôi dòng sông trong 4 giờ đi được 100 km, khi chạy ngược dòng trong 4 giờ thì đi được 60 km. Tính vận tốc của tàu so với nước. Coi vận tốc của nước đối bờ là luôn luôn không đổi.

A. 5km/h                               

B. 10km/h

C. 15km/h                             

D. 20km/h

Câu 2: Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{3}\) tổng thời gian với vận tốc \({v_1}\; = 45km/h\). Chặng giữa xe đi mất  \(\frac{1}{2}\) tổng thời gian với vận tốc \({v_2}\; = 60km/h\). Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc \({v_3}\; = 48km/h\). Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.

A. \(v = 40km/h\)

B. \(v = 53km/h\)

C. \(v = 46km/h\)

D. \(v = 54km/h\)

Câu 3: Cùng một lúc tại hai điểm A, B cách nhau 125m có hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật đi từ A có vận tốc đầu 4 m/s và gia tốc là \(2m/{s^2}\),  vật đi từ B có vận tốc đầu 6 m/s và gia tốc\(4m/{s^2}\).  Biết các vật chuyển động nhanh dần đều. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc hai vật cùng xuất phát. Xác định thời điểm hai vật gặp nhau?

A. 10s                                    

B. 5s

C. 6s                                      

D. 12s

Câu 4: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng  0.  Trong giây thứ nhất, vật đi được quãng đường  s = 3m.  Trong giây thứ hai, vật đi được quãng đường bao nhiêu?

A. 9m                        

B. 3m

C. 6m                        

D. Đáp án khác

Câu 5: Thả một hòn đá từ độ cao \(h\) xuống đất và hòn đá rơi trong \(1s\). Nếu thả hòn đá từ độ cao  thì thời gian rơi là:

A. 5s                                      

B. 1s

C. 2s                                      

D. 4s

Câu 6: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6380 km. Vận tốc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh là:

A. \(7792m/s;{\rm{ }}9,062{\rm{ }}m/{s^2}\)

B. \(7651m/s;{\rm{ }}8,120{\rm{ }}m/{s^2}\)

C. \(6800m/s;{\rm{ }}7,892{\rm{ }}m/{s^2}\)

D. \(7902m/s;{\rm{ }}8,960{\rm{ }}m/{s^2}\)

Câu 7: Hãy chỉ ra câu không đúng.

A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.

B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.

C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.

D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xilanh là chuyển động thẳng đều.

Câu 8: Trong phương án thực nghiệm đo gia tốc rơi tự do tại một phòng thí nghiệm của trường THPT, người ta đặt cổng quang điện cách nam châm điện một khoảng \(s = 0,5m\) và đo được khoảng thời gian rơi của vật là 0,32s. Gia tốc rơi tự do tính được từ thí nghiệm trên là:

A. \(g = 9,81m/{s^2}\)

B. \(g = 10,0m/{s^2}\)

C. \(g = 9,76m/{s^2}\)

D. \(g = 10,1m/{s^2}\)

Câu 9: Một quạt máy quay với tần số  400 vòng/ phút. Cách quạt dài 0,8m.  Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.

A. \(\omega  = 33,5rad/s;\,\,v = 41,87m/s\)

B. \(\omega  = 41,87rad/s;v = 33,5m/s\)

C. \(\omega  = 33,5m/s;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} v = 41,87rad/s\)

D. \(\omega  = 41,87m/s;v = 33,5rad/s\)

Câu 10: Một em bé ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số  5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m.  Gia tốc hướng tâm của em bé đó là bao nhiêu?

A. \({a_{ht}} = 8,2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

B. \({a_{ht}} = 2,{96.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

C. \({a_{ht}} = 29,{6.10^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

D. \({a_{ht}} = 0,82{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/{s^2}\)

ĐÁP ÁN

1.D

2.B

3.B

4.A

5.C

6.A

7.D

8.C

9.B

10.D

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đức Trí. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?