Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Bình Phú

TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. . Một thanh nhẹ nằm ngang, dài 7,0m có trục quay tại điểm cách đầu bên trái 2,0m. Một lực 50N hướng xuống tác dụng vào đầu bên trái và một lực 150N hướng xuống tác dụng vào đầu bên phải của thanh. Cần đặt lực 250N hướng lên tại điểm cách trục quay bao nhiêu để thanh cân bằng?

A. 5,0m.                                

B. 3,4m.

C. 4,5m.                                

D. 2,5m.

Câu 2. . Trong chuyển động thẳng đều:

A. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.

C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v.

D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

Câu 3. . Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì cần:

A. nâng cao trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.

B. hạ thấp trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.

C.  hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.

D.  nâng cao trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.

Câu 4. . Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:

A.  3s và 60m.                       

B.  2s và 40m.

C.  1s và 20m.                       

D.  4s và 80m.

Câu 5.  Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ

A. Dừng lại ngay

B. Ngã người về phía sau

C. Dồn người về phía trước

D. Ngã người sang bên cạnh

Câu 6. . Hai ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường với vận tốc lần lượt là 60km/h và 30 km/h. Độ lớn vận tốc tương đối của ôtô A so với B là:

A. 40km/h.                            

B. 70 km/h.

C. 90km/h.                            

D. 30 km/h.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây không thuộc hệ quy chiếu?

A. Vật chuyển động.                        

B. Hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc.

C. Vật làm mốc.                         

D. Mốc thời gian và một đồng hồ.

Câu 8: Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở lò xo sẽ

A. hướng theo trục và hướng vào trong.   

B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.

C. hướng vuông góc với trục lò xo.       

D. luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

Câu 9: Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

B. tốc độ tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

C. gia tốc là đại lượng không đổi.

D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Câu 10. Một ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ, làm cột không khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài 56mm, làm cột thủy ngân dâng lên h=748mmHg, áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg. Thay đổi áp suất khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống, coi nhiệt độ không đổi, tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h’=734mmHg.

A. 760mmHg              

B. 756mmHg     

C. 750mmHg              

D. 746mmHg

TỰ LUẬN

Câu 1: Một vật được thả  rơi tự do từ độ cao h = 45m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10m/s2.

1.Tính thời gian kể từ vật bắt đầu rơi đến khi chạm đất.

2. Tính quãng đường vật rơi trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất.

Câu 2: Một hộp gỗ có m= 1,5kg trượt trên mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2 với một lực đẩy theo phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s2.Tính lực đẩy trong các trường hợp sau:

1. Vật chuyển động thẳng đều.

2.  Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 1s vận tốc tăng từ 1,8 km/h đến 3,6 km/h.

3. So sánh lực đẩy của vật ở câu a với trọng lượng của vật.

Câu 3: Một lượng khí lí tưởng chứa trong xilanh có thể tích V=240 \(cm^3\) được giữ bởi pittông như hình vẽ, diện tích pittông S=30cm2, áp suất khí p=105Pa.

 1. Kéo chậm pittông sang phải một đoạn 2cm, giữ nhiệt độ không đổi. Tính áp suất khí trong xilanh khi đó.

2. Nung nóng khí trong xilanh để nhiệt độ tăng thêm \(\dfrac{1}{5}\) nhiệt độ ban đầu, áp suất khí là 2.105 Pa. Hỏi pittông dịch chuyển như thế nào so với ban đầu.

Bài 4.

Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A vận tốc ô tô là 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N.

1. Tìm hệ số ma sat m1  trên đoạn đường AB.

2. Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là m2  = \(\dfrac{1}{{5\sqrt 3 }}\). Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?

3. Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

C

D

C

6

7

8

9

10

D

A

D

A

C

Câu 1.

1. t =  \(\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \) = \(\sqrt {\dfrac{{2.45}}{{10}}} \) = 3s 

2. \(\Delta h = h - h'\) 

h’= \(\dfrac{1}{2}gt{'^2}\)= \(\dfrac{1}{2}.10.{(3 - 2)^2}\)= 5m

\( \to \)\(\Delta h = 45 - 5 = 40m\)

Câu 2.

