Đề cương ôn tập chương Halgen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT DL Trần Hưng Đạo

TRƯỜNG THPT DL TRẦN HƯNG ĐẠO

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG HALOGEN

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM 2019-2020

 

A. Lý thuyết

1. Kết luận nào sau đây là không đúng đối với các halogen ? Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, từ F đến I

A. tính phi kim giảm dần.                                            B. độ âm điện giảm dần.

C. năng lượng ion hóa tăng dần.                                D. tính oxi hóa của các đơn chất giảm dần.

2. Dựa vào tính chất vật lí của HCl, chọn câu trả lời đúng trong các­­­ câu sau :

A. Để thu khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp đẩy nước

B. Khi HCl tan nhiều trong nước vì tạo được liên kết hiđro với H2O.

C. Dung dịch HCl đậm đặc và dung dịch HCl loãng đều “bốc khói” trong không khí ẩm.

D. ở 20oC, hòa tan HCl vào nước có thể thu được dung dịch HCl nồng độ gần 100% ở nhiệt độ và áp suất thường đó HCl tan nhiều trong nước.

3. Nhóm chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl

A. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3                        B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3

C. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2SO3                   D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3

4. Phản ứng của dung dịch HCl với chất nào trong các chất sau là phản ứng oxi hóa - khử  :

A. CuO                                   B. CaO                                    C. Fe                           D. Na2CO3

5. HCl thể hiện tính khử trong bao nhiêu phản ứng trong số các phản ứng sau :

(1) 4HCl + MnO2 →  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(2) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

(3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

(4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Chọn phương án đúng trong các phương án sau :

6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào được dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm :

A. BaCl2 + H2SO4 →  BaSO4 + 2HCl                        B. NaCl(r) + H2SO4 đđ → NaHSO4 + HCl

C. H2 + Cl2 →   2HCl                                                  D. 2H2O + 2Cl2 →  4HCl + O2

7. Trong những ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải của nướcGia-ven :

A. Tẩy uế nhà vệ sinh                                                 B. Tẩy trắng vải sợi

C. Tiệt trùng nước                                                      D. Tiêu diệt vi khuẩn cúm gà H5N1

8. Kết luận nào sau đây không đúng với flo :

A. F2 là khí có màu lục nhạt, rất độc.

B. F2 có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim.

C. F2 oxi hóa được tất cả các kim loại.

D. F2 cháy trong hơi H2O tạo HF và O2.

9. Để điều chế F2, người ta dùng cách :

A. Cho dung dịch HF tác dụng với MnO2 đun nóng.

B. Điện phân nóng chảy hỗn hợp HF, KF với anôt bằng thép hoặc Cu.

C. Oxi hóa khí HF bằng O2 không khí.

D. Đun CaF2 với H2SO4 đậm đặc nóng.

10. Tính chất nào sau đây là tính chất đặc biệt của dung dịch HF. Giải thích bằng phản ứng.

A. Là axit yếu                                                             B. Có tính oxi hóa

C. Ăn mòn các đồ vật bằng thuỷ tinh.                        D. Có tính khử yếu.

11. Không được dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF :

A. Bằng thuỷ tinh.                  B. Bằng nhựa.                         C. Bằng sứ                  D. Bằng sành

12. Trong phản ứng nào sau đây, Br2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa :

A. H2 + Br2 →  2HBr                                                B. 2Al + 3Br2 →  2AlBr3

C. Br2 + H2O → HBr + HBrO                                   D. Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4

13. Tính chất vật lí đặc biệt của I2 cần được lưu ý là

A. Iot ít tan trong nước.

B. Iot tan nhiều trong ancol etylic tạo thành cồn iot dùng để sát trùng.

C. Khi đun nóng iot thăng hoa tạo thành hơi iot màu tím.

D. Iot là phi kim nhưng ở thể rắn.

14. Kết luận nào sau đây không đúng đối với tính chất hóa học của iot :

A. Iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.  

B. Tính oxi hóa của I2 > Br2.

C. Tính khử của I2 > Br2.                                          

D. I2 chỉ oxi hóa được H2 ở nhiệt độ cao tạo ra khí HI.

15. Các nguyên tố nhóm Halogen có tính chất hoá học cơ bản là:

A. Tính khử                                                   

B. Tính ôxi hoá          

C. Vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử                   

D. Tác dụng với tất cả kim loại

16. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe                           B. Al                           C. Cu                           D. Ag

17. Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục.

A. Khí F2                     B. Hơi Br2                  C. Khí Cl2                   D. Hơi I2                    

18. Trong các khí sau: N2, O2, Cl2, CO2, H2 chất thường dùng để diệt khuẩn và tẩy màu là:

A. N2                          B. Cl2 và H2                           C. Cl2                          D. O2                         

19. Hỗn hợp H2 và Cl2 nổ mạnh nhất trong điều kiện.

A. Trong bóng tối                                                       B. Để trong bóng râm

C. Chiếu ánh sáng tỉ lệ mol 1 : 2                                D. Chiếu ánh sáng tỉ lệ mol 1 : 1

20. Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, CO2, H2. Sục từ từ qua dung dịch NaOH dư thì thu được hỗn hợp khí có thành phần:

A. N2, Cl2, H2             B. Cl2, H2, SO2                               C. N2, CO2, Cl2, H2              D. N2, H2

21. Nguyên tắc chung để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:

A. Dùng chất giàu Clo để nhiệt phân ra Cl2.                                     

B. Dùng Flo đẩy Clo ra khỏi dung dịch muối của nó.

C. Cho HCl đặc tác dụng với các chất ôxi hoá mạnh.                                   

D.  Điện phân các muối clorua.

22. Khi điều chế Clo trong PTN (từ HClđ và KMnO4 hoặc MnO2) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H2O để loại bỏ HCl dư và hơi H2O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua các bình đựng.

