Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đoàn Thượng

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 10

Thời gian 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau:

a) O (Z = 8);              

b) Ca (Z = 20);           

c) P (Z = 15);             

d) Mn (Z = 25)

Câu 2: Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là: \({}_{37}^{85}X\) . Hãy xác định số hạt proton (p), số hạt nơtron (n), số khối (A) và điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X?

Câu 3: Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền. Trong đó, đồng vị \({}_{35}^{79}Br\) chiếm 54,5% và còn lại là đồng vị \({}_{35}^ABr\). Xác định A, biết nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91.

Câu 4: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần độ âm điện:  12A, 9B, 17 C. Giải thích ngắn gọn.

Câu 5: Tỉ lệ khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro so với oxit cao nhất của X là 17/40. Biết rằng, nguyên tử nguyên tố X có tổng số e lớp ngoài cùng gấp 6 lần số e lớp ngoài cùng của 11Na. Xác định nguyên tố X?

Câu 6: Nguyên tử nguyên tố R có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có tổng số electron bằng ½ số electron tối đa trên phân lớp d. Xác định các tính chất sau của R:

- Tính kim loại, phi kim?

- Công thức hợp chất khí với hiđro?

- Hóa trị cao nhất với oxi và công thức oxit cao nhất?

- Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit, bazơ của chúng?

Câu 7: Viết CT electron và CTCT (nếu là chất cộng hóa trị); Viết sơ đồ hình thành liên kết ion (nếu là hợp chất ion) trong các chất sau: Na2O; O2; KF; H2S.  (Cho biết 8O; 11Na; 9F; 19K; 1H; 16S )

Câu 8: Nguyên tử Zn có bán kính R = 1,35.10-10m. Khối lượng mol là 65 g/mol. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Zn là những hình cầu.

a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn (theo đơn vị g/cm3)? Cho biết số Avogadro là NA = 6,022.1023.

b. Thực tế, thể tích thực chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% thể tích của tinh thể, còn lại là khe trống giữa các quả cầu. Định khối lượng riêng của tinh thể Zn?

Câu 9: Hợp chất T chứa cation M+ và anion X3-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Tổng số electron trong M+ là 10 và tổng số proton trong X3- là 47. Hai nguyên tố trong ion X3- thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Xác định công thức phân tử của hợp chất T?

Câu 10: Hoà tan một lượng oxit của kim loại R vào trong dd H2SO4  4,9% (vừa đủ) thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,605%. Xác định CTPT của oxit kim loại?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Viết đúng CHe của mỗi nguyên tử được 0,25đ:

8O: 1s22s22p4

20Ca: [Ar]4s2

15P: [Ne]3s23p3

25Mn: [Ar]3d54s2

Câu 2: Xác định đúng mỗi thông tin được 0,25đ

Số hạt proton p = 37

Số hạt nơtron n = 48

Số khối A = 85

Điện tích hạt nhân nguyên tử = 37+

Câu 3: Tính % của đồng vị \({}_{35}^ABr\)  = 45,5%

Lập được pt: \(\frac{{79 \times 54,5 + A \times 45,5}}{{100}} = 79,91\) 

Giải pt tìm được A = 81.

Câu 4: Viết đúng 3 CHe:

12A: [Ne]3s2   → Chu kì 3, nhóm IIA

9B: 1s22s22p5   → Chu kì 2, nhóm VIIA

17C: [Ne]3s23p5 → Chu kì 3, nhóm VIIA.

B, C thuộc cùng nhóm VIIA. Mà trong 1 nhóm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần nên độ âm điện của B > C

A, C thuộc cùng chu kì 3. Mà trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần nên độ âm điện của C > A

Vậy độ âm điện: B > C > A.

Câu 5: Viết CHe của 11Na: [Ne]3s1 à Na có 1e lớp ngoài cùng à X có 6e lớp ngoài cùng à X thuộc nhóm VIA.

