Bộ 4 đề ôn tập hè Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:Dạng kí hiệu không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là: 

A. Hình học     B. Chữ     C. Tượng hình     D. Tượng thanh

Câu 2:Phép chiếu phương vị ngang có đặc điểm lưới chiếu: 

A. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến còn lại là cung tròn đối xứng nhau qua xích đạo

B. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và chúng vuông góc với nhau, kinh tuyến là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

C. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm còn xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa.

D. Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, những kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm

Câu 3:Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ: 

A. không thể hoàn toàn chính xác như nhau

B. các địa điểm chính xác như nhau

C. các khu vực có độ chính xác gần như nhau

D. chỉ có khu vực được chiếu mới có độ chính xác

Câu 4:Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động: 

A. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất                                   B. Tự quay quanh trục của Trái Đất

C. Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất                   D. Tịnh tiến của Trái Đất

Câu 5:Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là:

A. Cực     B. Xích đạo     C. Vòng cực     D. Chí tuyến

Câu 6:Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm:

A. Dài nhất     B. Ngắn nhất     C. Bằng ban ngày     D. Không xác định được

Câu 7:Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau? 

A. Ở 2 cực.                                                     B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.           D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 8:Địa hình do băng tạo ra gọi là:

A. Địa hình băng tích        B. Địa hình bậc thềm

C. Địa hình thổi mòn        D. Địa hình vách biển

Câu 9:Hiện tượng nào dưới đây không thuộcbiểu hiện của ngoại lực là: 

A. Gió thổi     B. Mưa rơi     C. Quang hợp     D. Phun trào mắcma

Câu 10:Không khí chứa nhiều hơi nước và làm khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng: 

A. áp thấp ôn đới     B. áp cao cận cực     C. áp cao chí tuyến     D. áp thấp xích đạo

Câu 11:Theo vĩ độ, lượng mưa phân bố không đều, những vùng mưa ít là:

A. Xích đạo     B. Chí tuyến     C. Ôn đới    D. Cận cực

Câu 12:Hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xảy ra ở:

A. Trung du     B. Miền núi     C. Đồng bằng     D. Ven biển

Câu 13:Các hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa thường có đặc điểm:

A. Hình tròn và thường rất sâu        B. Hình bán nguyệt và thường khá sâu

C. Hình tròn và khá nông        D. Hình móng ngựa và sâu

Câu 14:Địa hình dốc thì rất dễ:

A. Xói mòn     B. Bồi tụ     C. Lắng đọng     D. Xâm thực

Câu 15:Các hoạt động của con người không có tác động xấu đến tính chất đất là:

A. Đốt rừng làm nương rẫy

B. Bón quá nhiều các hoá chất vào đất

C. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm

D. Luân canh, xen canh các loại cây trồng (đậu tương với ngô)

Câu 16:Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là:

A. Sự phân bố các vành đai đất        B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật

C. Sự phân bố các vành khí hậu        D. Sự phân bố của dòng chảy sông ngòi

Câu 17:Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên về cảnh quan địa lý theo

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật địa đới

C. Quy luật địa ô        D. Quy luật đai cao

Câu 18:Xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh và năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu:

A. Đất đai.     B. Nước.     C. Sinh vật.     D. Khí hậu

Câu 19:Sự phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội là dựa vào:

A. Nguồn gốc                                                 B. Tính chất tác động của nguồn lực

C. Dân số và nguồn lao động                         D. Chính sách và xu thế phát triển

Câu 20:Đất trồng là yếu tố không thể thay thế được trong nông nghiệp do:

A. Tư liệu sản xuất.                                        B. Đối tượng lao động.

C. Quyết định cơ cấu cây trồng.                                D. Khả năng phát triển nông nghiệp.

Câu 21:Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố: 

A. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.            B. Vị trí địa lý.

C. Cơ sở vật chất, hạ tầng.                            D. Chính sách của nhà nước

Câu 22:Các ngành công nghiệp khai khoáng thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố: 

A. Gần nguồn nước.                          B. Gần đầu mối giao thông.

C. Gần nguồn khoáng sản.                 D. Gần các khu dân cư.

Câu 23:Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là: 

A. Tư liệu sản xuất                             B. Nguyên liệu sản xuất

C. Vật phẩm tiêu dùng                       D. Máy móc

Câu 24:Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là: 

A. Có tính tập trung cao độ               B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định

C. Cần nhiều lao động                        D. Phụ thuộc vào tự nhiên

Câu 25:Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới? 

