Bộ 4 đề ôn tập hè Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh

THPT NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nhờ đặc điểm nào, cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử?

   A. Vì cacbon có khối lượng nguyên tử là 12 đvC.

   B. Vì chất hữu cơ nào cũng chứa nguyên tử cacbon.

   C. Vì điện tử tự do của cacbon rất linh động có thể tạo ra các loại nối ion, cộng hóa trị và các loại nối hóa học khác.

   D. Vì cacbon có hóa trị 4, có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác.

Câu 2. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?

   1. Bảo vệ cấu trúc của tế bào.

   2. Là nguyên liệu oxi hóa cung cấp năng lượng tế bào.

   3. Điều hòa nhiệt độ.

   4. Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành phần hóa học.

   5. Là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất.

Số đặc điểm đúng là:

   A. 2                                   B. 1, 3, 4, 5                       C. 1, 3, 4                           D. 3, 4, 5

Câu 3. Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng?

   1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng.

   2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào.

   3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào.

   4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation.

Đáp án đúng:

   A. 2, 3                               B. 1, 2, 4                           C. 3                                   D. 3, 4

Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói đến các nguyên tố vi lượng?

   1. Tuy cơ thể cần với một lượng bé nhưng rất thiết yếu.

   2. Chiếm tỉ lệ trong khối lượng chất sống nhỏ hơn 0,01%.

   3. Là thành phần bắt buộc của hàng trăm hệ enzim quan trọng.

   4. Được cơ thể sử dụng dưới dạng ion dương.

Đáp án đúng:

   A. 1, 2                               B. 2, 3                               C. 1, 2, 3, 4                       D. 1, 2, 3

Câu 5. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, vai trò quan trọng đối với tế bào gồm có:

   1. Xenlulozo, photpholipit và steroit.

   2. Clorophyl, saccarozo và mantozo.

   3. Lipit, axit nucleic, protetin và diệp lục.

   4. Cacbohidrat, lipit và ARN.

   5. Protein và ADN.

Đáp án đúng:

   A. 1, 2, 3                           B. 1, 5                               C. 1, 2, 3, 4, 5                   D. 4, 5

Câu 6. Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

   A. Quần thể                      B. Quần xã                        C. Cơ thể                          D. Hệ sinh thái

Câu 7. Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:

   A. Sinh quyển                   B. Hệ sinh thái                  C. Loài                              D. Hệ cơ quan

Câu 8. Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

   A. Hệ cơ quan                   B. Mô                                C. Cơ thể                          D. Cơ quan

Câu 9. Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?

   A. Quần thể                      B. Quần xã                        C. Loài                              D. Sinh quyển

Câu 10. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:

1. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào.

2. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.

3. Cơ sở sinh sản là sự phân bào.

Phương án đúng là:

   A. 1                                   B. 1, 2                               C. 1, 2, 3                           D. 1, 3

Câu 11. Khi nuôi cấy vi sinh vật, môi trường tự nhiên:

   A. Môi trường chứa các chất tự nhiên, đã xác định được thành phần và số lượng.

   B. Môi trường chứa các chất được con người lấy từ tự nhiên, tổng hợp theo công thức nhất định.          C. Môi trường gồm các chất trong tự nhiên có bổ sung thêm một số thành phần hóa học khác.

   D. Môi trường chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.

Câu 12. Có bao nhiêu môi trường nuôi cấy cơ bản?

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 13. Môi trường tổng hợp dùng nuôi cấy vi sinh vật có các đặc điểm sau:

   A. Môi trường đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.

   B. Môi trường đã biết số lượng nhưng chưa biết thành phần các chất chứa trong môi trường.

   C. Các chất lấy từ thiên nhiên, phù hợp nuôi sống vi sinh vật.

   D. Môi trường đã biết thành phần hóa học nhưng với hàm lượng ngẫu nhiên.

Câu 14. Cho các môi trường cấp và đặc điểm của môi trường đó, hãy cho biết lựa chọn nào đúng?

1. Môi trường bán tổng hợp

a. chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng.

2. Môi trường tổng hợp

b. chứa các chất đã biết thành phần và số lượng các chất chứa trong môi trường đó.

3. Môi trường tự nhiên

c. chứa các chất tự nhiên chưa biết được thành phần số lượng và các hóa chất đã biết thành phần số lượng.

d. chứa các chất tự nhiên đã xác định thành phần, số lượng và chứa hóa chất chưa xác định thành phần và số lượng.