Công thức hợp chất khí với H: XH2

Công thức oxit cao nhất: XO3

Lập được pt:

 \(\frac{{{M_{X{H_2}}}}}{{{M_{X{O_3}}}}} = \frac{{17}}{{40}} \Leftrightarrow \frac{{M{}_X + 2}}{{M{}_X + 16 \times 3}} = \frac{{17}}{{40}}\) 

Giải pt tìm được MX = 32 à X là S.

Câu 6: R có 3 lớp electron à R thuộc chu kì 3

Lớp thứ 3 có tổng số electron bằng ½ số electron tối đa trên phân lớp d à Tổng số e ở lớp thứ 3 là 7.

CHe của R: [Ne]3s23p5 à R thuộc nhóm VIIA

R có tính phi kim vì có 7e lớp ngoài cùng

Công thức hợp chất khí với hidro: RH

Hóa trị cao nhất với oxi: 7 và công thức oxit cao nhất: R2O7

Công thức hidroxit tương ứng: HRO4 (tính axit)

Câu 7: Mô tả sự tạo thành liên kết ion trong 2 chất bằng sơ đồ ngắn gọn, có CHe của nguyên tử và ion: Na2O; KF. Đúng mỗi chất được 0,25đ.

2Na        +       O              →    2Na+        +        O2-       →  Na2+O2-

[Ne]3s1       1s22s22p4                 [Ne]                [Ne]

K         +          F        →    K+        +          F-  K+F-

[Ar]4s1       1s22s22p5                  [Ar]                [Ne]

Viết đúng CT electron và CTCT cho 2 chất:  O2; H2S. Đúng mỗi chất được 0,25đ.

Câu 8: Khối lượng của 1 mol nguyên tử Zn là M (g)

→ khối lượng của 1 nguyên tử Zn là: m = \(\frac{M}{{{N_A}}}\)

Thể tích của 1 nguyên tử Zn:

Vngtử Zn = \(\frac{4}{3}\)pr3 = \(\frac{4}{3}\).3,14.(1,35.10-8)3  = 1,03.10-23 cm3

Khối lượng riêng của nguyên tử Zn:

Dn.tử = \(\frac{m}{V}\) = \(\frac{M}{{{N_A}.V}}\)= \(\frac{{65}}{{6,{{022.10}^{23}}.1,{{03.10}^{ - 23}}}} = 10,479\)  (g/cm3)

Thực tế trong tinh thể, các nguyên tử Zn chiếm 74% thể tích nên khối lượng riêng của tinh thể Zn:

D = Dn.tử . \(\frac{{74}}{{100}}\) = 7,754 (g/cm3)

Câu 9: Ion M+ có e = 10 → p = 11 à  = 11/5 = 2,2 → Có 1 phi kim là H (Z=1). Gọi nguyên tử thứ 2 trong M+ là R, công thức M+ có thể là:

RH4+→ ZR + 4 = 11 → ZR = 7→ R là 7N → ion M+ là NH4+.

R2H3+ → 2ZR  + 3 = 11 → ZR = 4 (loại)

R3H2+ → 3ZR  +  2 = 11 →  ZR  = 3 (loại)

Gọi công thức của anion X3- là AxBy3-

X3- có \(\overline Z \) = 47/5 = 9,4 à ZA < 9,4 < ZB và ZB =  Z+7  à ZA= 8 và ZB  = 15 → A là O, B là P.

Mặt khác: 8x + 15y = 47  và x + y = 5 à x = 4 và y = 1

Vậy ion X3-  là PO43-

Công thức phân tử của T: (NH4)3PO4

Câu 10: Đặt công thức tổng quát của oxit là M2Ox  ( x là hoá trị của M ). Giả sử hoà tan 1 mol M2Ox 

M2Ox               +             xH2SO4       →      M2(SO4)x  +  xH2O

1 mol                                x mol                   1 mol

(2MM + 16x) g                   98x (g)                (2MM  + 96x) g

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :

 mdd sau pư = (2MM +  16x)   +   \(\frac{{98x}}{{4,9}}.100\)  =  (2MM  +  2016x) 

Phương trình nồng độ % của dung dịch muối là :

\(\frac{{2{M_M} + 96x}}{{2{M_M} + 2016x}}.100\%  = 5,605\% \)

Giải ra được: MM = 9x

Vì x là hoá trị của kim loại trong oxit bazơ nên :  1    x     4

Biện luận: Tìm được x = 3 và MM  =  27.

