TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ | ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Sau bao lâu vật rơi chạm đất?
A. 2s B. 3s
C. 4s D. 5s
Câu 2: Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R = 50 cm với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:
A. \(100m/{s^2}\)
B. \(200m/{s^2}\)
C. \(50m/{s^2}\)
D. \(10m/{s^2}\)
Câu 3: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
A. tác dụng vào cùng một vật
B. tác dụng vào hai vật khác nhau
C. không bằng nhau về độ lớn
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
Câu 4: Một lò xo có độ cứng k = 160 N/m. Khi lò xo giãn một đoạn 5 cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:
A. 8N B. 16N
C. 80N D. 160N
Câu 5: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi
B. Tăng đều theo thời gian
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
D. Chỉ có độ lớn không đổi
Câu 6: Công thức của định luật Húc là:
A. \(F = ma\)
B. \(F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
C. \(F = k\left| {\Delta l} \right|\)
D. \(F = \mu N\)
Câu 7: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng
B. Lực là đại lượng vectơ
C. Lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật
D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành
Câu 8: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
A. lực tác dụng ban đầu
B. phản lực
C. lực ma sát
D. quán tính
Câu 9: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là
A. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
Câu 10: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba”. Biểu thức cân bằng lực của chúng là:
A. \(\overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_2}} \)
B. \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \)
C. \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
D. \(\overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 11 (2 điểm): Một xe ô tô chỏe hàng nặng 400kg, đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì đột nhiên tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s kể từ khi tâng tốc, xe có vận tốc 36km/h.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính lực kéo của động cơ xe khi xe tăng tốc. Bỏ qua ma sát.
Câu 12 (3 điểm): Một chiếc xe tải có khối lượng m = 1000 kg bắt đầu trượt trên mặt đường nằm ngang khi chịu tác dụng của một lực kéo F = 5000N theo phương song song với mặt đường. Biết hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường \({\mu _t} = 0,2\), lấy \(g = 10m/{s^2}\).
a) Hãy phân tích và biểu diễn hình vẽ?
b) Tính gia tốc của xe.
c) Quãng đường mà xe đi được trong 4 giây đầu.
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. D | 2. C | 3. B | 4. A | 5. A |
6. C | 7. C | 8. C | 9. D | 10. B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 11:
Đổi \(\left\{ \begin{array}{l}18km/h = 5m/s\\36km/h = 10m/s\end{array} \right.\)
a)
Gia tốc của xe là:
\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{10 - 5}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)
b)
Lực kéo của động cơ xe khi xe tăng tốc là:
\(F = ma = 400.0,5 = 200N\)
Vậy \(a = 0,5m/{s^2};F = 200N\)
Câu 12:
a)
Các lực tác dụng lên vật gồm: \(\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} ,\overrightarrow {{F_k}} \) có phương và chiều như hình vẽ.
b)
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.
Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu xuất phát.
Phương trình định luật II Niuton viết cho vật là:
\(\overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} + \overrightarrow {{F_k}} = m\overrightarrow a \) (*)
Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta được:
\({F_k} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)
\( \Rightarrow {F_k} - \mu mg = ma\)
\( \Rightarrow 5000 - 0,2.1000.10 = 1000.a\)
\( \Rightarrow a = \frac{{5000 - 0,2.1000.10}}{{1000}} = 3m/{s^2}\)
c)
Quãng đường mà xe đi được trong 4 giây đầu là:
\(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0.4 + \frac{1}{2}{.3.4^2} = 24m\)
Vậy trong 4 giây đầu xe đi được 24m.
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một vật m = 1 kg rơi từ O không vận tốc đầu ở độ cao 120 m xuống mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính thế năng của vật so với mặt đất.
b) Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng hai thế năng?
Câu 2: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén thể tích giảm đi 3 lần và áp suất tăng lên tới 5 atm.
a) Tính nhiệt độ của khối khí cuối quá trình.
b) Giữ nguyên nhiệt độ, áp suất ở trạng thái 1, với thể tích không đổi để áp suất tăng lên tới 1 atm thì nhiệt độ lúc này là bao nhiêu?