   A. 1a – 2b - 3c                                                            B. 1c – 2b - 3a

   C. 1d - 2c – 3a                                                            D. 1b – 2c – 3a

Câu 15. Tụ cầu vàng sinh trưởng được trong môi trường chứa nước, muối khoáng, nước thịt. Đây là loại môi trường:

   A. tự nhiên                                                                  B. tổng hợp.                     

   C. bán tổng hợp.                                                         D. không phải A, B,C

Câu 16. Khi nhuộm các tế bào được tách ra từ vùng sinh sản ở ống dẫn sinh dục đực của một cá thể động vật, người ta quan sát thấy ở có khoảng 20% số tế bào có hiện tượng được mô tả ở hình sau đây:

Một số kết luận được rút ra như sau:

(1) Tế bào trên đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân.

(2) Trong cơ thể trên có thể tồn tại 2 nhóm tế bào lưỡng bội với số lượng NST khác nhau.

(3) Giao tử đột biến có thể chứa 3 hoặc 5 NST.

(4) Đột biến này không di truyền qua sinh sản hữu tính.

(5) Cơ thể này không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

(6) Loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường là 2n = 4.

Số kết luận đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 17. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:

  1. Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
  2. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
  3. Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
  4. Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
  5. Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.

Số phát biểu không đúng là:

   A. 3                                   B. 4                                   C. 2                                   D. 1

Câu 18. Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:

  1. Tế bào A mang có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.
  2. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
  3. Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.
  4. Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
  5. Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.

Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 19. Khi quan sát quá trình phân bào của các tế bào (2n) thuộc cùng một mô ở một loài sinh vật, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

Cho các phát biểu sau đây:

  1. Quá trình phân bào của các tế bào này là quá trình nguyên phân.
  2. Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n = 8.
  3. Ở giai đoạn (b), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp nhiễm sắc thể.
  4. Thứ tự các giai đoạn xảy ra là (a)  (b)  (d) (c)  (e).
  5. Các tế bào được quan sát là các tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 20. Theo đõi sự phân bào của 1 cơ thể lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:

Hình này mô tả:

   A. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.       

   B. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li NST ở kì sau nguyên phân.     

   C. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân I.  

   D. Rối loạn phân ly NST ở kì sau của giảm phân II.

Câu 21. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

   A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

   B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.

   C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

   D. ađenin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.

Câu 22. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong:

   A. quá trình đường phân.                                            B. chuỗi chuyền điện tử.

   C. chu trình Crep.                                                       D. chu trình Canvin.

Câu 23. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là

   A. đường phân.                                                           B. trung gian.

   C. chu trình Crep.                                                       D. chuỗi truyền electron hô hấp

Câu 24. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì

   A. nó có các liên kết photphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

   B. các liên kết photphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy.

   C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.

   D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Câu 25. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi bằng năng lượng của thế giới sống là các phản ứng

   A. oxi hóa khử.                 B. thủy phân.                    C. phân giải các chất.        D. tổng hợp các chất.

Câu 26. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

   A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân                        B. thành tế bào, tế bào chất, nhân

   C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân               D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Câu 27. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng

   A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ

   B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn

   C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện

   D. tiêu tốn ít thức ăn

Câu 28. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn

1. có kích thước bé

2. sống kí sinh và gây bệnh

3. cơ thể chỉ có 1 tế bào

4. có nhân chính thức

5. sinh sản rất nhanh

Câu trả lời đúng là

   A. 1, 2, 3, 4                       B. 1, 3, 4, 5                       C. 1, 2, 3, 5                       D. 1, 2, 4, 5

Câu 29. Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

   A. thành tế bào                 B. màng                             C. vùng tế bào                  D. vùng nhân

Câu 30. Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

   A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy

   B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân

   C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất

   D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi

ĐÁP ÁN

1. D

2. B

3. C

4. D

5. C

6. C

7. A

8. B

9. B

10. C

11. D

12. C

13. A

14. B

15. C

16. B

17. A

18. C

19. A

20. D

21.C

22.B

23.D

24.A

25.A

26. D

27. B

28. C

29. A

30. B

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho các loại đường và tên gọi của chúng:

   1. Glucozo                         a. Đường sữa

   2. Fructozo                        b. Đường mía

   3. Galactozo                      c. Đường quả

   4. Saccarozo                      d. Đường nho

   5. Pentozo

Hãy ghép các lựa chọn sau cho đúng?

   A. 1d-2c-4b-5a                  B. 1a-2b-3c-4d                  C. 1d-2c-3a-4b                  D. 1d-2c-3b-4a

Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói đến đường đôi?

