Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phú Hòa

TRƯỜNG THPT PHÚ HÒA

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Chọn phát biểu sai

A. hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ

B. lực căng bề mặt tỉ lệ nghịch với hệ số căng bề mặt

C. lực căng bề mặt luôn có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng

D. ống mao dẫn có đường kính trong càng nhỏ thì độ dâng của mực chất lỏng trong ống càng cao

Câu 2. Không khí ở 30o C có hơi bão hòa ở 20oC. Cho biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20oC bằng 17,3 g/m3 và ở 30oC bằng 30,3 g/m3. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC là

A. a = 30,3 g/m3 và f = 17,3 %

B. a = 17,3 g/m3 và f = 30,3 %

C. a = 17,3 g/m3 và f = 57 %

D. tất cả đều sai

Câu 3. Một sợ dây sắt dài gấp đôi nhưng có diện tích nhỏ bằng một nửa tiết diện của sợ dây động. Giữ chặt đầu trên của chúng bằng hai vật nặng giống nhau. Sợi dây đàn hồi của sắt lớn hơn của đồng 1,6 lần. Hỏi sợ dây sắt bị dãn nhiều hay ít hơn đồng ?

A. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 1,6 lần

B. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 1,6 lần

C. sợi dây sắt bị dãn ít hơn 2,5 lần

D. sợi dây sắt bị dãn nhiều hơn 2,5 lần

Câu 4. Đơn vị của ứng suất \(\sigma \) là

A. N/m                   B. N

C. N.m                   D. N/m2

Câu 5. Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?

A. độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối đều tăng như nhau

B. độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tỉ đối tăng

C. độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tỉ đối giảm

D. độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, độ ẩm tỉ đối tăng

Câu 6. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào

A. thể tích và nhiệt độ

B. nhiệt độ và bản chất của chất lỏng

C. thể tích và bản chất của chất lỏng

D. cả thể tích, nhiệt độ và bản chất của chất lỏng

Câu 7. Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của chất rắn ?

A. mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài

B. nhiệt độ nóng chảy của chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc vào áp suất bên ngoài

C. chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi

D. chất rắn vô định hình cũng làm nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi

Câu 8. Tại sao nước mưa lại không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt ?

A. vì vải bạt bị dính ướt nước

B. vì vải bạt không bị dính ướt nước

C. vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt

D. vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt

TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm)

a) Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng của một vật

b) Hệ cô lập là gì ? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng

Câu 2 (2 điểm)

a) Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Giải thích các đại lượng trong phương trình

b) Một lượng khí trong một xilamh có pittong chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là 2 atm; 15 lít; 2oC. Khi pittong nén khí, áp suất của khí lên đến 4 atm; thể tích giảm 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén

Câu 3 (2 điểm)

a) Nội năng của một vật là gì ? Nêu các cách biến đổi nội năng

b) Nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng trong một bình kín, nội năng của khí có thay đổi hay không ? Vì sao ?

ĐÁP ÁN

1. B

2. C

3. D

4. D

5. C

6. B

7. D

8. C

Câu 1 (2 điểm)

a) Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức:

\(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng của một hệ nhiều vật bằng tổng các véc tơ động lượng của các vật trong hệ

\({\overrightarrow p _\text{hệ}} = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2} + ...\)

b)

– Hệ cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

- Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

Câu 2. (2 điểm)

a) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng là: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

b) Trạng thái 1:

p1 = 2 atm

V1 = 15 lít

t1 = 27oC

Trạng thái 2:

P2 = 4 atm

V2 = 12 lít

T2 = ?

Đổi: T1 = 27 + 273 = 300 K

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:

\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_2} = \dfrac{{{p_2}{V_2}{T_1}}}{{{p_1}{V_1}}}\)

Thay số: \({T_2} = \dfrac{{4.12.300}}{{2.15}} = 420\,K\)

hay \({t_2} = 420 - 273 = {147^o}C\)

Câu 3. (2 điểm)

a) Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Nội năng của một vật phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ

- Thể tích

b) Nội năng của khí không thay đổi vì:

Khi nén đẳng nhiệt thì động năng của các phân tử khí không thay đổi

Đối với khí lí tưởng, các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm nên thế năng tương tác giữa các phân tử không phụ thuộc vào thể tích.

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Chuyển động cơ là:

A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.

B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.

C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.

Câu 2: Chọn đáp án sai:

A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.

C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.

D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.

Câu 3:  Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là

A. 40 km/h.

B. 38 km/h.

C. 46 km/h.

D. 35 km/h.

Câu 4: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.

B. Tăng đều theo thời gian.

C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

D. Chỉ có độ lớn không đổi.

Câu 5: Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là

A. 1 m/s²

B. 2,5 m/s²

C. 1,5 m/s²

D. 2 m/s²

Câu 6: Sự rơi tự do là

A. chuyển động khi không có lực tác dụng.

B. chuyển động khi bỏ qua lực cản.

C. một dạng chuyển động thẳng đều.

D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lựC.

