Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Trung Phú

TRƯỜNG THPT TRUNG PHÚ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian 45 phút

 

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vecto vận tốc dài có

A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.

Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là:

A. chiều                                   B. phương

C. hướng                                 D. vị trí

Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.

B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.

C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.

D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.

Câu 4: Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

A. AB, EF.                  B. AB, CD.

C. CD, EF.                  D. CD, FG.

Câu 5: Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. x = t² + 4t – 10                   B. x = –0,5t – 4.

C. x = 5t² – 20t + 5                 D. x = 10 + 2t + t².

Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là

A. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)           B. \(v = \sqrt {2gh} \)  

C. \(v = 2gh\)              D. \(v = \sqrt {gh} \)

Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi

A. không có lực tác dụng.

B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

D. bỏ qua lực cản của không khí.

Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất

A. 13 giờ.                    B. 12 giờ.

C. 11 giờ.                    D. 10 giờ.

Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.

D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 10: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là

A. 43 m.                      B. 45 m.

C. 39 m.                      D. 41 m.

TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm)

a) Nêu định nghĩa và ý nghĩa của động lượng của một vật

b) Hệ cô lập là gì ? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng

Câu 2 (2 điểm)

a) Viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Giải thích các đại lượng trong phương trình

b) Một lượng khí trong một xilamh có pittong chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là 2 atm; 15 lít; 2oC. Khi pittong nén khí, áp suất của khí lên đến 4 atm; thể tích giảm 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. C

4. B

5. C

6. B

7. C

8. B

9. D

10. D

Câu 1 (2 điểm)

a) Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức:

\(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng của một hệ nhiều vật bằng tổng các véc tơ động lượng của các vật trong hệ

\({\overrightarrow p _\text{hệ}} = {\overrightarrow p _1} + {\overrightarrow p _2} + ...\)

b)

– Hệ cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.

- Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

Câu 2. (2 điểm)

a) Phương trình trạng thái của khí lí tưởng là: \(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

b) Trạng thái 1:

p1 = 2 atm

V1 = 15 lít

t1 = 27oC

Trạng thái 2:

P2 = 4 atm

V2 = 12 lít

T2 = ?

Đổi: T1 = 27 + 273 = 300 K

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:

\(\dfrac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {T_2} = \dfrac{{{p_2}{V_2}{T_1}}}{{{p_1}{V_1}}}\)

Thay số: \({T_2} = \dfrac{{4.12.300}}{{2.15}} = 420\,K\)

hay \({t_2} = 420 - 273 = {147^o}C\)

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 5N và F2 = 12N. Hợp lực của F1 và F2 chỉ có thể có nhận dạng giá trị bằng

A. 6N                 B. 18N

C. 8N                 D. 4N

Câu 2. Hợp lực của hai lực có độ lớn F1 = F và F2 = 2F có thể

A. nhỏ hơn F  

B. vuông góc với lực F1

C. lớn hơn 3F 

D. vuông góc với lực F2

Câu 3. Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau ?

A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật

B. lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật

C. vật có thể chuyển động khi không có lực tác dụng vào nó

D. vật không nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó

Câu 4. Nhận định nào đúng trong các nhận định sau ?

A. một vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

B. nếu lực tác dụng nào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần

C. một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ chuyển động thẳng đều.

D. không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó

Câu 5. Hai lực trực đối cân bằng là hai lực:

A. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào cùng một vật

B. bằng nhau về cả hướng và độ lớn

C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá

D. cùng độ lớn, cùng giá, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 6. Trong một tai nạn giao thông, ô tô tải đâm vào ô tô con đang chạy ngược chiều. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con lớn hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

B. lực mà ô tô tải tác dụng lên ô tô con nhỏ hơn lực mà ô tô con tác dụng lên ô tô tải

C. ô tô tải nhận được gia tốc lớn hơn ô tô con

D. ô tô con nhận được gia tốc lớn hơn ô tô tải

Câu 7. Một khối gỗ có khối lượng 50kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào thùng lực đẩy có phương nằm ngang và có độ lớn F = 150N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa thùng và mặt sàn là 0,35 và lấy g = 10 m/s2. Nhận định nào sau đây đúng ?