Câu 3: Một vật có khối lượng m = 2 kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.
a) Chọn mốc thế năng ở mặt đất và chiều dương hướng lên, viết biểu thức động năng và thế năng của vật tại vị trí có độ cao z so với mặt đất.
b) Tìm vị trí mà tại đó vật có động năng bằng nửa thế năng.
Câu 4:
a) Quá trình đẳng tích là gì? Viết biểu thức của quá trình đẳng tích.
b) Ở 270C thể tích của một lượng khí lí tưởng là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?
Câu 5 : Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 300g được treo vào điểm cố định O bằng dây treo nhẹ, không dãn có chiều dài 90 cm. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ cho chuyển động. Bỏ qua ma sát. Tìm lực căng của sợi dây khi dây treo có phương thẳng đứng.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
a)
Thế năng của vật ở độ cao z so với mặt đất là:
\({W_t} = mgz = 1.10z = 10z\)
Thế năng tại vị trí thả vật là:
\({W_t} = mg{h_{\max }} = 1.10.120 = 1200J\)
b)
Động năng bằng hai thế năng : \({W_d} = 2{W_t}\)
\( \Rightarrow W = {W_t} + {W_d} = {W_t} + 2{W_d} = 3{W_t}\)
\( \Leftrightarrow mg{h_{\max }} = 3mgh\\ \Leftrightarrow h = \frac{{{h_{\max }}}}{3} = \frac{{120}}{3} = 40m\)
Vậy vật có động năng bằng hai thế năng tại độ cao 40 m so với mặt đất.
Câu 2:
a)
Trạng thái 1: \({p_1} = 0,8{\rm{a}}tm;{V_1};{T_1} = 50 + 273 = 323K\)
Trạng thái 2: \({p_2} = 5{\rm{a}}tm;{V_2} = \frac{{{V_1}}}{3};{T_2} = ?\)
Áp dụng phương trìng trạng thái khí lý tưởng cho hai trạng thái 1 và 2 ta được:
\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}}\\ \Rightarrow {T_2} = \frac{{{p_2}{V_2}{T_1}}}{{{p_1}{V_1}}} = \frac{{{p_2}{V_1}{T_1}}}{{3{p_1}{V_1}}} = \frac{{{p_2}{T_1}}}{{3{p_1}}} = \frac{{5.323}}{{3.0,8}} = 673K\)
b)
Trạng thái 3: \({p_3} = 1atm;{V_3} = {V_1};{T_3} = ?\)
Thể tích không đổi, áp dụng định luật Saclơ cho trạng thái 1 và 3 ta được:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_3}}}{{{T_3}}} \Rightarrow {T_3} = \frac{{{p_3}{T_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{1.323}}{{0,8}} = 403,75K\)
Kết luận:
a) 673K
b) 403,75K
Câu 3:
a)
Chọn mốc thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng lên.
Tại vị trí vật có độ cao z so với mặt đất ta có:
Động năng của vật là: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\) (v là vận tốc của vật tại vị trí z)
Thế năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\)
b)
Động năng bằng nửa thế năng \({W_d} = \frac{1}{2}{W_t} \\\Rightarrow W = {W_d} + {W_t} = \frac{1}{2}{W_t} + {W_t} = 1,5{W_t}\)
\(W = 1,5{{\rm{W}}_t} \Leftrightarrow mg{h_{\max }} = 1,5mgh\)
\( \Rightarrow h = \frac{{{h_{\max }}}}{{1,5}} = \frac{{45}}{{1,5}} = 30m\)
Vậy tại vị trí cách mặt đất 30 m vật có động năng bằng nửa thế năng.
Câu 4:
a)
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữa không đổi được gọi là quá trình đẳng tích.