A. Dung dịch K2CO3                                                    B. Bột đá CaCO3                   

C. Dung dịch NaOH sau đó qua H2SO4 đặc               D. Dung dịch KOH đặc

23. Nước Javen được điều chế bằng cách:

A. Cho Clo tác dụng với nước                                               

B. Cho Clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

C. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH                       

D. Cho Clo vào dung dịch NaOH rồi đun nóng

24. Hỗn hợp khí nào tồn tại trong mọi điều kiện trong số các hỗn hợp sau:

A. H2, Cl2                                B. O2, H2                     C. H2, N2                     D. O2, Cl2

25.Thuốc thử duy nhất để nhận biết axit HCl, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 là:

A. Zn                                      B. quỳ tím                   C. NaHCO3                D. Dung dịch Ba(HCO3)2        

26. Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:

A. Dung dịch Ba(OH)2                                               B. Dung dịch Cu(NO3)2           

C. Dung dịch AgNO3                                                 D. Dung dịch Ba(NO3)2

27. Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37%, trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra.

A.  HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.                      

B.  HCl bay hơi.

C.  HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl.                  

D.  Hơi nước trong axit bay ra.

28. Axit HCl có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây?

A. Cu,  CuO,  Ca(OH)2,  AgNO3.                             

B.  Fe3O4, CuO,  CaO,  NaOH,  CaCO3.

C.  Zn,  Na2SO4, Ba(OH)2, quỳ tím.                         

D.  MnO2, Cu,  BaSO4, quỳ tím.

29. Đầu que diêm được làm bằng hỗn hợp bột S, P, C, KClO3 vai trò của KClO3 là:

A. Làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vỏ bao diêm.                 

B. Làm chất độn.

C. Là chất cung cấp ôxi để đốt cháy C, S, P.                                     

D. Là chất kết dính.

30. Nguyên tắc điều chế Flo là:

A. Cho dung dịch HF tác dụng với các chất ôxi hoá mạnh.  

B. Điện phân hỗn hợp KF và HF nóng chảy.

C.  Nhiệt phân các hợp chất chứa Flo.                                               

D. Cho muối F tác dụng với chất ôxi hoá.

31. Có 4 dung dịch để riêng biệt là KOH, H2SO4, NaCl, BaCl2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên:

A. Quỳ tím.                             B. Dung dịch Na2CO3.           C. Dung dịch HCl.                  D. Fe.

32. Nguyên tắc điều chế Clo trong phòng thí nghiệm là:

A. Dùng chất giàu Clo để nhiệt phân ra Cl2

B. Điện phân các muối Clorua.

C. Ôxi hoá axit clohiđric đặc bằng các chất ôxi hoá mạnh.

D. Dùng Flo để đẩy Clorua khỏi dung dịch muối của nó.

33. Phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

A. Tổng hợp trực tiếp từ Cl2 và H2.                           

B. Đốt H2 cháy trong bình Clo.

C. Dùng H2SO4 đậm đặc tác dụng với NaCl tinh thể.           

D. Clo tác dụng với H2O.

34. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (halogen) là:

A. ns2np4                                 B. ns2np5                            C. ns2np3                                              D. ns2np6

35. Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi biến đổi theo quy luật:

A. tăng                        B. không thay đổi        C. giảm                                D. vừa tăng vừa giảm.

36. Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hoá chất nào:

A. dd NaOH loãng.     B. dd Ca(OH)2                C. dd NH3 loãng         D. dd NaCl.

37. Axit clohiđric có thể tham gia phản ứng oxi hoá- khử với vai trò:

A. là chất khử             B. là chất oxi hoá        C. là môi trường                     D. Vừa oxh vừa khử

38. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm từ các hoá chất đầu sau:

A. Thuỷ phân muối AlCl3                                           B. Tổng hợp từ H2 và Cl2

C. Clo tác dụng với nước                                            D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc

39. Chọn câu đúng trong số các câu sau đây. Phản ứng hóa học giữa hiđro và clo xảy ra ở điều kiện:

A. trong bóng tối, nhiệt độ thường.                             B. có chiếu sáng.

C. nhiệt độ thấp.                                                         D. trong bóng tối.

40. Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, nóng đỏ vào lọ thủy tinh đựng đầy khí clo, đáy lọ chứa một lớp nước mỏng?

A. Dây đồng không cháy.                              

B. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu.

C. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ thủy tinh có màu xanh nhạt.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

....

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập chương Halgen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT DL Trần Hưng Đạo, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?