A. thùng chuyển động nhanh dần đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

B. thùng chuyển động đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

C. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N

D. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo ?

A. xuất hiện khi vật đàn hồi bị biến dạng

B. ngược hướng với hướng của biến dạng

C. độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật

D. cân bằng với ngoại lực tác dụng lên vật

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực ma sát

A. xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật

B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật

C. không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc

D. phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc

Câu 10. Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ đáng kể khi hai vật đó có

A. thể tích rất lớn

B. khối lượng rất lớn

C. khối lượng riêng rất lớn

D. dạng hình cầu

TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm)

a) Nội năng của một vật là gì ? Nêu các cách biến đổi nội năng

b) Nén đẳng nhiệt một lượng khí lí tưởng trong một bình kín, nội năng của khí có thay đổi hay không ? Vì sao ?

Câu 2 (3 điểm)

Một vật nhỏ có khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây không dãn có chiều dài  l = 1m, khối lượng không đáng kể, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Kéo vật tới vii trí sao cho dây treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của vật tới vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. A

4. C

5. A

6. D

7. D

8. D

9. B

10. B

Câu 1. (2 điểm)

a) Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Nội năng của một vật phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ

- Thể tích

b) Nội năng của khí không thay đổi vì:

Khi nén đẳng nhiệt thì động năng của các phân tử khí không thay đổi

Đối với khí lí tưởng, các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm nên thế năng tương tác giữa các phân tử không phụ thuộc vào thể tích.

Câu 2. (3 điểm)

- Khi vật ở vị trí treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng

\({v_1} = 0;\,\,{z_1} = mg\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)\)

- Khi vật ở vị trí cân bằng: \({z_2} = 0;\,\,{v_2} = ?\)

Xét hệ gồm vật và Trái Đất, cơ năng của hệ được bảo toàn:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{2}mv_1^2 + mg{z_1} = \dfrac{1}{2}mv_2^2 + mg{z_2}\\ \Rightarrow v_2^2 = 2g{z_1} \Rightarrow {v_2} = \sqrt {2g{z_1}} \end{array}\)

Thay số: \({v_2} = \sqrt {2.10.1.\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)}\)\(\,  = \sqrt {10\,\,m/s} \)

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Cấu trúc tinh thể có đặc tính cơ bản là

A. dị hướng

B. đẳng hướng

C. tuần hoàn trong không gian          

D. nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 2. Vật rắn đơn tinh thể có các đặc tính nào sau đây ?

A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Câu 3. Tính đàn hồi và tính dẻo của vật rắn phụ thuộc vào

A. bản chất của vật rắn

B. cường độ của ngoại lực

C. thời gian tác dụng của ngoại lực

D. cả ba yếu tố trên

Câu 4. Một thanh thép dài 5 m, có diện tích 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Tính lực kéo F tác dụng lên đầu kia để thanh dài thêm 2,5 cm. Suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa.

A. 6.1010 N                B. 1,5.104 N

C.1,5.107 N                D. 3.105 N

Câu 5. Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở vì nhiệt ?

A. rơ le nhiệt  

B. nhiệt kế kim loại

C. đồng hồ bấm giây  

D. dụng cụ đo độ nở dài

Câu 6. Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10oC. Độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC ? Hệ số nở dài của sắt là 12.10-6K-1

A. 36 mm                 B. 1,2 mm

C. 3,6 mm                D. 4,8 mm

Câu 7. Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?

A. hạ thấp nhiệt độ của nước

B. dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn

C. pha thêm rượu vào nước

D. dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn

Câu 8. Gọi l­0 la độ dài của thanh rắn ở 0oC, l là độ dài ở toC, \(\alpha \) là hệ số nở dài. Công thức nào sau đây đúng ?

