Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Giàu có đáp án

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN GIÀU

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 9

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái 

A. Lỏng và khí.                B. Rắn và lỏng.            

C. Rắn và khí.                 D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa các chất hữu cơ? 

A. CH4, C2H6, CO2.          B. C6H6, CH4, C2H5OH.        

C. CH4, C2H2, CO.         D. C2H2, C2H6O, CaCO3.

Câu 3: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là 

A. IV, II, II.                 B. IV, III, I.                 

C. II, IV, I.                  D. IV, II, I.

Câu 4: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là 

A. Mạch vòng.                                                           

B. Mạch thẳng, mạch nhánh.

C. Mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.                  

D. Mạch nhánh.

Câu 5: Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là 

A. CH4.          B. C2H6.         C. C3H8.           D. C2H4.

Câu 6: Tính chất vật lí cơ bản của metan là 

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.                  

B. Chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.

C. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

D. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. 

Câu 7: Phản ứng đặc trưng của metan là 

A. Phản ứng cộng.                     B. Phản ứng thế.    

 C. Phản ứng trùng hợp.             D. Phản ứng cháy

Câu 8: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có 

A. Một liên kết đơn.                   B. Một liên kết đôi.             

C. Hai liên kết đôi.                     D. Một liên kết ba.

Câu 9: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây? 

A. Phản ứng cháy với khí oxi.                    

B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng cộng với dung dịch brom.      

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 10: Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có đặc điểm 

A. Một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

B. Hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

C. Hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

D. Ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 11: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 16,0 gam.       B. 20,0 gam.         C. 26,0 gam.         D. 32,0 gam.

Câu 12: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4?

A. Dung dịch brom.                    B. Dung dịch phenolphtalein.             

C. Qùy tím.                              D. Dung dịch bari clorua.

Câu 13: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:

CH4 + O2 → CO2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng trong phương trình hoá học là (biết hệ số cân bằng là các số nguyên tối giản)

A. 5.                    B. 6.            C. 7.             D. 8.

Câu 13: 

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

Tổng hệ số cân bằng: 1 + 2 + 1 + 2 = 6.

Câu 14: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là 

A. metan.            B. benzen.         C. etilen.           D. axetilen.

Câu 15: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có 

A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.                        

B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.

C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.                          

D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.

Câu 16: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? 

A. C2H6, C4H10, C2H4.                B. CH4, C2H2, C3H7Cl.  

C. C2H4, CH4, C2H5Cl.              D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 17: Phương trình hóa học điều chế nước Gia - ven là 

A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO                         

B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl

C. Cl2 + H2O → HCl + HClO                                 

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 18: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu? 

A. CO.                   B. CO2.                  C. SO2.                   D. NO.

Câu 19: Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là 

A. 160 gam.                               B. 1600 gam.            

C. 320 gam.                               D. 3200 gam.

Câu 20: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

A. metan.                                   B. etilen.           

C. axetilen.                                 D. etan.

Câu 21: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là 

A. 2 : 1.                                     B. 1 : 2.             

C. 1 : 3.                                      D. 1 : 1.

Câu 22: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là 

A. C2H2.                                     B. C2H4.

C. C2H6.                                     D. CH4.

Câu 23: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi? 

A. Axetilen.                               B. Propan.

C. Benzen.                                 D. Xiclohexan.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1.  Clo tác dụng với natri hiđroxit 

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước giaven.

C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo muối natri hipoclorit và nước.

Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm các chất khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường:

A. H2, Cl2.

B. CO2, Cl2.

C. CO, CO2.

D. Cl2, CO.

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Câu trả lời nào sau đây đúng?

A. X thuộc chu kỳ 1, nhóm III, là một kim loại.

B. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một phi kim.

C. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một khí hiếm.

D. X thuộc chu kì 3, nhóm I, là một kim loại.

Câu 4. Dãy chất gồm toàn hợp chất hữu cơ là:

A. CH4, C2H4, CaCO3, C2H6O

B. C2H2, CH3Cl, C2H6O, CH3COOH.

C. CO2, CH4, C2H5Cl, C2H6O

D. CaO, CH3Cl, CH3COOH, CO2.

Câu 5. Biết 0,01 lít hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. X là: 

A. CH4.

B. C2H4

C. C2H2

D. C6H6.

Câu 6. Phản ứng đặc trưng của các chất chứa liên kết đôi, liên kết ba là

A. Phản ứng thế với clo.

B. Phản ứng thế với brom.

C. Phản ứng trùng hợp.

D. Phản ứng cộng với brom.

Câu 7. Tính chất vật lí chung của metan, etilen, axetilen là

A. Chất khí, không màu, mùi hắc, nhẹ hơn không khí;

B. Chất khí, không màu, tan trong nước, nặng hơn không khí;

C. Chất khí, nặng hơn không khí;

D. Chất khí, không màu, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Câu 8. Một hợp chất hiđrocacbon có chứa 85,7% C và 14,3% H theo khối lượng. 

