BỘ 40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG OXI - LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TAM GIANG
Câu 1: Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?
A. Dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. B. PbS (đen). C. Ag. D. đốt cháy cacbon.
Câu 2: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?
A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6. C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6.
Câu 3: O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là
A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.
Câu 4: Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là
A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.
Câu 5: SO2 bị lẫn tạp chất SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất?
A. cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom. B. sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.
C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư. D. sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.
Câu 6: CO2 bị lẫn tạp chất SO2, dùng cách nào dưới đây để thu được CO2 nguyên chất?
A. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước muối dư. B. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư.
C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch thuốc tím. D. trộn hỗn hợp khí với khí H2S.
Câu 7: H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?
A. O2. B. SO2. C. FeCl3. D. CuCl2.
Câu 8: H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?
A. Fe, Zn. B. Fe, Al. C. Al, Zn. D. Al, Mg.
Câu 9: Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào
A. H2O. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc để tạo oleum. D. H2O2.
Câu 10: Cần hoà tan bao nhiêu lit SO3 (đkc) vào 600 gam H2O để thu được dung dịch H2SO4 49%?
A. 56 lit. B. 89,6 lit. C. 112 lit. D. 168 lit.
Câu 11: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O (màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Giá trị của x là
A. 1. B. 2. C. 5. D. 10.
Câu 12: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?
A. CO2, NH3, H2, N2. B. NH3, H2, N2, O2. C. CO2, N2, SO2, O2. D. CO2, H2S, N2, O2.
Câu 13: Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch CuCl2. B. khí Cl2. C. dung dịch KOH. D. dung dịch FeCl2.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?
A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.
Câu 15: H2O2 thể hiện là chất oxi hoá trong phản ứng với chất nào dưới đây?
A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch H2SO3. C. MnO2. D. O3.
Câu 16: Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng
A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml.
Câu 17: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4. 2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O.
Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là:
A. 5 và 3. B. 5 và 2. C. 2 và 5. D. 3 và 5.
Câu 19: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?
A. SO2 và SO3. B. HCl hoặc Cl2. C. H2 hoặc hơi nứơc. D. ozon hoặc hiđrosunfua.
Câu 20: Từ đồng kim loại người ta có thể điều chế CuSO4 theo các cách sau:
(1). Cu → CuO → CuSO4 + H2O;
(2). Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O
(3). Cu + H2SO4 + ½ O2( kk) → CuSO4 + H2O.
Phương pháp nào tốt nhất, tiết kiệm axit và năng lượng?
A. cách 1. B. cách 2. C. cách 3. D. cả 3 cách như nhau.
Câu 21: Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS2, NaHSO4, (NH4)2S2O8, Na2SO3 lần lựơt là:
A. -4, -2, +6, +7, +4. B. -4, -1, +6, +7, +4. C. -2, -1, +6, +6, +4. D. -2, -1, +6, +7, +4.
Câu 22: Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 23: Dẫn 2,24 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Như vậy % thể tích của O3 trong X là
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. không xác định chính xác.
Câu 24: Hạt vi mô nào sau đây có cấu hình electron giống Ar ( Z=18)?
A. O2-. B. S. C. Te. D. S2-.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam một muối vô cơ thấy thoát ra 6,72 lit O2 (đkc). Phần chất rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo. Công thức của muối đem nhiệt phân là
A. KClO. B. KClO2. C. KClO3. D. KClO4.
Câu 26: Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.
B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lit khí (đkc), kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 28: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch nước clo. B. SO2 + dung dịch BaCl2.
C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaOH.
Câu 29: Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch H2SO498% (d = 1,84 gam/ml)?
A. 120 lit. B. 114,5 lit. C. 108,7 lit. D. 184 lit.
Câu 30: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp cùng số mol Cu và Al thu được 13,1 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 7,4 gam. B. 8,7 gam. C. 9,1 gam. D. 10 gam.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn một miếng kim loại R(có hóa trị n) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được muối sunfat của R và 2,24 lit SO2 (đkc). Số mol electron mà R đã cho là
A. 0,2 mol electron. B. 0,4 mol electron. C. 0,1n mol electron. D. 0,2n mol electron.
Câu 32: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần phải dùng 500 ml dung dịch Na2SO4 với nồng độ bao nhiêu?
A. 0,1M. B. 0,4M. C. 1,4M. D. 0,2M.
Câu 33: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đkc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. Na2SO3, NaOH, H2O. B. NaHSO3, H2O. C. Na2SO3, H2O. D. Na2SO3, NaHSO3, H2O.
Câu 34: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit hỗn hợp khí ở điều kiện chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 9. Thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu lần lượt là:
A. 40% và 60%. B. 50% và 50%. C. 35% và 65%. D. 45% và 55%.
Câu 35: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều . B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
Câu 36: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?
A. dung dịch nước brom. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch Ca(OH)2.
Câu 37: Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là:
A. CO2 và SO2. B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2.
Câu 38: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 39: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 à 2Fe2O3 + 8SO2 B. S + O2 à SO2
C. 2H2S + 3O2 à 2SO2 + 2H2O D. Na2SO3 + H2SO4 à Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 40: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí SO2 (đkc) là:
A. 250 ml B. 500 ml C. 125 ml D. 175 ml
ĐÁP ÁN ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020
1A | 2A | 3B | 4D | 5C | 6C | 7D | 8B | 9C | 10C |
11C | 12C | 13D | 14C | 15B | 16D | 17C | 18C | 19D | 20C |
21C | 22D | 23A | 24D | 25C | 26C | 27D | 28B | 29C | 30C |
31A | 32B | 33A | 34B | 35B | 36A | 37A | 38A |
|
|
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Tam Giang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề kiểm tra oxi lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020
- Các dạng bài tập ôn tập về oxi - lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2019-2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!