\(\begin{array}{l}A.\,\,l = {l_0}\left( {l + \alpha t} \right)\\B.\,\,l = {l_0} + \alpha t\\C.\,l = {l_0}\alpha t\,\\D.\,\,l = \dfrac{{{l_0}}}{{1 + \alpha t}}\end{array}\)

Câu 9. Một căn phóng có thể tích 100 m3 ở 25oC, độ ẩm tương đối là 65%, độ ẩm cực đại là 23 g/m3. Khối lượng hơi nước có trong phòng là

A. 1,495 g                   B. 14,95 g

C. 149,5 g                   D. 1495 g

Câu 10. Chọn phát  biểu đúng

A. ở nhiệt độ không đổi, áp suất của hơi bão hòa tỉ lệ nghịch với thể tích của hơi

B. áp suất của hơi bão hòa phụ thuộc nhiệt độ

C. có thể làm hơi bão hòa biến đổi thành hơi khô bằng cách nén đẳng nhiệt

D. hơi khô không tuân theo định luật Bôi – lơ – ma – ri - ốt

TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Một vận động viên xe đạp chuyển động có đồ thì tọa độ như hình vẽ dưới. Biết rằng gốc thời gian được chọn lúc 8 giờ sáng.

a) hãy mô tả chuyển động của vận động viên trong từng quá trình

b) tính tốc độ của vận động viên trong từng quá trình

c) tính tốc độ trung bình của vận động viên trong cả quá trình

Câu 2 (3 điểm). Một đoàn tàu bắt đầu dời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau thời gian 40s tàu đạt đến tốc độ 36 km/h

a) tính giưa tốc của đoàn tàu

b) tính quãng đường tàu đi được trong 1 phút

c) nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau khoảng thời gian bao nhiêu kể từ lúc khởi hành tàu sẽ đạt đến tốc độ 5 km/h

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. D

4. B

5. C

6. C

7. D

8. A

9. D

10. B

Câu 1:

a) (1 điểm). Lúc 8h sáng, vận động viên bắt đầu chuyển động đều theo chiều dương từ vị trí cách gốc tọa độ 40 km

Đến 10h sáng, vận động viên đến vị trí cách gốc tọa độ 80 km; sau đó vận động viên nghỉ tại chỗ 2 tiếng.

Đến 12h, người đó bắt đầu chuyển động đều theo chiều âm, quay trở lại gốc tọa độ

Đến 2h, vận động viên trở về gốc tọa độ

b) (1 điểm). Quá trình AB: \({v_1} = \dfrac{{80 - 40}}{2} = 20\,\,km/h\)

Quá trình BC: \({v_2} = 0\)

Quá trình CD: \({v_2} = \dfrac{{0 - 80}}{2} =  - 40\,\,km/h\). Tốc độ là 40 km/h

c) (1 điểm). Quãng đường vận động viên chuyển động trong cả quá trình:

\(s = {s_{AB}} + {s_{BC}} + {s_{CD}}\)\(\, = 40 + 0 + 80 = 120\,\,km/h\)

Tốc độ trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{120}}{6} = 20\,\,km/h\)

Câu 2:

a) (1 điểm). 36 km/h = 10 m/s

\(a = \dfrac{{{v_t} - {v_0}}}{t} = \dfrac{{10 - 0}}{{40}} = 0,25\,\,m/{s^2}\)

b) (1 điểm). \(s = \dfrac{{a{t^2}}}{2} = 0,25.\dfrac{{{{60}^2}}}{2} = 450\,\,m\)

c) (1 điểm). 54 km/h = 15 m/s; \(t = \dfrac{{{v_t} - {v_0}}}{a} = \dfrac{{15 - 0}}{{0,25}} = 60\,\,s\)

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong hệ tọa độ ( p,V) , đường đẳng nhiệt có dạng:

A. Đường parabol.

B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

C. Nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

D. Đường hypebol.

Câu 2: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô

A. chuyển động tròn đều.

B. giảm tốc.

C. tăng tốc.

D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.

Câu 3: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?