Công thức nào sau đây là phù hợp với hiđrocacbon đó?

A. CH4

B. C2H4

C. C6H6

D. C2H2

Câu 9. Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là 

A. khí nitơ và hơi nước.                                        B. khí cacbonic và khí  hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.                                    D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 10. Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với 

A. H2O, HCl.                B. Cl2, O2.                C. HCl, Cl2.                       D. O2, CO2

Câu 11. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:

A. Cl, Si, S, P.

B. Cl, Si, P, S.

C. Si, S, P, Cl.

D. Si, P, S, Cl.

Câu 12. Hiđrocacbon nào sau đây phản ứng cộng với dd brom?

A.CH3CH2CH3.              

B.CH3CH3.              

C.C2H4                     

D.CH4.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 1,17g hợp chất hữu cơ A thu được 2,016 lít CO2 đktc và 0,81g H2O. Biết rằng số mol của A bằng số mol của 0,336 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử A là

A.CH4.                     

B.C2H4.                   

C.C2H6O.                 

D.C6H6.

Câu 14. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8g brom trong dung dịch là 

A. 14 gam             

B. 0,7 gam                     

C . 7 gam               

D. 1,4 gam.

Câu 15. Dẫn 1,3 gam khí axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư. Khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là: 

A. 34,6 gam               

B. 17,3 gam                   

C. 4,325 gam                          

D. 8,65 gam

Câu 16. Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi nhỏ cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết.

Câu 17. Trong các công thức hoá học sau, công thức hoá học của chất hữu cơ là

A. CO2.          

B. Na2CO3.            

C. CO.          

D. CH3Cl.

Câu 18. Đốt cháy 32g khí metan, thể tích CO2 sinh ra (ở đktc) là

A. 11,2 lít.            

B. 22,4 lít.            

C. 33,6 lít.            

D. 44,8 lít.

Câu 19. Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu.

C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu.

D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.

Câu 20. Cho 11,2 lít etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là: 

A. 40%                         

B.50%                                 

C.45%                                     

D.55% 


---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 3

Mỗi câu 1 điểm (giải thích sự lựa chọn ở các câu 3, 7, 10)

Câu 1: Rượu etylic tan vô hạn trong nước, trong khi benzen không tan trong nước là do

A.rượu etylic có khối lượng phân tử bé hơn benzen.

B.trong phân tử rượu etylic có nhóm – OH.

C.benzen có mạch vòng.

D.trong phân tử rượu etylic có nhóm – COOH.

Câu 2: Sản phẩm phản ứng khi nung chất béo với dung dịch NaOH là:

A.glixerol và hỗn hợp các muối natri của axir béo.

B.xà phòng và rượu etylic.

C.axit axetic và rượu etylic.

D.glixerol và natri axetat.

Câu 3: CH3COOH tác dụng được với các chất trong dãy:

A.Na2CO3, NaOH, Cu(OH)2, Fe.

B.NaHCO3, CuO, Cu, Zn.

C.NaHCO3, FeSO4, CuO, Zn.

D.AgNO3, CuO, Ag, Zn.

Câu 4: Khối lượng MgO cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 39 gam CH3COOH là (cho Mg = 24, C = 12, O = 16, H = 1)

A.10 gam                                B.13 gam

C.14 gam                                 D.15 gam

Câu 5: Trộn 10ml rượu etylic 100 với V ml rượu etylic 160, thu được rượu etylic 130. Giá trị của V bằng

A.20ml                                    B.30ml

C.40ml                                     D.10ml

Câu 6: Trong phản ứng: X + Na2CO3 → Y + NaHCO3. Các chất hữu cơ X, Y tương ứng là:

A.C2H5OH, C2H5ONa

B.CH3COOH, CH3COONa

C.CH3COOH, C2H5ONa.

D.C2H5OH, CH3COONa.

Câu 7: Người ta có thể tách rượu etylic ra khỏi hỗn hợp với etyl axetat bằng cách dùng

A.nước và phễu chiết.