Có 4 lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow P ,\,\,\overrightarrow N ,\,\,{\overrightarrow F _{mst}},\,\,{\overrightarrow F _d}\)

vẽ hình

viết pt: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + {\overrightarrow F _{mst}} + {\overrightarrow F _d} = m\overrightarrow a \,\,\,(*)\)

chiếu (*) lên:

Oy: N = P = m.g = 1,5.10 = 15N

Ox:

\(\begin{array}{l}{F_{mst}} - {F_d} = ma\\ \to {F_d} = {F_{mst}} + m.a\end{array}\)

\({F_{mst}}\)= \(\mu .N = \) 0,2.15= 3N

1. a = 0(0,25đ)

3 + 1,5.0= 3N

2. a = \(\dfrac{{v - {v_0}}}{t} = \dfrac{{1 - 0,5}}{1} = 0,5m/{s^2}\)

3 + 1,5.0,5 = 3.75 (N)

3. P = 15N > Fđ = 3N

Câu 3:

a/ Trạng thái 1: V­1 = 240cm3 P1 = 105Pa

Trạng thái 2: V2 = V­1 + ∆V = 240 cm3+ 2x30 = 300 cm3

Áp dụng Định luật Bôi Lơ – Mariot ta có:

P1V1 = P2V2 => P2 = 80000Pa = 80 kPa

b/. Ta có: V1=S.l1=> l1=8cm

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng ta có

\(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \)

\(\Leftrightarrow \dfrac{{{{10}^5}.240}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{{2.10}^5}.{V_{2.}}}}{{{T_1} + 0,2{T_1}}}\)

\( \Rightarrow \) V2=144cm3.

Suy ra V= S.l2=> l= 144/30 = 4,8cm

Vậy dịch pittong sang trái 3,2cm

Bài 4.

1. Xét trên đoạn đường AB:

Các lực tác dụng lên ô tô là: \(\overrightarrow P ,\;\overrightarrow {N;} \;\overrightarrow F ;\;\overrightarrow {{F_{ms}}} \)

Theo định lí động năng: AF + Ams = \(\dfrac{1}{2}\)m \((v_B^2 - v_A^2)\)

=> F.sAB – m1mgsAB= \(\dfrac{1}{2}\)m(\(v_2^2 - v_1^2\))

=> 2m1mgsAB   = 2FsAB - m \((v_B^2 - v_A^2)\)

=> m1 = \(\dfrac{{2F{s_{AB}} - m(v_B^2 - v_A^2)}}{{mg{s_{AB}}}}\)

Thay các giá trị F = 4000N; sAB= 100m; vA = 10ms-1 và vB = 20ms-1 và ta thu được m1 = 0,05

2. Xét trên đoạn đường dốc BC.

Giả sử xe lên dốc và dừng lại tại D

Theo định lí động năng: AP + Ams = \(\dfrac{1}{2}\)m \((v_D^2 - v_B^2)\) = - \(\dfrac{1}{2}\)m\(v_B^2\) 

=> - mghBD – m’mgsBDcos a - \(\dfrac{1}{2}\)m\(v_B^2\) 

<=> gsBDsina + m’gsBDcos a\(\dfrac{1}{2}\)z\(v_B^2\) 

gsBD(sina + m ’cos a) = \(\dfrac{1}{2}\)\(v_B^2\)

=> sBD =  \(\dfrac{{v_B^2}}{{2g(\sin \alpha  + \mu '\cos \alpha )}}\)  

thay các giá trị vào ta tìm được sBD = \(\dfrac{{100}}{3}\)m < sBC

Vậy xe không thể lên đến đỉnh dốc C.

 

---(Hết đề ôn tập số 1)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

1. Biểu thức tính công đúng nhất là:

A. A=FSsina

B. A=PSsina

C. A=FScosa

D. A=NScosa

2. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao

B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1

C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn

D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh

3. Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là

A. 15000 W

B. 22500 W

C. 20000 W

D. 1000 W

4. Khi 1 tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm đi một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi

B. Giảm 2 lần

C. Tăng gấp 4 lần

D. Tăng gấp 2 lần

5. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:

A. W = mgz

B. W = \(\dfrac{1}{2}\) mgz   

C. Wt = 2 mg                 

D. Wt = \(\dfrac{1}{2}\) mv2

6. Tìm phát biểu SAI:

A. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

B. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất

C.Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó

D. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng

7. Một vật có khối lượng 10kg rơi từ trên cao xuống. Biết tại vị trí vật cao 10m thì vận tốc là 36km/h. Tìm cơ năng tại vị trí đó. Cho g=9,8m/s2.

A. 990J                       

B. 1480J        

C. 1415J                     

D. 1421J

8. Viên đạn m1=50g bay theo phương ngang với vận tốc v0=20m/s đến cắm vào vật m2=450g treo ở đầu sợi dây dài L=2m. Tính góc lớn nhất mà dây treo lệch so với phương thẳng đứng khi viên đạn cắm vào m2.

