TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CAN | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. lực.
B. trọng lượng.
C. vận tốc.
D. khối lượng.
Câu 2 : Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là \(M,R,G\). Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là
A.\(g = \dfrac{F}{{{R^2}}}\)
B. \(g = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)
C.\(g = \dfrac{{GM}}{R}\)
D. \(g = \dfrac{M}{{{R^2}}}\)
Câu 3 : Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
Câu 4 : Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều
A. hướng vào tâm quỹ đạo.
B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
C. ngược hướng với véc tơ vận tốc.x
D. Hướng ra xa tâm quỹ dao.
Câu 5 : Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\overline S = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng
A.\(1\% \) B. \(5\% \) C. \(11\% \) D. \(10\% \)
Câu 6 : Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là
A. \(N/s\)
B. \(N/{m^2}\)
C. \(N/m\)
D. \(m/N\)
Câu 7 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng
A. \(20s\) B. \(25s\) C. \(10s\) D. \(15s\)
Câu 8 : Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton
A. không bằng nhau về độ lớn.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
D. tác dụng vào cùng một vật.
Câu 9 : Chuyển động của một vật rơi tự do là
A. chuyển động tròn đều.
B. chuyển động thẳng chậm dần đều
C. chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 10 : Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng \(9N\) và \(12N\). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. \(1N\) B. \(25N\) C. \(2N\) D. \(15N\)
Câu 11. Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là
A. vận tốc lúc đầu.
B. gia tốc.
C. quãng đường đi được.
D. tọa độ lúc đầu.
Câu 12. Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là
A.\(s = vt\)
B. \(s = v + t\)
C. \(s = v{t^2}\)
D. \(s = {v^2}t\)
B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13: (3 điểm:)
a) Sự rơi tự do là gì? Viết công thức vận tốc và quãng đường đi của vật rơi tự do.
b) Viết hệ thức của lực hấp dẫn giữa hai chất điểm và giải thích các đại lượng có trong hệ thức này.
c) Nêu những đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi lò xo.
Câu 14: (1 điểm) Cho phương trình chuyển động thẳng đều \(x = 10 + 5t\) ( \(x\) tính bằng m; t tính bằng s). Hãy xác định tọa độ ban đầu, vận tốc, chiều chuyển động và tọa độ của vật sau 10s.
Câu 15: (1 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều cùng chiều dòng nước, sau một giờ đi được 12km đối với bờ. Một khúc gỗ trôi theo dòng nước với vận tốc 2km/h đối với bờ. Hãy tính vận tốc của thuyền so với nước.
Câu 16: (1 điểm) Một vật có khối lượng \(500g\) đang chuyển động thẳng đều với vận tốc \(18km/h\) thì chịu tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn \(2N\) ngược chiều chuyển động của vật.
a) Tính độ lớn gia tốc của vật khi chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow F \).
b) Tính quãng đường và thời gian vật chuyển động từ khi chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) cho đến khi dừng lại.
Câu 17: (1 điểm) Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật khối lượng \({m_1} = 500g\) thì chiều dài lò xo bằng \(25cm\), còn khi treo vật \({m_2} = 800g\) thì chiều dài bằng \(28cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
a) Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo.
b) Vẽ đồ thị lực đàn hồi của lò xo theo chiều dài lò xo thay đổi từ 12cm, đến 28cm.
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM
1.D | 2.B | 3.B | 4.A | 5.A | 6.C |
7.D | 8.B | 9.D | 10.D | 11.B | 12.A |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13 (NB)
a)
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Các công thức:
+ Vận tốc: \(v = gt\)
+ Quãng đường đi: \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)
b) Hệ thức của lực hấp dẫn: \({F_{hd}} = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Trong đó:
- \({m_1},{m_2}\): là khối lượng của hai chất điểm
- \(r\): là khoảng cách giữa chúng
- \(G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/k{g^2}\): hằng số hấp dẫn.
c) Đặc điểm của lực đàn hồi lò xo:
- Điểm đặt: Đặt tại 2 đầu của lò xo
- Phương: trùng với phương của trục lò xo
- Chiều: ngược với chiều biến dạng của lò xo
- Độ lớn: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)
Câu 14 (VD)
Ta có phương trình chuyển động: \(x = 10 + 5t\)
- Tọa độ ban đầu của vật: \({x_0} = 10m\)
- Vận tốc của vật: \(v = 5m/s\)
- Nhận thấy \(v > 0 \Rightarrow \) vật chuyển động theo chiều dương.