Vậy kim loại cần tìm là Al; oxit kim loại là Al2O3.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Cho biết các nguyên tố X, Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 17 và 25. Hãy viết cấu hình electron và xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X, Y trong bảng tuần hoàn (có giải thích).

Câu 2: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị. Trong đó, đồng vị có số khối 109 chiếm 44%. Tìm số khối của đồng vị còn lại, biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88.

Câu 3: So sánh độ âm điện của các nguyên tố sau: X (Z=12), Y (Z=20), T (Z=13).

Câu 4: Xác định số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử và ion sau: \({}_{26}^{56}Fe\) , \({}_{16}^{32}{S^{2 - }}\) 

Câu 5: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 46, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định nguyên tố X và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X?

Câu 6: Viết cấu hình electron của các ion sau: 16X2-19Y+

Câu 7: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kì kế tiếp, X đứng trước Y. Tổng số hạt proton trong một nguyên tử X và một nguyên tử Y là 30. Xác định X, Y?

Câu 8: Hợp chất khí của R với hiđro là RH2. Trong công thức oxit cao nhất của R, oxi chiếm 60% về khối lượng.  Xác định nguyên tử khối của R?

Câu 9: Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau: CO, CaCl2, NH3, O2. Biết giá trị độ âm điện của một số nguyên tố: O (3,44), N (3,04), Cl (3,16), H (2,20), C (2,55), Ca (1,00).

Câu 10: Viết PTHH khi cho:

a. CaCO3 vào dung dịch HCl dư

b. nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch H2SO4.

Câu 11: Viết công thức của các loại phân tử khí cacbonic, biết rằng cacbon và oxi có các đồng vị sau: \({}_6^{12}C\); \({}_6^{13}C\);; \({}_8^{16}O\);; \({}_8^{17}O\);;  ; \({}_8^{18}O\)

Câu 12: Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử và ion sau: KMnO4, SO42-, Cl2, Ca(ClO4)2

Câu 13: Kim loại Na ở dạng tinh thể có khối lượng riêng là 0,9 g/cm3. Mặt khác trong tinh thể Na, các nguyên tử Na chỉ chiếm 68% về thể tích, còn lại là khe trống. Tính bán kính nguyên tử Na. Biết số Avogađro NA=6,02.1023, khối lượng mol nguyên tử của Na là 22,99.

Câu 14: 

a.

- Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử CaCl2.

- Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: CH4, HF, CO2

Cho số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: C (Z=6), F (Z=9), O (Z=8), H (Z=1)

b. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất ở phần a?

Câu 15: Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố. Tổng số hạt mang điện của X bằng 84. Trong X có 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì và số hạt proton của nguyên tử nguyên tố có Z lớn nhất lớn hơn tổng số proton của nguyên tử 3 nguyên tố còn lại là 6 hạt. Số nguyên tử của nguyên tố có Z nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại. Xác định công thức của X?

Câu 16: A là dung dịch H2SO4 xM. B là dung dịch NaOH y M. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch C. Để trung hòa 200 ml dung dịch C cần dùng 80 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch D. Biết rằng 100 ml dung dịch D phản ứng vừa đủ với 1,02 gam Al2O3.  Tính giá trị x, y.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 

1. Tổng các hạt cơ bản trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố R bằng 52. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện bằng 20. Xác định số khối, điện tích hạt nhân của R.