   1. Là phân tử đường do sự kết hợp của hai phân tử đường đơn.

   2. Trong phân tử đường đôi có một liên kết glicozit.

   3. Khi tế bào thiếu đường đơn, đường đôi sẽ là nguyên liệu trực tiếp bị oxi hóa để tạo năng lượng.

   4. Các đường đôi có tên chung là disaccarit.

   5. Sự kết hợp giữa hai phân tử đường đơn sẽ có 3C sẽ tạo ra một phân tử đường đôi 6C.

Đáp án đúng:

   A. 1, 2, 4                           B. 3, 5                               C. 2, 3, 5                           D. 3

Câu 3. Loại đường nào sau đây không phải là đường đôi?

   1. Lactozo                         2. Mantozo                        3. Xenlulozo

   4. Saccarozo                      5. Glicogen                        6. Galactozo.

Đáp án đúng:

   A. 1, 2, 4                           B. 3,  5, 6                          C. 2, 3, 5                           D. 3, 4, 5

Câu 4. Cacbohidrat có chức năng:

   1. Là thành phần cấu trúc của axit nhân.

   2. Là nguyên liệu oxi hóa và là chất dự trữ của tế bào.

   3. Là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng.

   4. Tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào.

   5. Là chất dự trữ cho tế bào.

Đáp án đúng:

   A. 2, 4, 5                           B. 4, 5                               C. 1, 2, 3, 4, 5                   D. 2, 4

Câu 5. Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học cần thiết cấu thành các cơ thể sống?

   A. 25                                 B. 35                                 C. 45                                 D. 55

Câu 6. Nhờ quá trình điều hòa của cơ quan nào mà cơ thể động vật là một thể thống nhất?

   A. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.                                   B. Hệ tiêu hóa và hệ nội tiết.

   C. Hệ thần kinh và thể dịch.                                       D. Nhờ tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.

Câu 7. Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống nào sau đây?

   A. Hệ sinh thái                  B. Quần thể sinh vật         C. Quần xã sinh vật          D. Sinh quyển

Câu 8. Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?

1. Là hệ thống mở.

2. Tương tác với môi trường sống.

3. Cấu trúc phù hợp với chức năng sống.

4. Tự điều chỉnh.

5. Không thay đổi.

6. Hoạt động độc lập với chung quanh.

Phương án đúng là:

   A. 4, 5, 6                           B. 1, 2, 5                           C. 5, 6                               D. 1, 2, 3, 4

Câu 9. Hệ thống mở là:

   A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường.       

   B. Cần được môi trường cung cấp năng lượng.

   C. Phải bài tiết từ cơ thể ra môi trường những chất không cần thiết.

   D. Lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể.

Câu 10. Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là:

   A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng.

   B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau.

   C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau.

   D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng.

Câu 11. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

(NH4)3PO4 (0,2);   KH2PO4 (1,0);   MgSO4(0,2);   CaCl2(0,1);   NaCl(0,5).

Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường

   A. tự nhiên                                                                  B. nhân tạo

   C. tổng hợp.                                                                D. bán tổng hợp.

Câu 12. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường:

   A. tự nhiên                                                                  B. tổng hợp.

   C. bán tổng hợp.                                                         D. không phải A, B,C

Câu 13. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu:

   A. quang tự dưỡng.                                                    B. quang dị dưỡng.

   C. hoá tự dưỡng.                                                        D. hoá dị dưỡng.

Câu 14. Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu:

   A. quang tự dưỡng.                                                    B. quang dị dưỡng.

   C. hoá tự dưỡng.                                                        D. hoá dị dưỡng.

Câu 15. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu:

   A. quang tự dưỡng.                                                    B. quang dị dưỡng.

   C. hoá tự dưỡng.                                                        D. hoá dị dưỡng.

Câu 16. Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?

  1. Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
  2. Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
  3. Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
  4. Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.
  5. Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
  6. Tế bào A là tế bào thực vật.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 17. Cho các hình ảnh như sau:

Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân.

Một số nhận xét về hai hình như sau:

  1. Hình 1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I.
  2. Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
  4. Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con.
  5. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
  6. Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  7. Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi.
  8. Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau.

Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ?

   A. 0                                   B. 1                                   C. 2                                   D. 3

Câu 18. Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào có bộ NST lưỡng bội bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.

Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.

(2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.

(3) Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.

(4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính.

(5) Tế bào A có thể là tế bào của 1 loài thực vật nhưng không có màng xenlulôzơ.

   A. 2                                   B. 4                                   C. 3                                   D. 1

Câu 19. Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đúng?

  1. Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể.
  2. Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau.
  3. Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1.
  4. Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể.