- Tọa độ của vật sau 10s: \(x = 10 + 5.10 = 60m\)
Câu 15 (VD)
(1) Thuyền
(2) Nước
(3) Bờ
+ Vận tốc của thuyền so với bờ: \(\overrightarrow {{v_{13}}} \)
+ Vận tốc của thuyền so với nước: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \)
+ Vận tốc của nước so với bờ: \(\overrightarrow {{v_{23}}} \)
Ta có:
\({v_{13}} = \dfrac{{12}}{1} = 12km/h\)
\({v_{23}} = 2km/h\)
Theo công thức cộng vận tốc, ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Lại có: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{v_{23}}} \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
\( \Rightarrow {v_{12}} = {v_{13}} - {v_{23}} = 12 - 2 = 10km/h\)
Câu 16 (VD)
a) Gia tốc của vật: \(a = \dfrac{{ - F}}{m} = \dfrac{{ - 2}}{{0,5}} = - 4m/{s^2}\)
b)
Vận tốc ban đầu của vật \({v_0} = 18km/h = 5m/s\)
+ Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại: \(s = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{0 - {5^2}}}{{2.\left( { - 4} \right)}} = 3,125m\)
+ Thời gian vật chuyển động cho đến khi dừng lại: \(t = \dfrac{{\Delta v}}{a} = \dfrac{{v - {v_0}}}{a} = \dfrac{{0 - 5}}{{ - 4}} = 1,25s\)
Câu 17 (VD)
a)
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lực đàn hồi cân bằng với trọng lực của vật.
+ Khi treo vật có khối lượng \({m_1} = 0,5kg\): \({F_{d{h_1}}} = k\left( {{l_1} - {l_0}} \right) = {P_1}\) (1)
+ Khi treo vật có khối lượng \({m_2} = 0,8kg\): \({F_{dh2}} = k\left( {{l_2} - {l_0}} \right) = {P_2}\) (2)
Lấy \(\dfrac{{\left( 1 \right)}}{{\left( 2 \right)}}\) ta được: \(\dfrac{{{F_{dh1}}}}{{{F_{d{h_2}}}}} = \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{k\left( {{l_1} - {l_0}} \right)}}{{k\left( {{l_2} - {l_0}} \right)}} = \dfrac{{{m_1}g}}{{{m_2}g}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{{{l_1} - {l_0}}}{{{l_2} - {l_0}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{0,5}}{{0,8}} = 0,625\\ \Leftrightarrow \dfrac{{25 - {l_0}}}{{28 - {l_0}}} = 0,625\\ \Rightarrow {l_0} = 20cm\end{array}\)
Thay ngược lại (1) suy ra độ cứng của lò xo: \(k = 100N/m\)
b)
Lập bảng giá trị của \({F_{dh}}\) theo chiều dài lò xo
\({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)
---(Hết đề số 1)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Vật có khối lượng m1 = 3 kg đang chuyển động đều với vận tốc v1 = 5 m/s đến va chạm với vật m2 = 2 kg đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn vận tốc hai vật sau va chạm là:
A.3 m/s
B. 2 m/s
C.2,5 m/s
D. 1,7 m/s
Câu 2: Dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) có độ lớn 5 N vật đi được quãng đường s = 2 m theo hướng của lực \(\overrightarrow F \). Công của lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn là:
A.2 J B. 5 J
C. 2,5 J D. 10 J
Câu 3: Đơn vị của động năng là:
A.J B. N
C. kgm/s D. m/s
Câu 4: Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:
A.\({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\)
B. \({W_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
C. \({W_t} = k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
D. \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right)\)
Câu 5: Chất rắn có tính chất nào sau đây?