A. P~T           

B. P~t.                        

C. \(\dfrac{P}{T} = c{\rm{onst}}\).    

D. \(\dfrac{{{P_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}}}{{{T_2}}}\)

Câu 4: Chọn phát biểu đúng.Động năng của một vật tăng khi

A. vận tốc của vật v = const.

B. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.

C. vận tốc của vật giảm.

D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.

Câu 5: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ?

A. V ~\(\dfrac{1}{P}\)    B. V ~ T .

C. P ~ \(\dfrac{1}{V}\)   D. P.V=const

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây nói về nội năng là sai?

A. Nội năng là nhiệt lượng.

B. Nội năng là một dạng năng lượng.

C. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.

D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Câu 7: Một ôtô lên dốc có ma sát với vận tốc không đổi. Lực đã sinh công bằng 0 là

A. lực kéo của động cơ.

B. lực ma sát.

C. trọng lực.

D. phản lực của mặt dốc.

Câu 8: Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô

A. chuyển động tròn đều.       

B. giảm tốc.

C. tăng tốc. 

D. chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.

Câu 9: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:

A. \({W_t} =  - \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).

B. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.\Delta l\).             

C. \({W_t} = \dfrac{1}{2}k.{(\Delta l)^2}\).

D. \({W_t} =  - \dfrac{1}{2}k.\Delta l\)

Câu 10: Biểu thức mô tả quá trình nén khí đẳng nhiệt là

A. Q + A = 0 với A < 0.

B. \(\Delta U\) = Q + A với \(\Delta U\)> 0; Q < 0; A > 0.

C. \(\Delta U\)=A với A > 0.

D. \(\Delta U\) = A + Q với A > 0; Q < 0.

Câu 11: Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là

A. \(\dfrac{{PT}}{V} = c{\rm{onst}}\)

B. PV ~ T.                           

C. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\).

D. \(\dfrac{{PV}}{T} = c{\rm{onst}}\).

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây nói về chuyển động của phân tử là sai?

A. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

B. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.

C. Các phân tử khí lí tưởng chuyển động theo đường thẳng.

D. Các phân tử chuyển động không ngừng.

TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm). Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu.

a) tính quãng đường vật chuyển động được sau 5s

b) tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 5

Câu 2 (2 điểm). Một đĩa tròn bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng mất thời gian 0,1s

a) tính tốc độ góc của điểm nằm trên vành đĩa

b) hỏi trong khoảng thời gian 1 phút thì điểm nằm trên vành đĩa chuyển động được quãng đường bằng bao nhiêu ?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

D

B

B

B

6

7

8

9

10

A

D

D

C

C

11

12

 

A

C

Câu 1:

a) (1 điểm). Quãng đường vật chuyển động được sau 5 s:

\({h_5} = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = \dfrac{{{{10.5}^2}}}{2} = 125\,\,m\)

b) (1 điểm). Quãng đường vật chuyển động được sau 4s

\({h_4} = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = \dfrac{{{{10.4}^2}}}{2} = 80\,\,m\)

Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5:

\(h = {h_5} - {h_4} = 45\,\,m\)

Câu 2:

a) (1 điểm). Đĩa quay đều mỗi vòng mất \(0,1\,s \Rightarrow T = 0,1\,\,s\)

Tốc độ góc: \(\omega  = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2.3,14}}{{0,1}} = 62,8\,\,rad/s\)

b) (1 điểm). Tốc độ dài: \(v = \omega R = 62,8.0,1 = 6,28\,\,m/s\)

Quãng đường chất điểm chuyển động được sau 1 phút

\(s = vt = 6,28.60 = 376,8\,m\)

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng \(x = 4t - 10\) (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h

B. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h 

C. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h

D. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h

Câu 2. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong 10s chuyển động, vận tốc của ô tô tăng dều đặn từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong thời gian này là

A. 500 m                    B. 100 m

C. 50 m                      D. 25 m

Câu 3. Một cánh quạt quay đều, trong mười phút quay được 1200 vòng. Chu kì, tần số quay của quạt là