Câu 7: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g = 10 m/s². Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?

A. 4,5 s.

B. 2,0 s.

C. 9,0 s.

D. 3,0 s.

Câu 8: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là

A. ω = 2π/T và ω = 2πf

B. ω = 2πT và ω = 2πf

C. ω = 2πT và ω = 2π/f

D. ω = 2π/T và ω = 2π/f

Câu 9: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là

A. 10 rad/s

B. 20 rad/s

C. 30 rad /s

D. 40 rad/s.

Câu 10: Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?

A. vật có thể có vật tốc khác nhau .

B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.

C. vật có thể có hình dạng khác nhau.

D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.

Câu 11: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là

A. 12 km/h.

B. 6 km/h.

C. 9 km/h.

D. 3 km/h.

Câu 12: Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó

A. rất nhỏ so với con người.

B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.

C. rất nhỏ so với vật mốc.

D. rất lớn so với quãng đường ngắn.

TỰ LUẬN

Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ OoC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại  không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. B

4. A

5. B

6. D

7. D

8. A

9. D

10. C

11. B

12. B

TỰ LUẬN

Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6 K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6 K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ 0oC là 5m và hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 0oC.

L01 + l02 = 5m (1)                    

l= l01 (1 + α1t); l= l02(1 + α1t);

l- l= l01 – l02 +(l01α– l01α1)t                                     

Hiệu chiều dài của hai thanh kim loại không đổi theo nhiệt độ

( l- l= l01 – l02) =>l01α– l01α= 0   

=>\(\dfrac{{{l_{01}}}}{{{l_{02}}}} = \dfrac{{{\alpha _2}}}{{{\alpha _1}}} = \dfrac{2}{3}\)(2)

=> l01 = 2m ; l02 = 3m   

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gia tốc rơi tự do ?

A. Phương thẳng đứng

B. Chiều từ trên xuống dưới

C. Độ lớn không thay đổi theo độ cao

D. Độ lớn phụ thuộc vào vị trí địa lý

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phụ thuộc vào hệ quy chiếu

A. Vật làm mốc

B. Hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc

C. Gốc thời gian

D. Vật chuyển động

Câu 3. Chuyển động nào sau đây có vận tốc trung bình luôn bằng vận tốc tức thời

A. Chuyển động nhanh dần đều

B. Chuyển động chậm dần đều

C. Chuyển động thẳng đều

D. Chuyển động tròn đều

Câu 4. Phương trình nào sau đây biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều ? (x tính bằng m; t tính bằng giây)

\(\begin{array}{l}A.\,x = 20 - 3t - 2{t^2}\\B.\,x = 12 + 5t + 3{t^2}\\C.\,x = 100 - 10t\\D.\,x = 25 - 6t + 4{t^2}\end{array}\)

Câu 5.  Một thước đo  chiều dài  có độ chia nhỏ nhất là 1cm. Sai số hệ thống của thước đo trên là

A. 1cm                      B. 0,5cm

C. 1mm                     D. 0,5mm

Câu 6. Một vật rơi tự do từ nơi có độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là

\(\begin{array}{l}A.\,v = \sqrt {gh} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {2gh} \\C.\,v = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\sqrt {\dfrac{h}{g}} \end{array}\)

Câu 7. Công thức liên hệ giữa vận tốc dài và tốc độ góc của chuyển động thẳng đều có dạng

\(\begin{array}{l}A.\,v = \dfrac{\omega }{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {\omega R} \\C.\,v = \dfrac{{{\omega ^2}}}{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\omega R\end{array}\)

Câu 8. Vận tốc tuyệt đối

A. Là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động

B. Bằng tổng của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo

C. Là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên

D. Luôn lớn hơn vận tốc tương đối.

TỰ LUẬN

Bài 1:

Một xe ô tô có khối lượng m = 4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.

a. Đường khô, lực hãm bằng 22000N,  xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?

b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?

Bài 2:

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng  kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. C

4. D

5. B

6. B

7. D

8. B

Bài 1 : Một xe ô tô có khối lượng m=4 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì lái xe thấy có một chướng ngại vật ở cách 10 m và đạp phanh.

a. Đường khô, lực hãm bằng 22000N,  xe dừng cách chướng ngại vật bao nhiêu ?

Viết công thức của định lý động năng Wđ2-Wđ1=A=-F.S

\(\dfrac{1}{2}mv_2^2 - \dfrac{1}{2}mv_1^2 =  - F.S\)            

Xe dừng lại v2=0 => S=\(\dfrac{{mv_1^2}}{{2F}}\) \( \approx \) 9,1m  

b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N, tính động năng và vận tốc của xe lúc va vào chướng ngại vật ?