Biểu thức: \(p \sim T \Rightarrow \frac{p}{T} = const\) hay \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}\)
b)
Trạng thái 1: \({V_1} = 6l;{T_1} = 27 + 273 = 300K\)
Trạng thái 2:\({T_2} = 227 + 273 = 500K;{V_2} = ?\)
Áp suất không đổi, suy ra ta có:
\(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {V_2} = \frac{{{V_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{6.500}}{{300}} = 10l\)
Câu 5:
Khi dây treo có phương thẳng đứng \(\alpha = 0\)
Lực căng của sợi dây là:
\(T = mg\left( {3\cos \alpha - 2\cos {\alpha _0}} \right) \\= 0,3.10.\left( {3.\cos 0 - 2.\cos 60} \right) = 6N\)
Vậy T = 6 N.
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (2 điểm): Cho các dữ kiện sau:
- Áp suất tỉ lệ thuật với nhiệt độ tuyệt đối \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)
- Nhiệt không thể tự tuyền từ một vật sang vật nóng hơn
- Độ biến thiên nội năng của một vật
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định
- Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định
- Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
- Thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
- Bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: \(\Delta U = A + Q\)
Dựa vào dữ kiện trên, em hãy ghép lại và viết thành câu hoàn chỉnh:
a) Phát biểu và viết biểu thức Định luật Bôilơ Mảiốt.
b) Phát biểu và viết biểu thức của Nguyên lý I nhiệt động lực học.
Câu 2 (2 điểm): Từ mặt đất, ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tìm độ cao cực đại của vật.
b) Tìm vị trí của vật khi vận tốc có độ lớn 10 m/s.
Câu 3 (1 điểm): Một bình bằng thép dung tích 62 lít chứa khí hidro ở áp suất 4,5 MPa và nhiệt độ 270C. Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, biết dung tích mỗi quả 8,5 lít, áp suất 1,05.105 Pa và nhiệt độ trong bóng bay là 130C.
Câu 4 (3 điểm): Một lượng khí Ôxi ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 00C, áp suất 1 atm) có thể tích 5 lít biến đổi trạng thái qua các quá trình sau:
- Từ trạng thái (1) đến trạng thái (2): đẳng tích, áp suất tăng đến 2 atm.
- Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3): đẳng nhiệt, thể tích tăng đến 10 lít.
a) Tìm các thông số trạng thái ở mỗi trạng thái.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trên hệ trục tọa độ (p,V).
Câu 5 (1 điểm): Tại sao về mùa hè ta không nên để xe ngoài trời nắng?
Câu 6 (1 điểm): Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 250C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đun nóng tới 1800C thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Định luật Bôilơ Mariốt:
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)
b) Nguyên lý I nhiệt động lực học:
Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: \(\Delta U = A + Q\)
Câu 2:
Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên trên. Gốc thời gian là lúc bắt đầu ném vật.
a)
Cách 1:
Phương trình độ cao của vật là
\(y = {y_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2} \\= 0 + 20t - \frac{1}{2}.10{t^2} = 20t - 5{t^2}\) (1)
Phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + gt = 20 - 10t\) (2)
Tại điểm cao nhất \(v = 0\) thay vào (2) suy ra t = 2 s
Thay t = 2s vào (1) ta được \({y_{\max }} = 20.2 - {5.2^2} = 20(m)\)
Cách 2:
Áp dụng công thức độc lập với thời gian \({v^2} - v_0^2 = 2g.h\)
Vật đạt độ cao cực đại tại thời điểm \(v = 0\) \( \Rightarrow {0^2} - {20^2} = 2.( - 10).{h_{\max }} \Rightarrow {h_{\max }} = 20m\)
b)
Áp dụng công thức độc lập với thời gian \({v^2} - v_0^2 = 2g.h\)
\(v = 10 \Rightarrow {10^2} - {20^2} = 2.\left( { - 10} \right).h \\\Leftrightarrow h = 15m\)
Kết luận:
a) Độ cao cực đại là 20 m
b) Khi vật có vận tốc 10 m/s thì vật ở vị trí cách mặt đất 15 m
Câu 3:
Trạng thái 1: \({V_1} = 62l;{T_1} = 27 + 273 = 300K;\\{p_1} = 4,5MPa = {45.10^5}Pa\)
Trạng thái 2: \({V_2} = 8,5n + 62;{T_2} = 13 + 273 = 286K;\\{p_2} = 1,{05.10^5}Pa\)
(n là số bóng bơm được)
Phương trình trạng thái:
\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{{45.10}^5}.62}}{{300}} = \frac{{1,{{05.10}^5}.\left( {8,5n + 62} \right)}}{{286}}\)
\( \Rightarrow n = 291\)
Vậy số bóng bơm được là 291 quả.
Câu 4:
Trạng thái 1: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm;{T_1} = 0 + 273 = 273K;{V_1} = 5l\)
Trạng thái 2: \({p_2} = 2{\rm{a}}tm;{T_2};{V_2} = {V_1} = 5l\)
Trạng thái 3: \({p_3};{V_3} = 10l;{T_3} = {T_2}\)
a)
Từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng tích. Áp dụng định luật Saclơ ta có:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow \frac{1}{{273}} = \frac{2}{{{T_2}}} \Leftrightarrow {T_2} = \frac{{2.273}}{1} = 546K\)
Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3) là quá trình đẳng nhiệt. Áp dụng định luật Bôilơ Mariốt ta có:
\({p_2}{V_2} = {p_3}{V_3} \Rightarrow 2.5 = {p_3}.10 \Leftrightarrow {p_3} = \frac{{2.5}}{{10}} = 1{\rm{a}}tm\)
Vậy các thông số ở mỗi trạng thái là:
Trạng thái 1: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm;{T_1} = 273K;{V_1} = 5l\)
Trạng thái 2: \({p_2} = 2{\rm{a}}tm;{T_2} = 546K;{V_2} = 5l\)
Trạng thái 3: \({p_3} = 1atm;{V_3} = 10l;{T_3} = 546K\)
b)
Câu 5:
Vì vào mùa hè nhiệt độ thời tiết rất cao, nếu ta để xe ngoài trời nắng thì chất khí trong bánh xe nóng lên, nở ra. Săm xe cản trở sự nở vì nhiệt của không khí gây ra lực lớn làm nổ bánh xe, gây nguy hiểm cho mình và những người xung quanh.
Câu 6:
Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.
Trạng thái 1: \({T_1} = 25 + 273 = 298K;{p_1} = 1atm\)
Trạng thái 2: \({T_2} = 180 + 273 = 453K;{p_2} = ?\)
Áp dụng biểu thức định luật Saclơ với hai trạng thái (1) và (2) ta được:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = \frac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{1.453}}{{298}} = 1,52atm\) > 1,2atm
Vậy van bảo hiểm đã mở, không khí trong nồi đã được thoát ra.
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2 điểm)
- Phát biểu định luật 3 Newton. Viết biểu thức, giải thích các đại lượng có trong biểu thức?
- Nêu đặc điểm lực và phản lực?
- Một vật khối lượng m đặt đứng yên trên sàn nằm ngang. Biểu diễn lực tác dụng lên vật và sàn? Chỉ rõ cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối?
Câu 2: (2 điểm)
Một vật thả rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10m/s2.
a, Tính thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất.
b, Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
c, Tính quãng đường vật rơi trong 1 giây cuối trước khi chạm đất.
Câu 3: (2 điểm)
Một vật khối lượng m = 10kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có giá song song với mặt sàn và có độ lớn bằng 10N. Cho biết hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ = 0,05. Lấy g = 10m/s2.
a, Tìm gia tốc?
b, Tìm thời gian và vận tốc của vật sau khi đi được 4m?
c, Sau 4m chuyển động ở trên lực kéo đột ngột mất tác dụng. Tìm quãng đường lớn nhất mà vật đi được kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại?
