TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2 điểm)
Đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải là ngẫu nhiên không? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm)
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?
Câu 3: (5 điểm)
a. (2 điểm)
Thuật lại những trò chơi thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của em bé trong bài thơ Mây và sóng của R. Ta-go.
b. (3 điểm)
Phân tích ý nghĩa sâu xa của ba câu thơ sau:
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm...
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2 điểm)
Đại từ “tôi” chuyển sang “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không phải là ngẫu nhiên. Vì:
- Xưng “tôi” vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả, vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và đất nước.
- “Ta” vừa số ít, vừa số nhiều; vừa nói lên được nỗi niềm riêng cùa tác giả, vừa diễn đạt cái chung của mọi người. Đó là tâm sự, là ước vọng cửa tác giả nhưng cũng là của chung mọi người. Cách chuyển cách xưng hô thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
Câu 2: (3 điểm)
Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
- Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. (Khứu giác)
- Gió se, nhè nhẹ hơi lạnh và khô. (Xúc giác)
- Sương thu nhè nhẹ mỏng manh “chùng chình qua ngõ”. (Thị giác)
- Dòng sông trôi chậm rãi, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè, gợi sự bình yên.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dòng nào sau dây là định nghĩa đúng nhất về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
D. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.
Câu 2: Câu nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất.
B. Nó là một học sinh thông minh.
C. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
D. Người thông minh nhất chính là nó.
Câu 3: Từ: “Có lẽ” trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?
A. Thành phần trạng ngữ.
B. Thành phần khởi ngữ.
C. Thành phần biệt lập tình thái.
D. Thành phần biệt lập cảm thán.
Câu 4: Từ “hành động” trong câu: “Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì?
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
D. Số từ.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
Xác định thành phần tình thái, cảm thán và nói rõ chức năng của thành phần đó trong câu.
a. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
b. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn này ở làng lại đốn đến thế sao?
Câu 2: (2 điểm)
Đọc hai câu ca dao sau:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
a. Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó.
b. Hãy cho biết vì sao em hiểu được hàm ý đó?
Câu 3: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về: Việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3 điểm)
a. Chao ôi: Thành phần cảm thán biểu thị tình cảm tiếc nuối của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
b. Chả nhẽ: Thành phần tình thái biểu thị thái độ giả định, ước đoán của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Câu 2: (2 điểm)
a.
- Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.
- Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.
b. Hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (5 điểm)
Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn sau:
a. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển sách mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.
(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm)
b. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon như màu vàng của nắng mùa thu.
c. Tùy đấy, mày có tin nhà tao thì điểm chỉ vào, đem về cho chồng mày kí tên và xin chữ kí lí trưởng nhận thực tử tế rồi mang sang đây thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày không tin thì thôi. Đây tao không ép.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Câu 2: (5 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 dòng, chủ đề: Lòng biết ơn là bông hoa đẹp nhất trong tâm hồn con người. Trong đoạn văn có sử dụng: câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a. Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề: Các câu 2,3,4 được sắp xếp hợp lí, cùng hướng tới việc làm rõ chủ đề: “Vẻ đẹp của con chuồn chuồn”.
- Liên kết logic: Các câu trong văn bản được sắp xếp hợp lí.
b. Liên kết hình thức:
- Phép thế: Chú.
- Phép liên tưởng: Lưng - cánh - đầu - mắt - thân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
a. Mùa thu đến thường mang sắc vàng mơ phai của lá được tạo hoá dệt nên giữa muôn ngàn cây. Nhưng với Hữu Thỉnh lại là:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.
- Hương ổi của vườn quê phả vào trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn quê miền Bắc, mà có lẽ mỗi tuổi thơ của ta sẽ mang theo suốt đời. Nó gợi nhớ về quê hương quen thuộc.
- Nhà thơ dùng từ “phả” gợi, đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng khươm của lá, về hương ổi thơm lừng, tỏa ra từ những trái ổi chín trong những ngày cuối hạ đầu thu. Vì gió thu se lạnh nên hương ổi mới thơm nồng lên “phả” vào đất trời và hồn người. Hương ổi trong bài là một tứ thơ mới, đậm đà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
“Sương thu” nhỏ li ti được nhân hoá. Hai từ láy “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Thiên nhiên được cảm nhận từ vô hình “hương ổi, gió thu se lạnh” đến mờ ảo “sương chùng chình”. Nếu “bỗng nhận ra” biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán, một nét thu mơ hồ, vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Vần điệu và nhạc điệu của đoạn thơ đã khiến giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mang, gợi cảm; bộc lộ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến và bịn rịn của nhà thơ.
b. Không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu được mở rộng bởi chiều cao, độ rộng của bầu trời, ở chiều dài của dòng sông, ở cánh chim bay và đám mây trôi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 Trường THCS Ngô Sĩ Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !