Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đinh Thiện Lý

TRƯỜNG THPT ĐINH THIỆN LÝ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I – TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Biểu thức nào không phải là công suất:

A. \(F.s\)                

B. \(\frac{A}{t}\)

C. \(F.\frac{s}{t}\)                

D. \(F.v\)

Câu 2: Một gàu nước có khối lượng 20kg được kéo cho chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 1 phút 4 giây. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Công suất trung bình của lực kéo là:

A. \(100W\)                           

B. \(10W\)

C. \(1W\)                               

D. \(30W\)

Câu 3: Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc \(v = 72km/h\). Công suất của động cơ là P = 60kW. Lực phát động của động cơ là:

A. 3000N                              

B. 2800N

C. 3200N                              

D. 2500N

Câu 4: Một thang máy có khối lượng m = 3 tấn đi lên với gia tốc \(a = 1m/{s^2}\). Trong thời gian 4 giây đầu tiên công suất của thang máy là: (cho \(g = 10m/{s^2}\)).

A. 33kW                                

B. 66kW

C. 5,5kW                               

D. 45kW

Câu 5: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 2 tấn làm cho vật chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng lên cao \(12,5m\) với gia tốc \(1m/{s^.}^2\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hãy tính công mà cần cầu thực hiện và công suất trung bình của cần cẩu ấy.

A. \(275000{\rm{ }}J;{\rm{ }}55kW\)

B. \(35000J;{\rm{ }}50kW\)

C. \(4500J;{\rm{ }}60W\)

D. \(300000J;{\rm{ }}65kW\)

Câu 6: Một ô tô đang leo dốc, nếu công suất của động cơ không đổi thì vận tốc của ô tô sẽ giảm đi vì:

A. Để lực kéo tăng.

B. Để lực kéo giảm.              

C. Để lực kéo không đổi.

D. Để động cơ chạy êm.

Câu 7: Véc tơ động lượng là véc tơ:

A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc

B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc \(\alpha \) bất kỳ.

C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.

D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 8: Một vật khối lượng \(m = 3kg\) được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc \({30^0}\) so với phương ngang bởi một lực không đổi \(F = 50N\) dọc theo đường chính. Hãy xác định công do từng lực thực hiện với độ dời \(s = 1,5m\). Bỏ qua ma sát của chuyển động. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

A. \({A_k} = 75J;{\mkern 1mu} {A_P} = 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 10J\)  

B. \({A_k} =  - 95J;{\mkern 1mu} {A_P} =  - 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 20J\)         

C. \({A_k} = 75J;{\mkern 1mu} {A_P} =  - 22,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 0\)

D. \({A_k} = 85J;{\mkern 1mu} {A_P} =  - 12,5J;{\mkern 1mu} {A_N} = 0\)

II –  TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 (1 điểm):

Một thang máy có khối lượng 1,5 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất \(120m\) xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:

 A. 1176 kJ.                            B. 1392 kJ.

C.  980 kJ.                              D. 1588 J. 

Câu 2 (1 điểm):

Định nghĩa và viết biểu thức tính công suất.

Bài 3 (2,5 điểm):

a) Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất khí là \(1,2kPa\). Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu.

b) Đun nóng đẳng tích một khối khí lên \({20^0}C\) thì áp suất khí tăng thêm \(\frac{1}{{40}}\) áp suất khí ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là bao nhiêu \(^0C\)?

Câu 4 (1,5 điểm):

Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc \(500m/s\) thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc \(500\sqrt 2 m/s\). Hỏi mảnh thứ 2 bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?

A.  Mảnh thứ 2 bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc \({35^0}\)với vận tốc \(1225m/s\)      

B.  Mảnh thứ 2 bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc \({30^0}\)  với vận tốc \(1225m/s\)     

C.  Mảnh thứ 2 bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc \({35^0}\)  với vận tốc 1415m/s         

D.  Mảnh thứ 2 bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc \({30^0}\)với vận tốc \(1415m/s\)

Câu 5 (3 điểm):

Một xe tải có khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A trên một đường thẳng nằm ngang \(AB = 200m\), biết rằng khi xe đến B đạt vận tốc \(20m/s\), hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là \(0,1\).

a) Tính độ lớn công của lực kéo động cơ trên đoạn đường AB.

b) Đến B, xe tắt máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC hợp với mặt phẳng nằm ngang góc \({30^0}\). Biết \(BC = 100m\), hệ số ma sát trên đoạn BC là \(\frac{1}{{5\sqrt 3 }}\) . Xác định động lượng của xe tại chân dốc. 