A. Than nâu    B. Than đá     C. Than bùn     D. Than mỡ

Câu 26:Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước: 

A. Đang phát triển                             B. Có trữ lượng than lớn

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn        D. Có trình độ công nghệ cao

Câu 27:Qúa trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp gọi là: 

A. Hiện đại hóa     B. Cơ giới hóa     C. Công nghiệp hóa     D. Đô thị hóa

Câu 28:Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp? 

A. Sản xuất phân tán trong không gian

B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn

C. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối

hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng

D. Sản xuất có tính tập trung cao độ

Câu 29:Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành nào? 

A. Công nghiệp nặng                         B. Công nghiệp nhẹ

C. Công nghiệp vật liệu                     D. Công nghiệp chế biến

Câu 30:Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp: 

A. Có hàm lượng kỹ thuật cao và mới ra đời gần đây

B. Phát triển nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu

C. Có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước

D. Có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp

ĐÁP ÁN

1D

2A

3A

4A

5B

6B

7D

8A

9D

10D

11D

12B

13A

14A

15D

16B

17B

18D

19A

20A

21B

22B

23C

24A

25B

26B

27C

28A

29B

30C

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:Các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu: 

A. Các đường ranh giới hành chính               B. Các hòn đảo

C. Các điểm dân cư                                        D. Các dãy núi

Câu 2:Phép chiếu thường dùng để vẽ vùng khu vực quanh cực là:

A. Phép chiếu phương vị                               B. Phép chiếu hình nón

C. Phép chiếu hình trụ                                    D. Phép chiếu hình trụ đứng

Câu 3:Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu lag một hình trụ bao quanh: 

A. xích đạo     B. quả Địa Cầu     C. vùng cực    D. chí tuyến

Câu 4:Thiên hà là:

A. một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ.

B. một tập hợp của nhiều hệ Mặt Trời.

C. khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.

D. một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

Câu 5:Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày:

A. Dài nhất     B. Ngắn nhất     C. Bằng ban ngày     D. Không xác định được

Câu 6:. Nơi quanh năm có ngày đêm bằng nhau: 

A. Xích đạo     B. Chí tuyến     C. Ôn đới     D. Vòng cực

Câu 7:Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là: 

A. Bằng nhau                         B. Dài gấp khoảng 3 lần

C. Dài gấp khoảng 4 lần        D. Ngắn hơn

Câu 8:Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, được gọi là:

A. quá trình oxi hóa        B. quá trình ăn mòn

C. quá trình cacxto        D. quá trình mài mòn

Câu 9:Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là:

A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.

B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.

C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.

D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

Câu 10:Những vùng nhận được lượng nhiệt lớn là những vùng có: 

A. Góc nhập xạ lớn                            B. Góc nhập xạ bé

C. Góc nhập xạ trung bình                 D. Góc nhập xạ rất nhỏ

Câu 11:Điều kiện nào hơi nước được ngưng đọng: 

A. Không khí bão hoà nhưng vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước

B. Không khí chưa bão hoà, vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước.

C. Không khí chưa bảo hoà, nhiệt độ không khí đột ngột hạ xuống.

D. Không khí bão hoà nhưng không được bổ sung thêm hơi nước

Câu 12:Vào mùa đông ở nước ta, mực lũ thường lên nhanh đột ngột các sông: 

A. Miền Nam     B. Miền Bắc     C. Miền Trung     D. Miền núi

Câu 13:Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là: 

A. Thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao

B. Thường rất sâu

C. Thường sâu và có nhiều hình thù

D. Có nhiều hình thù khác nhau

Câu 14:Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là: 

A. Thạch quyển     B. Động vật quyển     C. Sinh quyển     D. Quyển thực vật

Câu 15:Đặc điểm tầng đất ở vùng có địa hình dốc là: 

A. Mỏng                                                                     B. Thường bị bạc màu

C. Xói mon, xâm thực mạnh                                      D. Nhiệt đới và ôn đới

Câu 16:Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào? 

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh                       B. Quy luật địa đới

C. Quy luật nhịp điệu                                                 D. Quy luật phi địa đới

Câu 17:Biểu hiện của quy luật đai cao là sự thay đổi các thảm thực vật theo:

A. Vĩ độ                     B. Độ cao                    C. Kinh độ                  D. Xích đạo về cực

Câu 18:Nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá dẫn đến việc hình thành: 

A. Vùng nông nghiệp xuất khẩu.        B. Vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.

C. Vùng sản xuất nông sản.               D. Vùng thâm canh, tăng vụ.

Câu 19:Với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia nguồn lực có vai trò quyết định là: 

A. Ngoại lực     B. Nội lực     C. Vị trí địa lí     D. Tài nguyên thiên nhiên

Câu 20:Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế

C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người

D. Sự giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế cho sự phát triển

ĐÁP ÁN

1C

2A

3B

4D

5A

6A

7B

8C

9C

10A

11A

12C

13A

14C

15D

16A

17B

18B

19B

20C

{--Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của đề số 2 xem online hoặc tải về máy---}

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1:Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia dựa vào:

A. Tỷ lệ xuất siêu trong cán cân xuất khẩu.

B. Tỷ lệ người lao động có kỹ thuật.

C. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP.