A. 500                         

B. 360       

C. 300                         

D. 260

9. Khi một lượng khí lí tưởng dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ là:

A. tăng tỷ lệ nghịch với áp suất      

B. giảm tỷ lệ thuận với áp suất

C. tăng, không tỷ lệ với áp suất      

D. không thay đổi

10. Một ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ, làm cột không khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài 56mm, làm cột thủy ngân dâng lên h=748mmHg, áp suất khí quyển khi đó là 768mmHg. Thay đổi áp suất khí quyển làm cột thủy ngân tụt xuống, coi nhiệt độ không đổi, tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên h’=734mmHg.

A. 760mmHg              

B. 756mmHg     

C. 750mmHg              

D. 746mmHg

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

D

C

D

A

6

7

8

9

10

C

B

D

B

C

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

1.Trong quá trình đẳng tích, khi tăng nhiệt độ lên 3 lần thì áp suất sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên 3 lần          

B. Giảm đi 3 lần   

C. Tăng lên 6 lần           

D. Không thay đổi

2. Áp suất khí trơ trong bóng đèn tăng lên bao nhiêu lần khi đèn sáng, biết nhiệt độ đèn tắt là 250C, khi cháy sáng là 3300C.

A. 10,5lần      

B. 0,1 lần

C. 13,2 lần

D. 15,2 lần

3. Trong quá trình đẳng áp thì biểu thức nào sau đây là đúng:

A. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_1}}}\)

B. \(\dfrac{{{V_2}}}{{{V_1}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)

C. \(\dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)  

D. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

4.  Đồ thị nào sau đây là đồ thị của quá trình đẳng áp:

 Câu 5. Biểu thức nào sau đây là đúng với phương trình trạng thái khí lí tưởng:

A \(\dfrac{{{P_2}{V_1}}}{{{T_2}}} = \dfrac{{{P_1}{V_2}}}{{{T_1}}}\).  \(\)  

B. \(\dfrac{{{P_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{P_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\)

C. \(\dfrac{{{V_1}{T_1}}}{{{P_1}}} = \dfrac{{{V_2}{T_2}}}{{{T_2}}}\)   

D. \(\dfrac{{{P_1}{T_1}}}{{{V_1}}} = \dfrac{{{P_2}{T_2}}}{{{V_2}}}\)

Câu 6: Một khối khí có thể tích là 10 lít, áp suất 2atm ở nhiệt độ 270C. Tính thể tích sau khi nung khối khí, biết sau khi nung khối khí có áp suất tăng gấp đôi và nhiệt độ lúc sau tăng lên  \(\) lần.

A. 6,025 lít                          

B. 9,652 lít    

C. 10,012 lít                           

D. 5,225 lít

Câu 7: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 1420C vào một cốc đựng nước ở 200C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 420C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.

A. 0,1 kg                           

B. 0,2 kg   

C. 0,5 kg                            

D. 0,8 kg

Câu 8: Trong quá trình chất khí nhả nhiệt và nhận công thì A, Q trong biểu thức ∆U=Q+A sẽ có đấu như thế nào?

A. Q>0, A=0                         

B. Q>0, A>0    

C. Q<0, A>0                         

D. Q<0, A<0

Câu 9: Một vật rắn hình trụ có chiều dài ban đầu lo, hệ số nở dài α. Gọi Δt là độ tăng nhiệt độ của thanh, độ tăng chiều dài của vật được tính bằng công thức

\(\begin{array}{l}A.\,\,\Delta l = \alpha \dfrac{{\Delta t}}{{{l_0}}}\\B.\,\,\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\\C.\,\,\Delta l = \alpha \dfrac{{{l_0}}}{{\Delta t}}\\D.\,\,\Delta l = \alpha \Delta t\end{array}\)

Câu 10:Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài 24.10-6K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài 20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì chiều dài của vật là

A. 20,0336 m.               

B. 24,020 m.

C. 20,024 m.                 

D. 24,0336 m.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

B

A

B

6

7

8

9

10

D

A

C

B

C

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được 

B. Lực là nguyên nhân là biến đổi chuyển động của một vật

C. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được

D. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật

Câu 2. . Hệ thức nào sau đây xác định độ lớn của lực hấp dẫn (định luật vạn vật hấp dẫn là)?