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. A

4. B

5. A

6. A

7. D

8. C

II –  TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1:

Chọn gốc thế năng tại tầng 10.

Khoảng cách từ tầng cao nhất đến gốc thế năng là: \(z = 120 - 40 = 80m\)

Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:

\({{\rm{W}}_t} = mgz = 1,5.1000.9,8.80\\ = 1{\mkern 1mu} 176{\mkern 1mu} 000J\\ = 1{\mkern 1mu} 176kJ\)

Chọn A.

Câu 2:

+ Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Bài 3:

a)  

Áp dụng định luật Bô-lơ - Ma-ri-ốt ta có:

\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\ \Rightarrow {p_1} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{V_1}}} \\= \frac{{1,2.6}}{9} = 0,8kPa\)

b)

Áp dụng định luật Saclo ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{\frac{{41}}{{40}}{p_1}}}{{{T_1} + 20}} \\\Leftrightarrow \frac{1}{{{T_1}}} = \frac{{41}}{{40.\left( {{T_1} + 20} \right)}}\\ \Rightarrow 40.\left( {{T_1} + 20} \right) = 41.T\\ \Rightarrow {T_1} = 800K \\\Rightarrow {t_1} = {527^0}C\end{array}\)

Câu 4:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{m = 1kg;v = 500m/s}\\{{m_1} = {m_2} = \frac{m}{2} = 0,5kg;\\{v_1} = 500\sqrt 2 m/s}\end{array}\)

 Xét hệ gồm hai mảnh đạn trong thời gian nổ.

Động lượng của hệ trước khi đạn nổ: \(\vec p = m.\vec v\)

Động lượng sau khi đạn nổ: \(\vec p' = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \\ = {m_1}.\overrightarrow {{v_1}}  + {m_2}.\overrightarrow {{v_2}} \)

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\vec p = \vec p' \\\Rightarrow \vec p = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

Viên đạn đang bay theo phương thẳng đứng thì nổ thành hai mảnh mảnh thứ nhất bay theo phương ngang.

Ta có hình vẽ:

Từ hình vẽ ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}{p_2^2 = {p^2} + p_1^2 \Leftrightarrow {{\left( {\frac{m}{2}.{v_2}} \right)}^2} = {{\left( {mv} \right)}^2} + {{\left( {\frac{m}{2}.{v_1}} \right)}^2}}\\{ \Rightarrow v_2^2 = 4{v^2} + v_1^2 = {{4.500}^2} + {{\left( {500\sqrt 2 } \right)}^2}\\ \Rightarrow {v_2} = 1225m/s}\end{array}\)

Góc hợp bởi giữa \(\overrightarrow {{v_2}} \) và phương thẳng đứng là: \(\sin \alpha  = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} \\= \frac{{500\sqrt 2 }}{{1225}}\\ \Rightarrow \alpha  = {35^0}\)

Chọn A

Câu 5:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}m = 1T = 1000kg\\{v_A} = 0\\{v_B} = 20m/s\\AB = 200m\\{\mu _{AB}} \\= 0,1\end{array} \right.\)

Biểu diễn các lực tác dụng vào vật trên hình vẽ:

a) Xét trên đoạn đường AB:

Gia tốc của xe : \(a = \frac{{v_B^2 - v_A^2}}{{2.BC}} = \frac{{{{20}^2} - {0^2}}}{{2.200}}\\ = 1m/{s^2}\)

Áp dụng định luật II Niuton ta có: \(\overrightarrow {{F_{ms1}}}  + \overrightarrow N  + \overrightarrow P  + \overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên phương chuyển động ta có:

\(\begin{array}{l} - {F_{ms1}} + F = ma \Rightarrow F = {F_{ms1}} + ma \\= \mu mg + ma\\ \Rightarrow F = 0,1.1000.10 + 1000.1 \\= 2000N\end{array}\)