2. Xác định vị trí của nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16. Giải thích.

3. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự tăng dần tính phi kim: 17Cl; 35Br; 9F

Câu 2:

1. Viết sơ đồ hình thành liên kết ion (nếu là hợp chất ion) hoặc công thức electron và công thức cấu tạo (nếu là hợp chất cộng hóa trị) để mô tả sự tạo thành liên kết trong các chất sau: MgCl2; HF; K2O; CO2.  (Cho biết: 8O; 19K; 6C, 1H; 17Cl; 12Mg; 9F)

2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (có viết rõ các quá trình oxi hóa, tìm hệ số thăng bằng để tổng hợp các quá trình đó):

a. H2S  + O2   →   SO2   +  H2O

b. HCl   +  KMnO4     →   KCl  + MnCl2   + Cl2  +  H2O

Câu 3: Viết phương trình xảy ra nếu có (ghi rõ điều kiện phản ứng) trong các thí nghiệm sau:

1.  Sục SO2 vào nước Br2.

2. Đốt cháy H2S trong khí Cl2.

3. Fe + S

4. Sục O3 vào dung dịch KI.

5. Cho Ag2S vào dung dịch HCl loãng

6. Đốt cháy etanol (C2H5OH)

7. Sục SO2 vào dung dịch NaOH dư.

8. Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm từ KClO3.

Câu 4:

1. Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm: Cl2, O2 (ở đktc, tỉ khối so với He là 13,85) phản ứng vừa đủ với 15,5 gam hỗn hợp Y gồm: Al, Cu thu được a gam chất rắn. Xác định % khối lượng các chất trong Y.

2. Sục từ từ 8,96 lít SO2 (ở đktc) vào 250 ml Ba(OH)2 1M. Kết thúc thí nghiệm thu được b gam chất rắn A và dung dịch B chứa c gam chất tan. Xác định b, c. 

Câu 5:

1. Đốt cháy hoàn toàn m gam pirit sắt trong bình O2 vừa đủ thu được (m-12) gam chất rắn X và khí Y.

Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A gồm: Ca, Na vào nước thu được dung dịch trong suốt Z có khối lượng tăng lên là 16,7 đồng thời có 8,96 lít khí bay ra (ở đktc).  

Sục từ từ Y vào Z, kết thúc phản ứng thu được b gam chất rắn B. Xác định b.

2. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 tỉ lệ khối lượng là 11:15 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, a% SO2, còn lại là O2. Cho Y đi từ từ qua tháp tổng hợp SO3 thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 1014.61. Xác định hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Tính số mol của 11,2 lít khí O2 (đktc); khối lượng của 0,05 mol kim loại Cu.

b. Tính khối lượng ứng với 1,8069.1022 phân tử khí CO2.

c. Tính khối lượng chất tan có trong 200 ml dd Na2SO4 0,5M.

d. Tính số mol chất tan có trong 100 ml dd HCl 7,3% (D = 1,2 g/ml).

Câu 2:

1. Hòa tan hết 9,4 gam K2O vào nước thu được 400 ml dd E.

a. Tính CM chất tan trong dd E.

b. Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng để trung hòa vừa đủ 200 ml dd E.

c. 200 ml dd E hòa tan được tối đa m gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 có tỉ lệ mol là 2 : 1. Tính m.

2. Lập công thức phân tử cho các chất sau:

a. Zn với P

b. Al với NO3

c. Ba với  PO4

d. Clo

e. NH4 với CO3

f. C với I

g. H với PO4

h. Neon

Câu 3:

1. Viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:

a. Cho Al2O3 vào dd NaOH                                      

c. Cho Cu vào dd H2SO4 đặc, nóng

b. Cho dd Ba(OH)2 vào dd FeSO4                            

d. Cho Fe vào dd NiSO4.

2. Cho hỗn hợp X gồm (5,4 gam Al và 2,8 gam Fe) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng và tính m.

3. Hòa tan m gam 1 hidroxit X (hợp chất chứa nhóm OH) của kim loại E (hóa trị III) trong một lượng vừa đủ 438 gam dung dịch HCl 5% thu được dung dịch Y chứa 32,5 gam muối khan. Xác định CTHH của X và tính C% của Y.

