TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2021
MÔN HÓA HỌC 9
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (3 điểm): Trình bày phương pháp tách hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic.
Câu 2 (3 điểm): Cho 0,1 mol CH3COOH tác dụng với 0,15 mol CH3CH2OH thu được 0,05 mol CH3COOC2H5. Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 3 (4 điểm): Phân tích 7,8 gam một hợp chất hữu cơ người ta thu được 13,44 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 5,4 gam nước.
a) Xác định công thức đơn giản nhất.
b) Tìm công thức phân tử biết rằng ở điều kiện tiêu chuẩn 1 lít hơi chất này cân được 3,482 gam.
(Cho H = 1, C = 12, O = 16)
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Tách hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic.
Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH (dư)
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Chưng cất để ngưng tụ hơi rượu. Bã rắn cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
Chưng cất để lấy axit axetic.
(Cách thức thực hiện 1 điểm, phương pháp 2 điểm)
Câu 2:
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O (H2SO4 đặc, t0)
Rượu etylic dư, nếu phản ứng hoàn toàn thì số mol este là 0,1 mol.
Hiệu suất phản ứng là: =0,050,1.100%=50%.=0,050,1.100%=50%.
Câu 3:
a) Công thức đơn giản nhất:
mC=13,44.1222,4=7,2gam
mH=5,49=0,6gam
mO=7,8−(7,2+0,6)=0
nC:nH=7,212:0,6=1:1
⇒ Công thức đơn giản nhất: CH
b) Công thức phân tử: M = 3,482.22,4 = 78
(CH)n ⇒ M = 13n = 78 ⇒⇒ n = 6. Ta có CTPT là: C6H6.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Metan có nhiều trong
A. nước ao. B. các mỏ (khí, dầu, than).
C. nước biển. D. khí quyển.
Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn?
A. Metan. B. Axetilen. C. Etilen. D. Etan.
Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều là hiđrocacbon:
A. C2H4, C3H8, C2H4O2, CH3Cl.
B. C3H8, C2H5O, CH3CH2COOH, CaCO3.
C. C2H6, C4H10, CH3NO2, C2H5Cl.
D. CH4, C4H10, C2H2, C2H6.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trùng hợp:
A. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
B. CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br
C. nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2-)n
D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lit khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn thu được lượng khí CO2 ở cùng điều kiện là:
A. 2,24 lit B. 0,672 lit C. 0,224 lit. D. 0,112 lit
Câu 6: Trong những chất sau, những chất nào đều là chất hữu cơ:
A. C2H6, C2H5OH, NaHCO3.
B. C3H8, C2H5O, Na2CO3.
C. C2H6 , C2H5OH, CaCO3.
D. C2H6 , C4H10, C2H5OH.
Câu 7: Chất có liên kết ba trong phân tử là:
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.
Câu 8: Cấu tạo phân tử axetilen gồm:
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
Câu 9: Chất dùng để kích thích cho quả mau chín là:
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 10: Khí metan phản ứng được với:
A. HCl, H2O. B. HCl, Cl2. C. Cl2, O2. D. O2, CO2.
Câu 11: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là
A. dung dịch brom.
B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric.
D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. C2H6O, C2H4O2, C6H12O6 . B. C2H4O2, Na2CO3, C2H4.
C. CH4, C2H2, C6H6. D. CO2, CH4, C2H4O2.
Câu 13: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là
A. CO, H2. B. Cl2, CO2.
C. CO, CO2. D. Cl2, CO.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 3
A – Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là
A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2.
C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 2: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ?
A. Canxi. B. Silic.
C. Cacbon. D. Magie.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là
A. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là kim loại mạnh.
B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
C. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim mạnh.
D. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 4: Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ?
A. CH4 B. C2H4
C. C2H2 D. C6H6
Câu 5: Hiđrocacbon X có thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7 %. X là
A. CH4. B. CH3Cl.
C. C2H4. D. C2H6.
Câu 6: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4; C6H6. B. C2H4; CH4.
C. CH4; C2H4. D. C2H4; C2H2.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ?
A. 300 lít. B. 280 lít.
C. 240 lít. D. 120 lít.
Câu 8: Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ?
A. C2H6 B. CH4
C. C2H4 D. C6H6
Câu 9: Trong các loại than dưới đây, loại than trẻ nhất có hàm lượng cacbon thấp nhất là
A. than gầy. B. than mỡ.
C. than non. D. than bùn.
Câu 10: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là
A. CH4. B. C2H4.
C. C3H8. D. C2H6.
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4 điểm): Cho các chất sau: K, C2H5OH, CH3COOH, CO2, FeO. Chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Hãy viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện).
Câu 2 (3 điểm): Lấy 10 gam hỗn hợp axit axetic và rượu etylic tác dụng với lượng vừa đủ CaCO3 sinh ra 2,24 lít CO2 đktc).
Câu 3 (3 điểm): Đem 100ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với 6,9 gam CH3CH2OH thu được 6,6 gam CH3COOC2H5. Tính hiệu suất phản ứng.
(Cho H = 1, C = 12, O = 16)
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐỀ SỐ 5
Mỗi câu 1 điểm (các câu 4, 6, 7, 8 yêu cầu có lời giải ngắn gọn)
Câu 1: Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H6O là
A.4 B.5
C.6 D.7
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản giữa CH3COOH và C2H5OH là:
A.CH3COOH không tan trong nước còn C2H5OH tan được trong nước.
B.CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.
C.CH3COOH không tạo este còn C2H5OH thì có.
D.CH3COOH không tác dụng với Na còn C2H5OH thì có.
Câu 3: Sản phẩm phản ứng khi đun nóng dung dịch CH3COOC2H5 với NaOH (vừa đủ) bao gồm
A.CH3 – COONa, C2H5OH.
B.H – COONa, C3H7OH.
C.C2H5 – COONa, CH3OH.
D.C3H7 – COONa, C2H5OH.
Câu 4: Trộn 10ml rượu etylic 80 với 20ml rượu etylic 120 tạo ra dung dịch có độ rượu là:
A.200 B.100
C.9,330 D.10,660
Câu 5: Để nhận ra trong rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng
A.natri
B.CuSO4 khan.
C.H2SO4 đặc
D.phương pháp đốt cháy.
Câu 6: Một hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH có khối lượng 10,6 gam, khi tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng CH3COOH trong hỗn hợp đầu là (Cho H = 1, C = 12, O = 16)
A.3,6 gam B.4,6 gam
C.6,0 gam D.0,6 gam
Câu 7: Một loại giấm chứa CH3COOH với nồng độ 6%, khối lượng NaHCO3 cần để tác dụng hết với 100gam dung dịch đó là: (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A.8,4 gam B.10,6 gam
C.16,8 gam D.21,2 gam
Câu 8: Thể tích khí CO2(đktc) thoát ra khi cho 1,0 gam CaCO3 vào 80ml dung dịch CH3COOH 0,5M sẽ là (Cho C = 12, O = 16, Ca = 40)
A.224ml B.448ml
C.336ml D.67,2ml
---Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Phan Đăng Lưu có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án
Chúc các em học tốt!