A. 0,5 s và 2 vòng/s   

B. 1 phút và 1200 vòng/s       

C. 1 phút và 2 vòng/s 

D. 0,5 s và 200 vòng/s

Câu 4. Một ô tô chạy với vận tốc 80 km/h trên một vòng đua có bán kính 200m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là

A. 0,22 m/s2                B. 0,2 m/s2

C. 3,2 m/s2                  D. 2,46 m/s2

Câu 5. Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Thời gian để xe dừng lại hẳn kể từ lúc bắt đầu hãm phanh là

A. 10 s                    B. 5 s

C. 1,8 s                   D. 18 s

Câu 6. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng: \(x = 5 + 2t + 0,25{t^2}\) (x tính bằng m; t tính bằng giây). Phương trình vận tốc của vật đó là (v đo bằng m/s): 

A. \(v = -2 + 0,5t\)          

B. \(v= -2 + 0,25t\)

C. \(v = 2 + 0,5t \)           

D. \(v = 2 - 0,25t\)

Câu 7. Một vật rơi tự do từ độ cao h = 500m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thời gian kể từ lúc rơi đến khi vật chạm đất là:

A. 5s                           B. 10s

C. 20s                         D. 7,07s

Câu 8. Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tài N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào chuyển động so với sân ga

A. Tài H đứng yên, tàu N chạy

B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên

C. Cả hai tàu đều chạy

D. Cả hai tàu đều đứng yên

Câu 9. Trong chuyển động tròn đều thì

A. Tốc độ dài của chất điểm là không đổi

B. Véc tơ vận tốc của chất điểm là không đổi

C. Véc tơ gia tốc không đổi

D. Véc tơ vận tốc của chất điểm thay đổi cả về hướng và độ lớn

Câu 10. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?

A. Gia tốc      

B. Tốc độ tức thời

C. Tọa độ       

D. Quãng đường đi

TỰ LUẬN

Câu 1.

Một vật nhỏ có khối lượng m được treo vào đầu một sợi dây không dãn có chiều dài  l = 1m, khối lượng không đáng kể, đầu kia của sợi dây được treo vào một điểm cố định. Kéo vật tới vii trí sao cho dây treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của vật tới vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.

Câu 2.

Một thanh thép dài 200 cm có đường kính tiết diện là 16 mm. Thép có suất đàn hồi E = 2,16.1011 Pa.

a) Xác định hệ số đàn hồi của thanh thép

b) Khi chịu tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) , thanh thép dài thêm 1,5 mm. Hãy xác định độ lớn của lực kéo \(\overrightarrow F \)

ĐÁP ÁN

1. D

2. C

3. A

4. D

5. B

6. C

7. B

8. B

9. A

10.A

Câu 1.

- Khi vật ở vị trí treo lệch góc 60o so với phương thẳng đứng

\({v_1} = 0;\,\,{z_1} = mg\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)\)

- Khi vật ở vị trí cân bằng: \({z_2} = 0;\,\,{v_2} = ?\)

Xét hệ gồm vật và Trái Đất, cơ năng của hệ được bảo toàn:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{2}mv_1^2 + mg{z_1} = \dfrac{1}{2}mv_2^2 + mg{z_2}\\ \Rightarrow v_2^2 = 2g{z_1} \Rightarrow {v_2} = \sqrt {2g{z_1}} \end{array}\)

Thay số: \({v_2} = \sqrt {2.10.1.\left( {1 - \cos {{60}^o}} \right)}\)\(\,  = \sqrt {10\,\,m/s} \)

Câu 2.

L0 = 200 cm = 2 m

d = 16 mm \( \Rightarrow \) R = 8 mm = 8.10-3 m

E = 2,16.1011 Pa

a) Áp dụng công thức: \(k = E\dfrac{S}{{{l_0}}} = E\dfrac{{\pi {R^2}}}{{{l_0}}}\)

Thay số ta tính được: K = 2,16.107 N/m

b) \(\Delta l = 1,5\,\,mm = 1,{5.10^{ - 3}}\,\,m\)

Áp dụng định luật Húc: \(F = k.\Delta l\)

Thay số ta có: F = 3,24.10N

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Trung Phú. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?