Độ lớn công của lực kéo động cơ:

\(A = F.AB.cos\left( {\overrightarrow F ;\overrightarrow {AB} } \right) \\= 2000.200.cos0 = 400\,000J\)

b) Xét trên đoạn đường BC:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\alpha  = {30^0}\\BC = 100m\\{\mu _{BC}}\\ = \frac{1}{{5\sqrt 3 }}\end{array} \right.\)

Áp dụng định luật II Niuton ta có: \(\overrightarrow {{F_{ms2}}}  + \overrightarrow N  + \overrightarrow P  = m\overrightarrow {a'} \,\,\left( {**} \right)\)

Chiếu (**) lên các trục tọa độ ta có:

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l} - {F_{ms2}} = ma\\N = P.\cos \alpha \end{array} \right. \Rightarrow  - {\mu _{BC}}.mg.cos\alpha  = ma'\\ \Rightarrow a' =  - {\mu _{BC}}g.cos\alpha  =  - \frac{1}{{5\sqrt 3 }}.10.cos30 \\=  - 1m/{s^2}\end{array}\)

Lại có \(v_C^2 - v_B^2 = 2a'.BC\)

\( \Rightarrow v_C^2 = v_B^2 + 2a'.BC = {20^2} + 2.\left( { - 1} \right).100 = 200\\ \Rightarrow {v_C} = 10\sqrt 2 m/s\)

Động lượng của xe tại chân dốc là:

\({p_C} = m.{v_C} = 1000.10\sqrt 2  \\= 10000\sqrt 2 \,\left( {kgm/s} \right)\).

 

---(Hết đề số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1.  Đơn vị của động năng là

A. N.                                     

B. J

C. m.                                     

D. m/s.

Câu 2. Véc tơ động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec v\) là đại lượng được xác định bởi công thức

A. \(\vec p = m.\vec v\)

B. \(p = m.v\)

C. \(p = m.a\)

D. \(\vec p = m.\vec a\)

Câu 3. Chọn phát biểu sai

A. Động năng là một đại lượng vô hướng

B. Động năng luôn luôn dương

C. Động năng có tính tương đối

D. Động năng tỉ lệ nghịch với vận tốc

Câu 4. Tập hợp 3 thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.

A. Áp suất, thể tích, khối lượng.

B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.

C. Thể tích, khối lượng, áp suất.

D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.

Câu 5. Khi vận tốc của một vật giảm hai lần, thì

A. gia tốc của vật tăng gấp hai.

B. động lượng của vật tăng gấp bốn.

C. động năng của vật giảm bốn lần.

D. thế năng của vật tăng gấp hai.

Câu 6. Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của

A. Trọng lực tác dụng lên vật đó 

B. Lực phát động tác dụng lên vật đó

C. Lực cản tác dụng lên vật đó 

D. Hợp lực tác dụng lên vật đó          

Câu 7.  Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình

A. Đẳng nhiệt.

B. Đẳng tích.

C. Đẳng áp.

D. Đoạn nhiệt.

Câu 8. Trong hệ tọa độ (p,T)  đường đẳng tích có dạng

A. Đường hypebol.                                                                                                              

B. Một phần đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ.

C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.                                       

D. Đường thẳng song song với trục áp suất.

Câu 9. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.

A. \(p\~t\)

B. \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)

C. \(\frac{p}{t} = const\)

D. \(\frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

Câu 10. Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình đẳng áp.

A. Hình A                             

B. Hình B 

C. Hình C                             

D. Hình D

 

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. D

4. B

5. C

6. D

7. A

8. B

9. B

10. D

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng \(x = 10 - 3t + {t^2}\) (x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là:

A. \(v = 10 + 3t\left( {m/s} \right)\)

B. \(v =  - 3 + 2t\left( {m/s} \right)\)

C. \(v = 3 + t\left( {m/s} \right)\) 

D. \(v = 3 + 2t\left( {m/s} \right)\)

Câu 2: Chọn câu đúng: Một hệ tọa độ cố định gắn với vật làm mốc và một đồng hồ đo thời gian gọi là