B.dung dịch NaOH

C.phương pháp chưng cất

D.natri

Câu 8: Một chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất là C3H6O2 có cấu tạo gần giống cấu tạo phân tử axit axetic. Số công thức cấu tạo có nhóm – COOH là

A.1                              B.2

C.3                              D.4

Câu 9: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch axit axetic sản phẩm của phản ứng là

A.(CH3COO)2Fe

B.(CH3COO)3Fe

C.(CH3COO)2Fe, H2

D.(CH3COO)2Fe, (CH3COO)3Fe.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 4

Mỗi câu 1 điểm (viết phương trình hóa học ở các câu: 1, 2, 3)

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: C2H4(+H2O,H2SO4) →X(+CH3COOH,H2SO4đặc,t0) →Y

X và Y lần lượt là:

A.CH3−CHO,CH3COO−C2H5

B.CH3−CH2OH,CH3−COO−C2H5

C.CH3−OH,CH3−COO−CH3

D.CH3−CHO,CH3−COO−C2H5

Câu 2: Sản phẩm phản ứng khi xà phòng hóa chất béo có dạng (C17H35COO)3C3H5 trong môi trường NaOH có tỉ lệ theo số mol của C3H5(OH)3 và C17H35COONa là

A.1:3                                       B.1:2

C.1:1                                       D.2:1

Câu 3: Đốt cháy một chất có công thức CnH2n+1COOH tỉ lệ số mol H2O và số mol CO2

A.bằng nhau                           

B.bé hơn 1

C.lớn hơn 1                            

D.lớn hơn 1 đơn vị

Câu 4: Tên các hợp chất sau: CH2OH – CHOH – CH2OH, CH3COOK, CH3 – COO – CH2 – CH3 lần lượt là:

A.glixerol, kali axetat, metyl axetat

B.glixerol, kali axetat, etyl axetat.

C.chất béo, kali axetat, etyl axetat.

D.glixerol, natri axetat, etyl axetat.

Câu 5: Khối lượng CH3 – CH2OH có trong 1 lít rượu etylic 120

(biết DC2H5OH=0,8g/ml) là (cho H =1, C = 12, O = 16)

A.46 gam                                B.120 gam

C.96 gam                                 D.80 gam

Câu 6: Một hỗn hợp gồm etanol, axit axetic khi tác dụng với Na (dư) các chất rắn thu được sau phản ứng là:

A.CH3−CH2ONa,CH3COONa

B.CH3−CH2OH,CH3COONa.

C.CH3−CH2ONa,CH3COOH

D.CH3−CH2ONa,CH3COONa,Na.

Câu 7: Thể tích không khí (đktc, trong không khí O2 chiếm 20% theo thể tích) cần để đốt cháy 4,6 gam C2H5OH là (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.22,4 lít                                 B.33,6 lít

C.44,8 lít                                 D.56 lít

Câu 8: Khi oxi hóa butan (C4H10) có chất xúc tác và nhiệt độ thích hợp người ta thu được

A.H – COOH                        

B.C2H5 – COOH

C.CH3 – COOH                     

D.C3H7 – COOH

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

ĐỀ SỐ 5

Mỗi câu 1 điểm (viết phương trình hóa học để giải thích sự lựa chọn ở các câu 2, 5, 7, 9)

Câu 1: Số công thức cấu tạo có thể có của các chất có cùng công thức phân tử C3H8O

A.3                                          B.1

C.3                                          D.4

Câu 2: Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy hết 3,2 gam CH4O là (cho H = 1, C = 12, O = 16)

A.3,36 lít                                 B.5,6 lít

C.4,48 lít                                 D.10,08 lít

Câu 3: Trong các chất sau: (1)CH2OH – CHO, (2) CH2OH – CH2OH, (3) CH3 – COOH. Chất có khả năng làm quỳ tím ướt hóa đỏ là:

A.(1), (2), (3)                           B.(1), (2)

C.(1), (3)                                 D.(3)

Câu 4: Cho natri vào dung dịch rượu etylic 500 có pha phenolphtalein.

Hiện tượng quan sát được là:

A.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu hồng.

B.Na chìm trong dung dịch, sủi bọt mạnh, dung dịch có màu hồng.

C.Na vo tròn, chạy trên bề mặt dung dịch, dung dịch có màu xanh.

D.Na cháy cho ngọn lửa màu vàng, dung dịch không màu.

Câu 5: Đốt a mol C2H5OH cần y mol O2, cũng đốt x mol CH3COOH cần z mol O2. Biểu thức liên hệ giữa y và z là:

A.y=z

B.y=2z

C.y=2/3z

D.y=3/2z

Câu 6: Lắc nhẹ một hỗn hợp gồm benzen, rượu etylic, quỳ tím, để yên một thời gian người ta thấy:

A.dung dịch đồng nhất, không màu

B.dung dịch phân lớp, lớp trên không màu, lớp dưới có màu đỏ.

C.dung dịch phân lớp, lớp trên có màu đỏ, lớp dưới không màu.

D.dung dịch đồng nhất, có màu tím.

Câu 7: Số sản phẩm tạo thành (không kể H2O) khi cho dung dịch axit axetic lần lượt tác dụng với: NaOH, CuO, NaHCO3, Ag, Mg là:

A.4                                          B.5

C.6                                          D.7

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 - Trường THCS Trần Văn Giàu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?