Câu 4: (1 điểm)
Cho phương trình chuyển động thẳng đều \(x = 10 + 5t\) ( \(x\) tính bằng m; t tính bằng s). Hãy xác định tọa độ ban đầu, vận tốc, chiều chuyển động và tọa độ của vật sau 10s.
Câu 5: (1 điểm)
Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều cùng chiều dòng nước, sau một giờ đi được 12km đối với bờ. Một khúc gỗ trôi theo dòng nước với vận tốc 2km/h đối với bờ. Hãy tính vận tốc của thuyền so với nước.
Câu 6: (1 điểm)
Một vật có khối lượng \(500g\) đang chuyển động thẳng đều với vận tốc \(18km/h\) thì chịu tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn \(2N\) ngược chiều chuyển động của vật.
a) Tính độ lớn gia tốc của vật khi chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow F \).
b) Tính quãng đường và thời gian vật chuyển động từ khi chịu tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) cho đến khi dừng lại.
Câu 7: (1 điểm)
Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật khối lượng \({m_1} = 500g\) thì chiều dài lò xo bằng \(25cm\), còn khi treo vật \({m_2} = 800g\) thì chiều dài bằng \(28cm\). Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
a) Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo.
b) Vẽ đồ thị lực đàn hồi của lò xo theo chiều dài lò xo thay đổi từ 12cm, đến 28cm.
ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Nêu đúng định luật 3 Newton
- Viết đúng biểu thức và giải thích đại lượng
- Nêu đúng đặc điểm lực và phản lực
- Biểu diễn được lực (Trọng lực tác dụng lên vật, phản lực và áp lực)
- Chỉ được cặp lực cân bằng, cặp lực trực đối.
Câu 2.
a, Tính được thời gian: t = 4s.
b, Tính được vận tốc khi chạm đất: vcđ = 40m/s.
c,
- Tính được quãng đường rơi trong 3s đầu: s1 = 45m.
- Tính được quãng đường rơi trong 1s cuối: s2 = 35m.
Câu 3.
a, Tính được thời gian: t = 4s.
b, Tính được vận tốc khi chạm đất: vcđ = 40m/s.
c,
- Tính được quãng đường rơi trong 3s đầu: s1 = 45m.
- Tính được quãng đường rơi trong 1s cuối: s2 = 35m.
Câu 4 :
Ta có phương trình chuyển động: \(x = 10 + 5t\)
- Tọa độ ban đầu của vật: \({x_0} = 10m\)
- Vận tốc của vật: \(v = 5m/s\)
- Nhận thấy \(v > 0 \Rightarrow \) vật chuyển động theo chiều dương.
- Tọa độ của vật sau 10s: \(x = 10 + 5.10 = 60m\)
Câu 5 :
(1) Thuyền
(2) Nước
(3) Bờ
+ Vận tốc của thuyền so với bờ: \(\overrightarrow {{v_{13}}} \)
+ Vận tốc của thuyền so với nước: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \)
+ Vận tốc của nước so với bờ: \(\overrightarrow {{v_{23}}} \)
Ta có:
\({v_{13}} = \frac{{12}}{1} = 12km/h\)
\({v_{23}} = 2km/h\)
Theo công thức cộng vận tốc, ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Lại có: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{v_{23}}} \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
\( \Rightarrow {v_{12}} = {v_{13}} - {v_{23}} = 12 - 2 \)
\(= 10km/h\)
...
---(Nội dung đáp án câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Từ Mặt đất người ta bắn một vật có khối lượng m = 2 kg theo phương thẳng đứng đi lên với vận tốc ban đầu v0 = 25 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại Mặt đất, chiều dương hướng lên. Bỏ qua lực cản.
a. Tính cơ năng của vật
b. Tính độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất
c. Kể từ lúc bắn vật lên thì động năng của vật bằng thế năng của vật ở những thời điểm nào?
d. Nếu lực cản trung bình của không khí lên vật là 5,625 N thì vật đạt độ cao cực đại là bao nhiêu so với Mặt đất.