A. Mốc thời gian

B. Sự chuyển động của vật đó

C. Quỹ đạo của chuyển động

D. Hệ quy chiếu

Câu 3: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là

A. 20m/s                      

B. 200 m/s

C. \(200\sqrt 2 \) m/s              

D. \(20\sqrt 2 \) m/s

Câu 4: Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó:

A. Quãng đường đi được tăng dần

B. Vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian

C. Vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc.

D. Gia tốc luôn luôn dương.

Câu 5: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là:

A. 5km/h         

B. 20km/h

C. 15km/h       

D. 10km/h

Câu 6: Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều

A. Vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian

B. Độ lớn gia tốc a không đổi

C. Tích giữa gia tốc và vận tốc không đổi

D. Tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian

Câu 7: Chọn phát biểu đúng

A. Chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0

B. Chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0

C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0

D. Chuyển động nhanh dần đều có a > 0

Câu 8: Chọn câu đúng: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó

A. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

B. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.

C. tốc độ không thay đổi

D. quỹ đạo và tốc độ không đổi

Câu 9: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 giây ô tô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc a và vận tốc của ô tô sau 40 giây tăng ga là bao nhiêu?

A. 0,4 m/s2 và 26 m/s  

B. 0,2 m/s2 và 8m/s

C. 1,4 m/s2 và 66 m/s 

D. 0,2 m/s2 và 18m/s

Câu 10: Một vật được thả rơi từ độ cao 78,4 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 3 giây cuối trước khi chạm đất bằng

A. 44,1 m                    

B. 73,5 m

C. 34,3 m                    

D. 4,9m

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. A

4. C

5. B

6. C

7. C

8. A

9. A

10. B

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Một hành khách ngồi trong toa A nhìn qua cửa sổ thấy toa B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tàu B chạy, tàu A đứng yên

B. Tàu A chạy, tàu B đứng yên

C.  Cả hai tàu đều chạy

D. Cả hai tàu đều đứng yên

Câu 2: Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì T, bán kính quỹ đạo R. Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật là:

A. \(a = 4{\pi ^2}\frac{{{R^2}}}{{{T^2}}}\) 

B. \(a = 4\pi \frac{R}{{{T^2}}}\)

C. \(a = 4{\pi ^2}\frac{R}{{{T^2}}}\)

D. \(a = 4{\pi ^2}\frac{R}{T}\)

Câu 3: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 12N, 15N, 9N. Góc giữa hai lực 12N và 9N là:

A. \(\alpha  = {30^0}\)            

B. \(\alpha  = {60^0}\) 

C. \(\alpha  = {45^0}\)            

D. \(\alpha  = {90^0}\)

Câu 4: Một chiếc ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B phải mất 1 giờ và khi chạy ngược dòng chảy từ bến B trở về bến A phải mất 2 giờ. Nếu canô tắt máy và thả trôi theo dòng chảy từ bến A đến bến B thì phải mất:

A. 4h               

B. 2h  

C. 0,5h            

D. 3h

Câu 5: Một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn 12N được phân tích thành hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Biết \(\left( {\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} } \right) = {150^0}\) và độ lớn \(\overrightarrow {{F_2}} \) lớn nhất. Độ lớn các lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) lần lượt là:

A. \(8\sqrt 3 N;24N\) 

B. \(8\sqrt 3 N;4\sqrt 3 N\) 

C. \(4\sqrt 3 N;8\sqrt 3 N\)

D. \(12\sqrt 3 N;24N\)

Câu 6: Hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) hợp với nhau góc \(\alpha \) thì độ lớn của hợp lực \(\overrightarrow F \) tính theo công thức:

A. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\) 

B. \(F_1^2 = {F^2} + F_2^2 + 2F{F_2}.\cos \alpha \)

C. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha \)

D. \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha \)

Câu 7: Gọi \({F_1},{F_2}\) là độ lớn của hai lực thành phần. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về độ lớn hợp lực F của \({F_1},{F_2}\).