A.Có thể nén được dễ dàng
B. Không có thể tích riêng
C.Có hình dạng riêng xác định
D. Không có hình dạng riêng xác định
Câu 6: Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở 2 atm. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 80 cm3. Coi nhiệt độ của quá trình nén khí không thay đổi, áp suất của khí trong xilanh khi đó là:
A.1,8 atm
B. 1,6 atm
C. 2,4 atm
D. 2,5 atm
Câu 7: Một lượng khí ở nhiệt độ 27 0C có áp suất 2 atm. Người ta đun nóng đẳng tích lượng khí đó đến nhiệt độ 54 0C, áp suất khí khi đó là:
A.4,00 atm
B. 2,18 atm
C. 3,75 atm
D. 2,85 atm
Câu 8: Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:
A.\(Q = mc\)
B. \(Q = m\Delta t\)
C. \(Q = mc\Delta t\)
D. \(Q = c\Delta t\)
Câu 9: Một chất lỏng có hệ số căng bề mặt là \(\sigma \). Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài l trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức:
A.\(f = \sigma l\)
B. \(f = \frac{\sigma }{l}\)
C. \(f = \frac{l}{\sigma }\)
D. \(f = \sigma + l\)
Câu 10: Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ nhận công
A < 0: Hệ thực hiện công
Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:
A.\(\Delta U = Q + A\) khi Q > 0 và A > 0
B. .\(\Delta U = Q + A\) khi Q > 0 và A < 0
C. .\(\Delta U = Q + A\) khi Q < 0 và A > 0
D. \(\Delta U = Q + A\) khi Q < 0 và A < 0
Câu 11: Chất rắn kết tinh có đặc điểm, tính chất nào sau đây?
A.Có nhiệt độ nóng chảy không xác định
B. Có cấu trúc tinh thể
C.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
D. Không có dạng hình học xác định
Câu 12: Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức:
A.\(\Delta l = \frac{{{l_0}}}{\alpha }\Delta t\)
B. \(\Delta l = \alpha \Delta t\)
C. \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)
D. \(\Delta l = \frac{\alpha }{{{l_0}}}\Delta t\)
ĐÁP ÁN
1.A | 2.D | 3.A | 4.B | 5.C | 6.D |
7.B | 8.C | 9.A | 10.C | 11.B | 12.C |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?
A.Vật thực hiện công A < 0; vật truyền nhiệt lượng Q > 0.
B. Vật nhận công A > 0; vật nhận nhiệt lượng Q > 0.
C. Vật thực hiện công A > 0; vật truyền nhiệt lượng Q < 0.
D. Vật nhận công A < 0; vật nhận nhiệt lượng Q < 0.
Câu 2: Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A.Khối lượng
B. Thể tích
C. Áp suất
D. Nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 3: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn 3 cm thế năng đàn hồi của lò xo bằng
A.0,018 J
B. 0,036 J
C. 1,2 J
D. 180 J
Câu 4: Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng
A.4 kg.m/s
B. 1 kg.m/s
C. 0,5 kg.m/s
D. 2 kg.m/s
Câu 5: Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:
A.\({{\rm{W}}_t} = g{\rm{z}}\)
B.\({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\)
C.\({{\rm{W}}_t} = m{\rm{z}}\)
D.\({{\rm{W}}_t} = mg{{\rm{z}}^2}\)
Câu 6: Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?