Wđ2-Wđ1=A=-F.S => Wđ2= Wđ1 -F.S 

Thay số tính được      Wđ2=120.000J=120KJ            

Wđ2= \(\dfrac{1}{2}mv_2^2\) tính được v2 \( \approx \) 7,75 m/s    

Bài 2: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng  kim loại có khối lượng 192g đã nung nóng đến 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103J/kg.độ, của nước là 4,19.103J/kg.độ.

Q= m1C1(t - t1); Q= m2C2(t - t1); Q= m3C3(t - t3)            

Viết phương trình cân bằng nhiệt Q+ Q+ Q3=0

=>\({C_3} = \dfrac{{({m_1}{C_1} + {m_2}{C_2})(t - {t_1})}}{{{m_3}({t_3} - t)}}\) \( \approx \)  0,78.103J/kg.độ

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi ô tô chuyển động đều trên một đoạn đường có dạng cung tròn, lực tác dụng đóng vai trò lực hướng tâm là

A. trọng lực của ô tô

B. phản lực của mặt đường

C. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên xe

D. lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường

Câu 2. Khi nói về quán tính của một vật, nhận định nào sau đây không đúng ?

A. quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu tác dụng của lực

B. khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều theo quán tính

C. những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính

D. nguyên nhân duy trì chuyển đông khi các lực tác dụng lên vật mất đi chính là tính quán tính của vật.

Câu 3. Lực tác dụng và phản lực của nó luôn

A. khác nhau về bản chất       

B. cùng hướng với nhau

C. xuất hiện và mất đi đồng thời       

D. cân bằng nhau

Câu 4. Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian bóng tiếp xúc với chân là 0,02s thì tốc độ của bóng ngay sau khi đá là

A. 0,01 m/s                 B. 0,1 m/s

C. 2,5 m/s                   D. 10 m/s

Câu 5. Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong 0,05s đầu, vật đi được 80 cm. Hợp lực tác dụng vào vật và gia tốc mà nó thu được là

\(\begin{array}{l}A.\,6,4\,N;\,\,3,2\,m/{s^2}\\B.\,12,8\,N;\,\,6,4\,m/{s^2}\\C.\,1,2N;\,\,0,64\,m/{s^2}\\D.\,1280\,N;\,\,640\,m/{s^2}\end{array}\)

Câu 6. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm và có độ cứng k = 40 N/m. Khi nén lò xo bằng lực F  = 1N thì chiều dài của nó là

A. 2,5cm                B. 19,975cm

C. 17,5cm              D. 19,75cm

Câu 7. Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên n lần thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc

A. tăng lên n lần   

B. giảm đi n lần

C. không đổi 

D. tăng lên \(\sqrt n \) lần

Câu 8. Từ cùng một độ cao, bi M được thả không vận tốc đầu bi N được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. M chạm đất trước N

B. M chạm đất sau N

C. Cả hai chạm đất cùng lúc

D. M chạm đất khi N mới rơi được nửa đoạn đường

TỰ LUẬN

Câu 1. Một dây bằng thép, chiều dài 4 m, tiết diện 1 cm2. Biết thép có suất đàn hồi E = 2.1011 Pa và giới hạn bền là \({\sigma _b} = 6,{86.10^8}\,Pa\)

a) tính lực kéo cần tác dụng vào dây để làm cho dây dài thêm ra 0,3 cm

b) dây sẽ bị đứt khi chịu tác dụng của lực kéo có cường độ bằng bao nhiêu ?

Câu 2. Có hai ống mao dẫn, đường kính trong của ống 1 gấp đôi đường kính trong của ống 2. Khi nhúng vào nước, mực nước trong hai ống chênh nhau 3,5 cm. Tính đường kính trong của mỗi ống. Biết khối lượng riêng của nước là \(\rho  = 1000\,\,kg/{m^3}\) và hệ số căng bề mặt của nước là \(\sigma  = 0,073\,\,N/m\).

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. C

4. D

5. D

6. C

7. C

8. C

Câu 1.

a)

\(F = k\Delta l = ES\dfrac{{\Delta l}}{{{l_0}}}\)\(\, = \dfrac{{{{2.10}^{11}}{{.10}^{ - 4}}{{.3.10}^{ - 3}}}}{4} = 1,{5.10^4}\,N\)

b) Vì giới hạn bền được biểu thị bằng ứng suất của ngoại lực nên:

\({\sigma _b} = \dfrac{{{F_b}}}{S}\)

\(\Rightarrow {F_b} = {\sigma _b}S = 6,{86.10^8}{.10^{ - 4}}\)\(\, = 6,{86.10^4}\,N\)

Muốn làm dây đứt phải tác dụng lên dây lực kéo có cường độ: Fk > 6,86.104 N

Câu 2.

