Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thái Bình

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4 điểm)

a. Ý nghĩa của nhan đề văn bản: “Bố của Xi-mông” - Guy đơ Mô-pa-xăng.

b. Tìm trong văn bản, chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Câu 2: (6 điểm)

a. Giá trị của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

b. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa nghệ thuật gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4 điểm)

a. Ý nghĩa nhan đề văn bản:

- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với nhân vật bác Phi-líp, môt người đàn ông nhân hậu yêu thương con trẻ. Sự xuất hiện của bác Phi-líp như ông bụt trong truyện cổ tích, đem đến sự kì diệu trong cuộc sống cho bé Xi-mông.

- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc trong mái ấm gia đình của nhân vật bé Xi-mông.

- Bố của Xi-mông, nhan đề gắn với vai trò, ý nghĩa của sự xuất hiện nhân vật bác Phi-líp, người chuyển tải thông điệp của Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và ứng xử đầy tình thương yêu giữa con người với con người.

b. Chi tiết trong văn bản thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: 

Trong văn bản có rất nhiều chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đơn cử một chi tiết: “Đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 140)

- Đây là chi tiết thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:

+ Bé Xi-mông muốn chết đuối vì “Chúng nó đánh cháu... vì... cháu cháu... không có bố…không có bố”. Sự xuất hiện cùa bác Phi-líp đã đưa em trở về với cuộc sống.

+ Sự khát khao được có một ông bố của bé Xi-mông thành hiện thực.

+ Sự đau đớn và hổ thẹn của chị Blăng-sốt trước khát khao của đứa con trai bé nhỏ.

+ Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp.

+ Bác Phi-líp là người đàn ông mạnh mẽ, giàu tình yêu thương, đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (4 điểm)

a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

b. Em học được ở nhân vật Rô-bin-xơn đức tính gì?

Câu 2: 6 điểm)

Có người nhận xét nhân vật Nhĩ trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu là “nhân vật tư tưởng”, theo em đúng hay sai? Vì sao?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (4 điểm)

a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

- Nhà văn Đi-phô:

+ Đe-ni-ơn Đi-phô (1660-1731) là nhà văn nổi tiếng người Anh. Ông từng trải qua nhiều nghề khác nhau, viết hàng trăm tác phẩm phê phán xã hội, đề xuất nhiều dự án cải cách tiến bộ như mở trường học cho phụ nữ, mở ngân hàng...

+ Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Rô-bin-xơn Cru-xô (1710).

- Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang:

+ Nội dung: Kể lại cảnh ngộ của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình ở đảo hoang. Qua lời tự truyện của Rô-bin-xơn, người đọc nhận thấy cuộc sống vô cùng cực khổ và tinh thần lạc quan, yêu đời, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của chàng.

+ Nghệ thuật: Viết theo hình thức tự truyện. Giọng kể hài hước, hóm hỉnh và rất tự nhiên.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng đạt 0,5 đỉểm.

Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết vào năm nào?

A. 1975                       

B. 1976

C. 1977                      

D. 1978

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước những dòng thơ là hình ảnh thực?

A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

B. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.          

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.

D. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Câu 3: Tâm trạng của Hữu Thỉnh trong bài thơ Sang thu là gì?

A. Ngỡ ngàng, bâng khuâng.

B. Bất ngờ.

C. Rạo rực, say sưa.

D. Cả ba ý trên.

Câu 4: Những tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là gì?

A. Hương ổi, gió se.

B. Hương bưởi.

C. Hương cốm.

D. Cả ba ý trên.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (5 điểm)

Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác.

Câu 2: (5 điểm)

Trong bài thơ Nói với con của Y Phương, ngườỉ cha đã nói với con những đức tính gì của “Người đồng mình”?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (5 điểm)

1. Chép đúng khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

2. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác:

- “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”: cách nói giảm, nói tránh nhằm giảm bớt đi sự mất mát quá lớn của dân tộc. Có cảm giác như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ ngơi sau những giờ làm việc miệt mài. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho người đọc nghĩ đến tâm hồn cao đẹp và những vần thơ đầy trăng của Người.

- Hình ảnh ẩn dụ “Trời xanh” tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Người. “Mãi mãi”: Lí trí tin rằng Bác vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, mãi bất tử, là “mãi mãi như trời xanh” nhưng trái tim không thể không nhói đau, xót xa vì sự ra đi của Bác. Chữ “nhói” diễn tả được chiều sâu của nỗi đau khôn cùng trong trái tim nhà thơ. Điều đó chứng tỏ Bác vừa thiêng liêng, vĩ đại nhưng cũng rất gần gũi thân thiết đối với nhà thơ nói riêng và người Việt Nam nói chung.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I.   PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,5 đỉểm.

Câu 1: Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là:

A. Phạm Ngọc Hoan

B. Phạm Bá Ngoãn

C. Phan Thanh Viễn

D. Phạm Trí Viễn

Câu 2: Nhà thơ Thanh Hải viết:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Mùa xuân nho nhỏ)

Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ:

A. Thính giác đến thị giác.

B. Thị giác đến xúc giác.

C. Thính giác, thị giác đến xúc giác.

D. Ba câu trên đều sai.

Câu 3: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?

A. Đây là mùa xuân bình thường trong cuộc đời của tác giả.

B. Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.

C. Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình là cho đất nước ngày càng giàu đẹp.

D. Đây là một trong bốn mùa đẹp nhất của tác giả.

Câu 4: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

A. Hình ảnh cành hoa.

B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.

C. Hình ảnh con chim.

D. Hình ảnh nốt nhạc trầm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thái Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?