Câu 2: Một lượng khí không đổi ở trạng thái (1) có áp suất 1 atm thực hiện quá trình biến đổi trạng thái qua 2 giai đoạn như đồ thị hình bên. Hãy xác định các thông số trạng thái (2).
Bài 3. Phương trình của một vật chuyển động thẳng là : \(x = 6 + 12t + {t^2}\,\,\left( {cm;{\rm{ }}s} \right)\)
a) Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của vật?
b) Viết công thức vận tốc và tính vận tốc của vật sau 2 s kể từ thời điểm ban đầu.
Bài 4.
a) Vẽ các lực tác dụng lên vật khi trượt, tính gia tốc của vật?Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Cho g = 10m/s2
b) Tìm vận tốc khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng?
c) Tính thời gian vật đi hết quãng đường 2m cuối trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng?
Câu 5:
a) Sự rơi tự do là gì? Viết công thức vận tốc và quãng đường đi của vật rơi tự do.
b) Viết hệ thức của lực hấp dẫn giữa hai chất điểm và giải thích các đại lượng có trong hệ thức này.
c) Nêu những đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi lò xo.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Chọn gốc thế năng O tại Mặt đất (h = 0), chiều dương hướng lên.
a) Cơ năng của vật là:
\(W = {W_d} + {W_t} = \frac{1}{2}m{v^2} + mgh \\= \frac{1}{2}{.2.25^2} + 2.10.0 = 625J\)
b) Ta có:
\(W = {W_{{d_{\max }}}} = {W_{{t_{\max }}}} = mg{h_{\max }}\)
\( \Leftrightarrow 625 = 2.10.{h_{\max }}\\ \Rightarrow {h_{\max }} = \frac{{625}}{{2.10}} = 31,25m\)
c) Động năng bằng thế năng: \({W_d} = {W_t}\)
\( \Rightarrow W = {W_d} + {W_t} = 2{W_d} = 2{W_t}\)
\( \Leftrightarrow mg{h_{\max }} = 2mgh\)
\( \Leftrightarrow h = \frac{{{h_{\max }}}}{2} = \frac{{31,25}}{2} = 15,625m\)
Phương trình độ cao h của vật: \(h = {h_0} + \frac{1}{2}g{t^2} = 0 + \frac{1}{2}.10.{t^2} = 5{t^2}\)
\( \Rightarrow 15,625 = 5{t^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1,768\\t = - 1,768(loai)\end{array} \right.\) => t = 1,768 s
d) Độ biến thiên cơ năng bằng công của lực cản:
\(W' - W = {A_{{F_c}}}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow mg{h_{\max }} - \frac{1}{2}mv_0^2 = - {F_c}.{h_{\max }}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{2}{.2.25^2} = 5,625.{h_{\max }} + 2.10.{h_{\max }}\\ \Leftrightarrow {h_{\max }} = \frac{{{{2.25}^2}}}{{2.(5,625 + 2.10)}}\\ \Leftrightarrow {h_{\max }} = 24,39m\end{array}\)
Kết luận:
a)\(W = 625J\) b)\({h_{\max }} = 31,25m\)
c) \(t = 1,768s\) d) \({h_{\max }} = 24,39m\)
Câu 2:
Từ đồ thị ta có:
Trạng thái (1) : V1, T1, p1
Trạng thái (1’) : V1, T’, p’
Trạng thái (2) : V2, T’, p2
- Quá trình biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (1’) là quá trình đẳng tích (V = cosnt), ta có:
\(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{p'}}{{T'}} \Rightarrow p' = \frac{{{p_1}T'}}{{{T_1}}} = \frac{{1.600}}{{300}} = 2atm\)
- Quá trình biến đổi từ trạng thái (1’) sang trạng thái (2) là quá trình đẳng nhiệt (T = cosnt), ta có:
\(p'{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_2} = \frac{{p'{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{2.15}}{{10}} = 3{\rm{a}}tm\)
Vậy các thông số trạng thái ở trạng thái (2) là:
\(p = 3{\rm{a}}tm;V = 10(lit);T = {600^0}K\)
Bài 3.