\({d_1} = 2{d_2} \Rightarrow {h_2} = 2{h_1}\)

Mặt khác theo đầu bài:

h2 – h1 = 3,5 cm

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {h_2} = 7\,cm;\,\,{h_1} = 3,5\,\,cm\\{h_2} = \dfrac{{4{\sigma _2}}}{{{\rho _2}g{h_2}}}\\ \Rightarrow {d_2} = \dfrac{{4\sigma }}{{\rho g{h_2}}} = \dfrac{{4.0,073}}{{1000.9,{{8.10}^{ - 2}}}}\\\;\;\;\;\;\;\;\;\; \approx 4,{3.10^{ - 4}}\,m\\{d_2} \approx 0,43\,mm;\,\,{d_1} = 0,86\,\,mm\end{array}\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Chọn phát biểu đúng

A. nội năng là nhiệt lượng

B. số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng

C. nội năng là tổng động năng và thế năng của vật

D. độ biến thiên nội năng bằng độ biến thiên nhiệt độ

Câu 2. Chọn phát biểu sai

A. đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng

B. một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó cũng có nhiệt lượng

C. nhiệt lượng là số đo của nội năng trong quá trình truyền nhiệt

D. nhiệt lượng không phải là nội năng

Câu 3. Trong chu trình của động cơ nhiệt lí tưởng, chất khí thực hiện một công là 2.103 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 6.103 . Hiệu suất của động cơ là

A. 25%                  B. 33%

C. 75%                  D. 67%

Câu 4. Trong hệ thức của nguyên lý NĐLH: \(\Delta U = A + Q\) . Nhận xét nào sau đây đúng với quá trình đun nóng đẳng tích

 \(\begin{array}{l}A.\,\,\Delta U = 0;\,\,Q > 0;A < 0\\B.\,\,\Delta U > 0;\,\,Q > 0;\,\,A = 0\\C.\,\,\Delta U < 0;\,\,Q < 0;\,\,A = 0\\D.\,\,\Delta U = 0;\,\,Q < 0;\,\,A > 0\end{array}\)

Câu 5. Thực hiện một công là 100 J để nén khí trong xilanh. Khí trong xilanh truyền ra môi trường một nhiệt lượng là 20J. Nội năng của khối khí

A. tăng 120 J            B. giảm 80 J

C. tăng 80 J              D. giảm 120 J

Câu 6. Người ta cung cấp cho khí trong một xi lanh nằm ngang một nhiệt lượng 20J. Khí nở ra, đẩy pittong với một lực có độ lớn là 250N. Nội năng của khí tăng lên là 5 J. Pittong đã di chuyển một đoạn là

A. 6 cm                    B. 2 cm

C. 10 cm                  D. 8 cm

Câu 7. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình

A. \(\Delta U = A\)    

B. \(Q = A\)

C. \(\Delta U = 0\)      

D. cả A, B,C đều đúng

Câu 8. Nhiệt lượng mà khí lí tưởng nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra trong quá trình nào sau đây ?

A. đẳng áp      

B. đẳng nhiệt

C. đẳng tích    

D. cả A, B,C đều đúng

TỰ LUẬN

Câu 1. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng nhau trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của xe chạy từ A là 54 km/h, của xe chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều chuyển động của hai xe là chiều dương; thời điểm hai xe xuất phát làm mốc thời gian. Tìm vị trí hai xe gặp nhau.

Câu 2. Một chiếc xe ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 4 giờ. A, B cách nhau 40 km, nước chảy với vận tốc 4 km/h. Tính vận tốc của ca nô đối với nước.

ĐÁP ÁN

1. B

2. B

3. A

4. B

5. C

6. A

7. D

8. B

Câu 1.

Phương trình chuyển động của hai xe: (x tính bằng km; t  tính bằng h)

Xe đi từ A: x1 = 54t

Xe đi từ B: x2 = 10 + 48t

Khi hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2} \)

\(\Rightarrow t = \dfrac{5}{3}\,h\) .

Vậy x1 = 90 km

Câu 2.

Vận tốc của ca nô đối với bờ khi xuôi dòng: \({v_{13}} = \dfrac{{AB}}{t} = 10\,km/h\)

\({\overrightarrow v _{13}} = {\overrightarrow v _{12}} + {\overrightarrow v _{23}};\,\,{\overrightarrow v _{12}} \nearrow  \nearrow {\overrightarrow v _{23}}\)

Trong đó: \(v_{12}\) là vận tốc dòng nước, \(v_{13}\) là vận tốc của ca nô đối với nước.

Vậy: \({v_{23}} = {v_{13}} - {v_{12}} = 6\,km/h\)

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Phú Hòa. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?