A.Nhựa đường
B. Chất béo
C. Thủy tinh
D. Muối ăn
Câu 7: Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng
A. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
B. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
D. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được
Câu 8: Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 9: Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:
A. m B. K
C. 1/K D. 1/m
Câu 10: Nội năng của một vật bằng:
A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 11: Đơn vị của động lượng là:
A.N/s B. N.m
C.Nm/s D. kg.m/s
Câu 12: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là:
A.nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ
B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ
C. đường parabol
D. đường hypebol
ĐÁP ÁN
1.B | 2.A | 3.A | 4.D |
5.B | 6.D | 7.A | 8.A |
9.C | 10.A | 11.D | 12.D |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Một lốp ô tô chứa không khí ở 5 bar và 250C. Khi xe chạy, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 500C. Lúc này áp suất trong lốp xe bằng:
A.5,42 bar
B. 3,3 bar
C. 4 bar
D. 5,6 bar
Câu 2: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút
B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
C. chỉ có lực đẩy
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút
Câu 3: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức \(\Delta U = Q + A\) phải có giá trị nào sau đây?
A.Q < 0, A > 0
B. Q > 0, A < 0
C. Q > 0, A > 0
D. Q < 0, A < 0
Câu 4: Thực hiện công 100 J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20 J. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Nội năng của khí tăng 80 J
B. Nội năng của khí tăng 120 J
C. Nội năng của khí giảm 80 J
D. Nội năng của khí giảm 120 J
Câu 5: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không đúng về chất rắn kết tinh?
A. Có cấu trúc tinh thể
B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Có dạng hình học xác định
D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 6: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150 N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có giá trị
A.51900 J
B. 30000 J
C. 15000 J
D. 25980 J
Câu 7: Người ta thả rơi tự do một vật 400 g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5 m là
A.20 J
B. 60 J
C. 40 J
D. 80 J
Câu 8: Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ là
A.800 J
B. 0,08 J
C. 8 N.m
D. 8 J
Câu 9: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
A.2.105 Pa, 8 lít
B. 4.105 Pa, 12 lít
C. 4.105 Pa, 9 lít
D. 2.105 Pa, 12 lít
Câu 10: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích là
A.7 lít
B. 8 lít
C. 9 lít
D. 10 lít
Câu 11: Phân loại chất rắn theo các cách nào dưới đây?
A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình
C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
Câu 12: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định
B. có dạng hình học xác định
C. có cấu trúc tinh thể
D. có tính dị hướng.
ĐÁP ÁN
1.A | 2.B | 3.B | 4.D |
5.D | 6.D | 7.D | 8.B |
9.C | 10.B | 11.A | 12.A |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. lực.
B. trọng lượng.
C. vận tốc.
D. khối lượng.
Câu 2 : Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là \(M,R,G\). Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là
A.\(g = \dfrac{F}{{{R^2}}}\)
B. \(g = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)
C.\(g = \dfrac{{GM}}{R}\)
D. \(g = \dfrac{M}{{{R^2}}}\)
Câu 3 : Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
Câu 4 : Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều
A. hướng vào tâm quỹ đạo.
B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
C. ngược hướng với véc tơ vận tốc.x
D. Hướng ra xa tâm quỹ dao.
Câu 5 : Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\overline S = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng
A.\(1\% \) B. \(5\% \) C. \(11\% \) D. \(10\% \)
Câu 6 : Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là
A. \(N/s\)
B. \(N/{m^2}\)
C. \(N/m\)
D. \(m/N\)
Câu 7 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng
A. \(20s\) B. \(25s\) C. \(10s\) D. \(15s\)
Câu 8 : Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton
A. không bằng nhau về độ lớn.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
D. tác dụng vào cùng một vật.
Câu 9 : Chuyển động của một vật rơi tự do là
A. chuyển động tròn đều.
B. chuyển động thẳng chậm dần đều
C. chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 10 : Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng \(9N\) và \(12N\). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
A. \(1N\)
B. \(25N\)
C. \(2N\)
D. \(15N\)
Câu 11. Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là
A. vận tốc lúc đầu.
B. gia tốc.
C. quãng đường đi được.
D. tọa độ lúc đầu.
Câu 12. Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là
A.\(s = vt\)
B. \(s = v + t\)
C. \(s = v{t^2}\)
D. \(s = {v^2}t\)
ĐÁP ÁN
1.D | 2.B | 3.B | 4.A | 5.A | 6.C |
7.D | 8.B | 9.D | 10.D | 11.B | 12.A |
...
---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Lương Văn Can. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.