Bộ 4 đề ôn tập hè Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Trần Suyền

THPT TRẦN SUYỀN

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:

A. Phân bố với phạm vi rộng rãi

B. Phân bố theo những điểm cụ thể

C. Phân bố theo dải

D. Phân bố không đồng đều

Câu 2: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. Học thay sách giáo khoa

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. Thư giãn sau khi học xong bài.

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Câu 3: Thiên hà là:

A. một tập hợp gồm nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ trụ.

B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.

C. khoảng không gian vô tận, còn được gọi là Vũ Trụ.

D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.

Câu 4: Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là:

A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời

B. Chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt

C. Chuyển động có thực của Mặt Trời

D. Chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến.

Câu 5: Thạch quyển bao gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất

B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

C. lớp Manti

D. lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti

Câu 6: Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là:

A. Lực hấp dẫn

B. Lực quán tính

C. Lực li tâm

D. Nội lực

Câu 7: Ngoại lực là :

A. Những lực sinh ra trong lớp Manti.

B. Những lực được sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất.

C. Những lực được sinh ra từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

D. Những lực sinh ra từ lớp vỏ Trái Đất.

Câu 8: Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm :

A. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất

B. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

C. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

D. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất

Câu 9: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

B. Khí áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

C.Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.

D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

Câu 10: Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ẩm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Câu 11: Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh, hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ sinh ra mưa.

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

D. nơi đây nhận được gió ẩm từ các nơi thổi đến, mang theo mưa.

Câu 12: Thổ nhưỡng là

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, được hình thành từ quá trinh phong hóa đá.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa , được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo và đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 13: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km).

B. Đỉnh của tầng đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km).

C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km).

D. Đỉnh của tầng giữa (80 km).

Câu 14: Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc nhiều vào

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Đất

D. Sinh vật

Câu 15: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm:

A. Toàn bộ vỏ trái đất

B. Vỏ trái đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển

D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 16: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

A. Thời gian.

B. Độ cao và hướng địa hình.

C. Vĩ độ.

D. Khoảng cách gần hay xa đại dương.

Câu 17: Nguồn lực là

A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.

D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 18: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.

B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.

C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.

D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.

Câu 19: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm lương thực đối với đời sống hằng ngày con người ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 20: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm lương thực đối với đời sống hằng ngày con người ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 21: Một trong những vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi đối với đời sống con người là

A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng.

B. Cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng cao.

C. Cung cấp nguồn gen quý hiếm.

D. Cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng , dễ tiêu hóa , không gây béo phì.

Câu 22: Nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp là

A. Tự nhiên.

B. Vị trí địa lí.

C. Kinh tế - xã hội.

D. Con người.

Câu 23: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?

A. Luyện kim.

B. Hóa chất.

C. Năng lượng.

D. Cơ khí.

Câu 24: Gồm 1 – 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung.

Câu 1: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc

B. các dịch vụ hành chính công

C. tài chính, bảo hiểm

D. bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao

Câu 25: Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Câu 26: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải.

A. Đường ô tô.

B. Đường sắt.

C. Đường sông.

D. Đường ống.

Câu 27: Thị trường được hiểu là

A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.

B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.

C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.

D. Nơi có các chợ và siêu thị.

Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường tự nhiên ?

A. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào con người.

B. Bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người.

C. Phát triển theo quy luật tự nhiên.

D. Là kết quả lao động của con người.

Câu 29: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

Câu 30: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

B. Phân bố tập trung theo điểm.

C. Phân bố theo tuyến.

D. Phân bố ở phạm vi rộng.

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:

A. Hình học, nền màu, chữ.

B. Chữ, hình học, đường thẳng.

C. Tượng hình, hình học, chữ.

D. Đường thẳng, hình học, nền màu.

Câu 2: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải

Câu 3: Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu là

A. Các đường ranh giới hành chính.

B. Các hòn đảo.

C. Các điểm dân cư.

D. Các dãy núi.

Câu 4: Dải Ngân Hà là:

A. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).

B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp.

Câu 5: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:

A. Trái Đất tự quay quanh trục

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

D. Trái Đất có dạng hình cầu

Câu 6: Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong gồm:

A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.

Câu 7: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:

A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa

B. Hiện tượng El Nino

C. Hiện tượng bão lũ

D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất

Câu 8: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là

A. nguồn năng lượng từ đại dương.

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 9: Khối khí có đặc điểm “rất nóng” là

A. khối khí cực

B. khối khí ôn đới

C. khối khí chí tuyến

D. khối khí xích đạo

Câu 10: Đặc điểm của gió Tây ôn đới là

A. thổi vào mùa hạ, gió nóng và ẩm.

B. thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 11: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn vì:

A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến

B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến

C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. dòng biển

B. gió thổi

C. động đất, núi lửa

D. bão

Câu 13: Độ phì của đất là

A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật.

B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.

C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.

D. Lượng chất vi sinh trong đất.

Câu 14: Giới hạn phía dưới của sinh quyển là

A. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ lục địa.

B. Tới thềm lục địa (ở đại dương) và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa).

C. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ phong hóa (trên lục địa).

D. Tới đáy đại dương và hết lớp vỏ lục địa.

Câu 15: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.

B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ.

D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).

Câu 16: Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là

A. Giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển.

B. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.

C. Giới hạn trên của tầng bình lưu trong khí quyển.

D. Toàn bộ khí quyển của trái đất.

Câu 17: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là

A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.

B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.

C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.