   A. 1                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 4

Câu 20. Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽ dưới đây?

  1. Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: các cặp NST đã nhân đôi.
  2. Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.
  3. Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.
  4. Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.
  5. Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương đồng.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. A

4. A

5. A

6. C

7. B

8. C

9. A

10. D

11. C

12. A

13. A

14.B

15. D

16. D

17. C

18. D

19. B

20. B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Nêu cấu tạo và chức năng ti thể ?

b. Trong 4 loại tế bào sau của cơ thể người: Tế bào biểu bì, tế bào cơ,  tế bào hồng cầu, tế bào xương, loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất, vì sao?

Câu 2:

a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng?

b. Giải thích vì sao rau muống chẻ ngâm vào nước thì bị cong lại?

Câu 3:

a. Enzim là gì ? Nêu cấu trúc của enzim ?

b. Liệt kê các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.* Cấu trúc

 gồm 2 thành phần:

- Bên ngoài là lớp màng kép, trong đó màng ngoài trơn, nhẵn còn màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào, trên bề mặt mào có chứa nhiều loại enzim hô hấp.

- Bên trong là chất nền, chứa ADN và riboxom

* Chức năng

 -Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

- Sản xuất chất hữu cơ cho tế bào

b. Tế bào cơ tim nhiều ti thể nhất

Vì: Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào chủ yếu dưới dạng các phân tử ATP. Vì vậy tế bào nào hoạt động nhiều thì tế bào đó nhiều ti thể.

 Câu 2:

a. Các con đường:

- Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit        Vd: O2, CO2, H2O.....

- Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn          Vd: Glucozo.

- Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin.

b. Giải thích

Khi ngâm rau muống chẻ vào nước => nước vận chuyển thụ động từ ngoài vào trong tế bào làm cho tế bào căng ra, nhưng các tế bào phía trong có thành mỏng nên căng nhiều hơn. Vì thế cọng rau muống chẻ cong theo hướng từ phía trong ra phía ngoài.

Câu 3:

a.

- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. E làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

- Cấu trúc của enzim:

+ Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin.

+  Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động.  là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất.

b. Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất; chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim; nồng độ enzim.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 4-6 đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a. Thế nào là hoạt tính của enzim?

b. Nêu cơ chế tác động của enzim ?

c. Tại sao người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ?

Câu 2:

a. Nêu các con đường vận chuyển thụ động các chất qua màng .

b. Giải thích vì sao rau sống trước khi ăn nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút ?

Câu 3: Nêu cấu tạo của ti thể, lục lạp ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Hoạt tính của en zim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ 1 lượng cơ chất trên 1 đơn vị thời gian.

b.

* Trình bày cơ chế tác động của enzim:

+ Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tương ứng tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất. Enzim liên kết với cơ chất mang tính đặc thù.

+ Enzim tác động lên cơ chất làm biến đổi cơ chất thành sản phẩm, đồng thời giải phóng enzim nguyên vẹn.

c.

* Người có thể tiêu hóa được tinh bột, vì người có enzim amilaza, xúc tác phản ứng thủy phân tinh bột .

Người không thể tiêu hóa được xenlulozo vì người không có enzim Xenlulaza, nên không xúc tác được phản ứng thủy phân xenlulaza.

Câu 2:

a. Các con đường:

- Sự khuếch tán qua lớp kép phot pho lipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit        Vd: O2, CO2, H2O.....

- Sự khuếch tán qua kênh protein xuyên màng : các chất phân cực, các ion, các phân tử có kích thước lớn          Vd: Glucozo.

- Các phân tử H2O khuếch tán qua kênh Pr đặc biệt là Aquaporin.

b. Giải thích : khi ngâm rau sống vào nước muối hoặc thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút  => nước vận chuyển thụ động từ trong tế bào vi khuẩn ra ngoài => Vi khuẩn mất nước dẫn đến bị chết.

Câu 3:

a. Cấu tạo  ti thể

- Gồm 2 lớp màng:

-  Màng ngoài trơn

- Màng trong phân nhánh tạo thành các mào. Trên mào cáo nhiều enzim hô hấp.

- Bên trong là chất nền có chứa ADN và ribôxôm

b. Lục lạp

- Gồm 2 lớp màng bao bọc

- Bên trong là chất nền có các túi dẹt (tilacôit) xếp chồng lên nhau à Grana. Các grana nối nhau bởi hệ thống màng. Trên màng tilacôit có chứa các chất diệp lục và các enzim quang hợp.

- Chất nền còn chứa ADN và ribôxôm

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề ôn tập hè Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?