Tóm tắt:
Phương trình chuyển động: \(x = 6 + 12t + {t^2}\,\,\left( {cm;s} \right)\)
a) Xác định a và v0?
b) Viết công thức vận tốc và tính v sau 2s kể từ thời điểm ban đầu.
Giải:
Phương trình chuyển động: \(x = 6 + 12t + {t^2}\,\,\left( {cm;s} \right)\)
a) Vận tốc ban đầu và gia tốc: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 12{\rm{ }}cm/s\\a = 2{\rm{ }}cm/{s^2}\end{array} \right.\)
b) Công thức vận tốc : \(v = 12 + 2t\)
Sau 2 giây thì vận tốc của vật là : \(v = 12 + 2.2 = 16{\rm{ }}cm/s\)
Bài 4:
Tóm tắt:
l = 10m ; α = 300; μ = 0,2 ; g = 10m/s2
a) Vẽ các lực tác dụng lên vật khi trượt, tính gia tốc của vật?
b) Tìm vận tốc khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng?
c) Tính thời gian vật đi hết quãng đường 2m cuối trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng?
Giải :
a) Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
- Áp dụng định luật 2 Niuton: \(\overrightarrow N + \overrightarrow P + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \)
Chiếu lên hai trục Ox và Oy ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}N = P.cos\alpha \\P.\sin \alpha - {F_{ms}} = m.a\end{array} \right.\)
Mà \({F_{ms}} = \mu .N \)
\(\Rightarrow a = \dfrac{{g.m.\sin \alpha - \mu .m.g.cos\alpha }}{m} \)
\(= g.(sin\alpha - \mu .cos\alpha )\)
Vậy: \(a = g.\left( {sin{{30}^0} - \mu .cos{{30}^0}} \right)\)
\(= 3,27\left( {m/{s^2}} \right)\)
b) Khi tới chân mặt phẳng nghiêng vật đi được quãng đường S = 10m.
Áp dụng công thức:
\({v^2} - {0^2} = 2as \Rightarrow v = 8,09m/s\)
(do v0 = 0)
c) Thời gian vật đi hết S1 = 8m đầu tiên trên mặt nghiêng là t1,
Ta có:
\({S_1} = \frac{1}{2}.a.t_1^2\)
\(\Rightarrow {t_1} = \sqrt {\dfrac{{2.{S_1}}}{a}} = \sqrt {\dfrac{{2.8}}{{3,27}}} = 2,21s\)
Thời gian vật đi hết S = 10m trên mặt nghiêng là t, tính được t:
Áp dụng công thức
\(S = \frac{1}{2}.a.t_{}^2 \)
\(\Rightarrow t = \sqrt {\dfrac{{2.S}}{a}} = \sqrt {\dfrac{{2.10}}{{3,27}}} = 2,47s\)
Thời gian vật đi hết 2m cuối trên mặt nghiêng là:
\(\Delta t{\rm{ }} = t--{t_1} = 2,47 - 2,21\)
\(= 0,26\left( s \right)\)
Câu 5 :
a)
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
- Các công thức:
+ Vận tốc: \(v = gt\)
+ Quãng đường đi: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)
b) Hệ thức của lực hấp dẫn: \({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
Trong đó:
- \({m_1},{m_2}\): là khối lượng của hai chất điểm
- \(r\): là khoảng cách giữa chúng
- \(G = 6,{67.10^{ - 11}}N.{m^2}/k{g^2}\): hằng số hấp dẫn.
c) Đặc điểm của lực đàn hồi lò xo:
- Điểm đặt: Đặt tại 2 đầu của lò xo
- Phương: trùng với phương của trục lò xo
- Chiều: ngược với chiều biến dạng của lò xo
- Độ lớn: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 10 năm 2021 Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.