Câu 4:

1. Hòa tan hoàn toàn m gam MgCO3 bằng dd axit HCl 14,6 %, thu được dd X. Trong dd X thì nồng độ của axit là 7,019 %. Hãy tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dd X.

2. Hòa tan hoàn toàn m gam muối cacbonat A (chứa nhóm CO3) của kim loại M vào 200 ml H2SO4 aM (loãng; vừa đủ; không có kết tủa) thu được 0,448 lít khí (ở đktc) và dung dịch X có khối lượng tăng lên so với dung dịch H2SO4 ban đầu là 0,8 gam. Xác định m và CTHH của A.

ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

1. Cho 1 nguyên tố E mà nguyên tử có: tổng số hạt bằng 46, số hạt mang điện bằng 1,875 lần số hạt không mang điện. Xác định kí hiệu nguyên tử, nguyên tố tương ứng của E.

2. Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5.

a. Tính % số nguyên tử mỗi loại đồng vị.

b. Tính phần trăm về khối lượng của 35Cl trong FeCl2.

Câu 2:

1. Cho 1 nguyên tố E mà E2+ có tổng số hạt mang điện bằng 48. Xác định số proton trong E, E2+. Viết CHe của E2+ và xác định vị trí của E (chu kỳ, nhóm) trong bảng tuần hoàn (không giải thích)

2. Cho nguyên tố A có tổng số e lớp ngoài cùng lớn hơn số e lớp ngoài cùng của 13Al là 2. % khối lượng của A trong  oxit có hóa trị cao nhất là 25,926%. Xác định A.

Câu 3:

1. Cho 38,2 gam hỗn hợp G gồm Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch H2SO4 2M dư thu được 13,2 gam khí không màu bay ra. Tính % khối lượng của từng muối trong G.

2. Cho 4 nguyên tố X, Y, Z, T có các đặc điểm sau:

- X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp trong một nhóm có tổng số hạt mang điện trong 2 nguyên tử tương ứng (1X, 1Y) là 104. X có tính phi kim yếu hơn Y.

- Z, T thuộc 2 nhóm liên tiếp trong 1 chu kì có tổng số hạt mang điện trong 2 hạt nhân tương ứng (1Z, 1T) là 13. Tính kim loại của T mạnh hơn của Z.

Xác định số hiệu nguyên tử của 4 nguyên tố trên.

Câu 4:

1. Cho 1 nguyên tố A thuộc nhóm  xA (x bằng 2  lần hóa trị của nguyên tố B trong hợp chất khí với H: BH3). %O trong hidroxit có hóa trị cao nhất của A là  65,306%;  %O trong oxit có hóa trị cao nhất của B là 56,338%. Xác định A, B.

2. Mô tả sự tạo thành liên kết (sơ đồ hình thành liên kết ion từ nguyên tử nếu là hợp chất ion – có viết CHe của nguyên tử, ion để giải thích sự tạo thành ion ; CTe và CTCT nếu là chất cộng hóa trị - không  viết CHe mà dựa vào nhóm A tương ứng cũng được) trong các chất sau: CaCl2; N2; C2H4.

Câu 5:

1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, X có số e hóa trị lớn nhất trong khả năng có thể), trong phân tử MXa có tổng số hạt mang điện âm bằng 77. Xác định công thức phân tử MXa.

(Cho biết, M, X là các nguyên tố: 7N, 8O, 9F, 16S, 15P, 17Cl, 35Cl, 10Ne, 29Cu, 26Fe, 30Zn, 24Cr, 25Mn)

2. 2 nguyên tố M, N thuộc 2 chu kì liên tiếp trong 1 nhóm.  Hóa trị cao nhất của M trong oxit lớn hơn hóa trị của M trong hợp chất khí với H là 2. % cuả cả M và N trong hỗn hợp 2 oxit có hóa trị cao nhất là 58,932%. Xác định M, N và % oxit của N trong hỗn hợp 2 oxit đó. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề ôn tập hè môn Hóa học 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Đoàn Thượng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?