A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn F1 và F2

B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2

C. Trong mọi trường hợp, F thỏa mãn \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

Câu 8: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là:

A. 2gh             

B. \(\sqrt {2gh} \)

C. \(\sqrt {gh} \)          

D. gh

Câu 9: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. Thời gian vật rơi đến đất là:

A. 3s                

B. 1s   

C. 2s               

 D. 4s

Câu 10: Gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động tròn đều thay đổi thế nào nếu tăng tốc độ góc lên 3 lần và giảm bán kính quỹ đạo đi 3  lần?

A. Tăng 9/2 lần           

B. Tăng 3 lần 

C. Giảm 3 lần              

D. Tăng 1/3 lần

ĐÁP ÁN

1.B

2.C

3.D

4.A

5.D

6.C

7.C

8.B

9.D

10.B

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Kim giờ của một đồng hồ dài 3cm, kim phút dài 4cm. Tỉ số tốc độ dài của điểm đầu kim giờ và kim phút là:

A. \(\dfrac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 12\) 

B. \(\dfrac{{{v_p}}}{{{v_h}}} = 16\)

C. \(\dfrac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 16\)

D. \(\dfrac{{{v_h}}}{{{v_p}}} = 12\)

Câu 2: Hai vật có khối lượng \({m_1} < {m_2}\) được thả rơi tự do tại cùng một vị trí (gọi \({t_1},{t_2}\) tương ứng là thời gian tính từ lúc bắt đầu rơi đến lúc chạm đất của vật thứ nhất và vật thứ hai) thì:

A. \({t_1} = {t_2}\)     

B. \({t_1} > {t_2}\)

C. \({t_1} < {t_2}\)      

D. Không có cơ sở để kết luận

Câu 3: Câu nào dưới đây nói về chuyển động rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 là không đúng?

A. Vận tốc tăng dần theo thời gian

B. Khoảng thời gian để vật rơi hết độ cao h là \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

C. Chiều chuyển động là chiều từ trên xuuống dưới

D. Gia tốc rơi tự do tại mọi điểm trên Trái đất đều như nhau.

Câu 4: Ở cùng một độ cao với vật A người ta thả vật B rơi sau vật A một thời gian 0,1s. Sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m? Lấy g = 10m/s2.

A. 5,01s           

B. 10,05s 

C. 0,105s         

D. 1,05s

Câu 5: Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giấy cuối cùng vật rơi được 35m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến lúc chạm đất là:

A. 4s                

B. 2s  

C. 6s                

D. 1,5s

Câu 6: Một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn 15N, điểm đặt lực tại A. Phân tích lực \(\overrightarrow F \) thành hai vecto lực thành phần \(\overrightarrow {{F_x}} \) và \(\overrightarrow {{F_y}} \) theo các phương Ax và Ay như hình vẽ. Giá trị của Fx và Fy là:

A. \({F_x} = 7,5N;{F_y} = 7,5\sqrt 3 N\)

B. \({F_x} = 15N;{F_y} = 15N\)

C. \({F_x} = 7,5\sqrt 3 N;{F_y} = 7,5N\)

D. \({F_x} = 7,5N;{F_y} = 7,5N\)

Câu 7: Một chất điểm chuyển động tròn đều trong 60 giây quay được 120 vòng. Chu kì quay của chất điểm là:

A. 0,5s             

B. 7200s 

C. 2s                

D. 0,2s

Câu 8: Điều nào sáu đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều:

A. Tốc độ góc không đổi theo thời gian

B. Tốc độ dài không đổi theo thời gian

C. Vecto vận tốc thay đổi cả về hướng và độ lớn

D. Vecto gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo

Câu 9: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông:

A. 5 km/h        

B. 8 km/h 

C. 6,7 km/h     

D. 6,3 km/h

Câu 10: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái đất với tốc độ 8 km/s ở độ cao 600.103 m (so với mặt đất). Biết bán kính Trái đất là 6400 km. Lấy \(\pi  = 3,14\). Chu kì của vệ tinh là:

A. 84h18ph                 

B. 92h03ph

C. 1h31ph35s              

D. 1h23ph44s 

ĐÁP ÁN

1.B

2.A

3.D

4.D

5.A

6.B

7.A

8.C

9.A

10.C

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Đinh Thiện Lý. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?