D. Góc chiếu của tia sáng mặt trời (góc nhập xạ) đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.

Câu 18: Trong xu thế mở cửa nền kinh tế, nguồn lực có vai trò tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau là

A. tài nguyên thiên nhiên.

B. vốn.

C. thị trường.

D. vị trí địa lí.

Câu 19: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

D. Cơ cấu nông nghiệp.

Câu 20: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây ?

A. Khí hậu ẩm, khô,đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

{--Nội dung đề và đáp án từ câu 21-34 của đề số 2 xem online hoặc tải về máy---}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: 

A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ                  B. Phân bố tập trung theo điểm

C. Phân bố theo tuyến                        D. Phân bố ở phạm vi rộng

Câu 2:Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu: 

A. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng

B. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

C. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực

D. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường cong đồng quy ở cực

Câu 3:Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào: 

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ

Câu 4:Trái Đất có những chuyển động chính nào?

A. Tự quay quanh trục và quay quanh các hành tinh khác

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hành ê líp

Câu 5:Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở: 

A. Hướng chính đông        B. Hướng chếch về phía Đông Nam

C. Hướng chếch về phía Đông Bắc        D. B và C đúng

Câu 6:Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 1 lần ở vùng:

A. Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam         B. Nội chí tuyến

C. Xích đạo       D. Ngoại chí tuyến

Câu 7:Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

A. Mùa hạ.     B. Mùa đông.     C. Mùa xuân.     D. Mùa thu.

Câu 8:Xâm thực, mài mòn, thổi mòn là tên gọi khác của quá trình: 

A. Phong hóa     B. Bóc mòn     C. Vận chuyển     D. Bồi tụ

Câu 9:Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất: 

A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất

B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng

C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong

Câu 10:Khối khí ký hiệu P có đặc điểm: 

A. Khối khí cực: rất lạnh        B. Khối khí ôn đới: lạnh

C. Khối khí chí tuyến: rất nóng        D. Khối khí xích đạo: nóng ẩm

Câu 11:Vùng ven biển gần các dòng biển lạnh sẽ chịu ảnh hưởng gây ra: 

A. Độ ẩm cao, mưa nhiều        B. Khô hạn, ít mưa

C. Mưa trung bình           D. Độ ẩm thấp, mưa nhiều

Câu 12:Sông chảy theo hướng nam - bắc qua ba miền khí hâu khác nhau:

A. Sông Công Gô     B. Sông Amazôn     C. Sông Nin     D. Sông Vonga

Câu 13:Các hồ hình thành từ các vết nứt trên vỏ Trái Đất thường có hình dạng: 

A. Hình tròn     B. Hình móng ngựa     C. Hình bán nguyệt     D. Kéo dài

Câu 14:Ở địa hình bằng phẳng các tầng đất thường:

A. Dày, nhiều chất dinh dưỡng        B. Mỏng, ít chất dinh dưỡng

C. Dày, ít chất dinh dưỡng        D. Mỏng, nhiều chất dinh dưỡng

Câu 15:Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên:

A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu

B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày

C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt

D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày

Câu 16:Sự phân bố các đới khí hậu, các nhóm đất trên Trái Đất biểu hiện của quy luật:

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh           B. Quy luật phi địa đới

C. Quy luật nhịp điệu                                     D. Quy luật địa đới

Câu 17:Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm:

A. Toàn bộ vỏ Trái Đất                      B. Vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển                   D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau

Câu 18:Những yếu tố KT - XH kìm hãm sự phát triển nông nghiệp của các nước thuộc địa trước đây:

A. Quan hệ chiếm hữu ruộng đất.        B. Nguồn nhân lực thiếu kỹ thuật.

C. Thiếu thị trường tiêu thụ.              D. Chính sách của nhà cầm quyền

Câu 19: Các động vật hoang dã được thuần dưỡng, chăm sóc và chọn giống được gọi là:

A. Vật nuôi.                                       B. Động vật trong nhà.

C. Động vật hoang dã.           D. Động vật thuần chủng.

Câu 20:Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là:

A. Nguồn lực tự nhiên           B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội

C. Nguồn lực từ bên trong                 D. Nguồn lực từ bên ngoài

ĐÁP ÁN

1A

2B

3A

4B

5B

6A

7A

8B

9C

10B

11B

12C

13D

14A

15A

16D

17D

18A

19A

20C

{--Còn tiếp---}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1:Trình bày Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ:

* Khái niệm dịch vụ: DV là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

1. Cơ cấu

* Cơ cấu ngành DV hết sức phức tạp, bao gồm 3 nhóm ngành:

+ Dịch vụ kinh doanh: GTVT, TTLL,...

+ Dịch vụ tiêu dùng: bán buôn, bán lẻ, du lịch...

+ Dịch vụ công: hành chính công, các hoạt động đoàn thể...

2. Vai trò

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển,

- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại.

Xu hướng phát triển:

- Tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng.

- Tỉ trọng lao động trong ngành DV có sự phân hóa giữa các nhóm nước.

Câu 2- Trình bày đặc điểm của ngành giao thông vận tải

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

- Chất lượng sản phẩm : Sự tiân nghi, an toàn, tốc độ nhanh…

- Tiêu chí đánh giá:

+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số hàng hóa được vận chuyển)

+ Khối lượng luân chuyển (người/km ; tấn/km)

+ Cự ly vận chuyển trung bình (km)

 Câu 3: Em hiểu thế nào là Môi trường?

-Môi trường xung quanh (môi trường địa lí) là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

-Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.


-Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng,phát triển và tồn tại của con người

-Môi trường xã hội:Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất,trong phân phối,trong giaotiếp.
+Môi trường nhân tạo: Bao gồm: các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

{--Còn tiếp---}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề ôn tập hè Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Trần Suyền. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?