A.  \({F_{hd}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

B.  \({F_{hd}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\)

C.  \({F_{hd}} = G.\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

D.  \({F_{hd}} = G.\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\).

Câu 3. . Một lò xo khi treo vật m= 200g sẽ dãn ra một đoạn \(\Delta \)l= 4cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

A. 0,5N/m.                            

B. 0,05N/m.

C. 500N/m.                           

D. 50N/m.

Câu 4. . Kết luận nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Có vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.

B. Có vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số

C. Có quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.

D. Có quỹ đạo là đường thẳng.

Câu 5. . Chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính r =0,1m với tốc độ dài v =0,5m/s.Chu kỳ và tốc độ góc của chất điểm là:

A.  T=5s; \(\omega  = 1,256\)rad/s.

B.  T=125,6s;\(\omega  = \)0,05rad/s.

C.  T=12,56s;\(\omega \)=0,5rad/s.

D. T=1,256s; \(\omega  = 5\)rad/s.

Câu 6. . Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N bằng một đòn gánh dài 1m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí nào?

A. Cách đầu gánh gạo 0,6m.

B. Cách đầu gánh ngô 0,5m.

C. Cách đầu gánh ngô 0,4m.

D. Cách đầu gánh gạo 0,4m.

Câu 7. . Một vật chịu tác dụng của ba lực không song song sẽ cân bằng khi giá của ba lực đó:

A. đồng quy.

B. đồng phẳng.

C. đồng quy tại một điểm của vật.

D. đồng phẳng và đồng quy.

Câu 8. . Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất, vận tốc vật khi chạm đất là v. Thời gian rơi của vật xác định từ công thức nào sau đây?

A. \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

B. \(t = v.g\)                         

C. t = \(\dfrac{g}{v}\)

D.  \(t = \sqrt {\dfrac{h}{g}} \)

Câu 9. . Công thức tính độ lớn lực đàn hồi theo định luật Húc là:

A.  \(F = ma\).

B.  \(F = k\left| {\Delta l} \right|\).                                     

C.  \(F = \mu N\).

D. \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

Câu 10. . Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

A.  x = x0 + v0t2 + \(\dfrac{1}{2}\)at3

B.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)a2t

C.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)at

D.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)at2

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

C

D

C

D

6

7

8

9

10

D

D

A

B

D

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 : Để xác định sự thay đổi vị trí của một chất điểm theo thời gian, người ta dùng :

A. phương trình toạ độ theo thời gian

B. Công thức đường đi

C. Công thức vận tốc

D. hệ toạ độ

Câu 2 : Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

A. \(a = 0,2m/{s^2}\)  

B. \(a =  - 0,5m/{s^2}\) 

C. \(a = 0,5m/{s^2}\) 

D. \(a =  - 0,2m/{s^2}\)

Câu 3 : Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 9N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu ?

A. 3N                          

B. 9N

C. \(\dfrac{9}{{16}}N\)                     

D. 1N

Câu 4 : Một lực F truyền cho một vật khối lượng m1 một gia tốc 6m/s2, truyền cho m2 gia tốc 3m/s2. Lực F truyền cho m1 + m2 một gia tốc là :

A. \(3m/{s^2}\)                        

B. \(4,5m/{s^2}\)

C. \(2m/{s^2}\)                        

D. \(9m/{s^2}\)

Câu 5 : Hoà nói với Bình : ‘’Mình đi mà hoá ra đứng, cậu đứng mà hoá ra đi’’. Trong câu nói này, Hoà đã chọn vật làm mốc là gì ?

A. Bình                       

B. Hoà

C. Cả Hoà và Bình      

D. Mặt đất

Câu 6: Một người gánh một thùng gạo nặng 250N và một thùng ngô 150N trên một đòn gánh. Hỏi vai người chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh:

A. Chịu lực 500N      

B. Chịu lực 400N

C. Chịu lực 200N 

D. Chịu lực 100N

Câu 7: Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:

A. A chạm đất trước

B. A chạm đất sau

C. Cả hai chạm đất cùng lúc

D. Phụ thuộc vào vận tốc ném bi B

Câu 8: Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là lực không đổi theo thời gian thì vật đó sẽ thực hiện chuyển động:

A. Chậm dần đều hoặc nhanh dần đều

B. Thẳng đều

C. Nhanh dần đều theo phương tác dụng lực

D. Chậm dần đều theo phương tác dụng lực

Câu 9: Momen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2 mét?

A. 11N.m                    

B. 2,75N.m

C. 11N                        

D. 11N.m

Câu 10: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là:

A. 45m và 20m           

B. 20m và 15m

C. 20m và 35m           

D. 20m và 10m

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

B

D

C

B

6

7

8

9

10

B

C

A

D

B

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Bình Phú. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?