D. Tỷ lệ của hệ số HDI, GDP của một đất nước.

Câu 2:. Công nghiệp cung cấp cho đời sống xã hội những sản phẩm chủ yếu:

A. Hàng tiêu dùng.     B. Thực phẩm.    C. Lương thực.    D. Cơ sở vật chất, hạ tầng

Câu 3:Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân nhánh nào sau đây?

A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí

B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực

Câu 4:Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho:

A. Nhà máy chế biến thực phẩm

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân

Câu 5:Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới là:

A. Dầu mỏ     B. Khí đốt     C. Sắt     D. Vàng

Câu 6:Nguồn năng lượng nào sau đây được coi là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo được?

A. Than     B. Dầu mỏ     C. Khí đốt     D. Địa nhiệt

Câu 7:. Đã Nẵng, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh là hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

A. Điểm công nghiệp.        B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.        D. Vùng công nghiệp.

Câu 8:Tứ giác công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ gồm Biên Hoà, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được gọi là:

A. Điểm công nghiệp.        B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.        D. Vùng công nghiệp.

Câu 9:Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là:

A. Vùng công nghiệp        B. Khu công nghiệp tập trung

C. Điểm công nghiệp        D. Trung tâm công nghiệp

Câu 10:Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung?

A. Có rảnh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi

B. Đồng nhất với một điểm dân cư

C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp

D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu

Câu 11:Những dòng biển phát sinh từ hai bên xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực là các dòng biển: 

A. Dòng lạnh     B. Dòng nóng     C. Dòng phản lưu     D. Các dòng biển

Câu 12:Sóng ngắn gió thổi mạnh đập vào nhau, vỡ tung téo tạo bọt trắng tạo thành: 

A. Sóng lừng    B. Sóng bạc đầu     C. Sóng nhọn đầu     D. Sóng thần

Câu 13:Dựa vào tính chất các nguồn nước người ta chia thành hai loại hồ là: 

A. Hồ nước ngọt và hồ nước mặn        B. Hồ nước ngọt và hồ nước lợ

C. Hồ nước trong và hồ nước đục        D. Hồ nước ngọt và hồ nước khoáng

Câu 14:Những hoạt động của con người tác động đến sự hình thành đất:

A. Sản xuất nông nghiệp                                B. Hoạt động sản xuất của nhà máy

C. Hoạt động giao thông vận tải                    D. Các hoạt động vui chơi, giải trí

Câu 15:Các địa quyển có sự tiếp xúc với thổ nhưỡng quyển là: 

A. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển

B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển

C. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển

D. Thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển

Câu 16:Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của: 

A. Khí quyển     B. Thủy quyển    C. Sinh quyển    D. Thổ nhưỡng quyển

Câu 17:Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:

A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên

B. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần

C. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường

D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa

Câu 18:Biện pháp để sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có hiệu quả: 

A. Mở rộng diện tích đất canh tác.

B. Nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.

C. Trồng rừng chống xói mòn đất.

D. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, đất xây dựng

Câu 19:Hình thức chăn nuôi hiện nay đem lại hiệu quả cao: 

A. Chăn nuôi theo lối quảng canh.

B. Chăn nuôi tập trung theo hệ thống chuồng trại.

C. Chăn nuôi công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.

D. Chăn nuôi bán công nghiệp

Câu 20:Đặc điểm của hình thức vùng nông nghiệp:

A. Hình thức phát triển thấp nhất.        B. Quy mô nhỏ, lẻ.

C. Hình thức phát triển cao nhất.        D. Sản xuất tự cấp, tụ túc.

ĐÁP ÁN

1C

2A

3D

4C

5A

6D

7C

8D

9C

10B

11B

12B

13A

14A

15B

16C

17B

18B

19C

20C

{---Còn tiếp---}

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Câu 2: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất....)?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Sự luân phiên ngày, đêm: Vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm.   

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nha

+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.   

Câu 2:

- Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Phân biệt:

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lớp vỏ cứng, mỏng, có chiều dày từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa), được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích badan, granit).   

+ Lớp vỏ địa lý có chiều dày từ 30 đến 35km tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. Thành phần của lớp vỏ địa lý gồm khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển, chúng xâm nhập và tác động lẫn nhau.   

{---Còn tiếp---}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề ôn tập hè Địa lí 10 năm 2021 - Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?