Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Chí Quốc

TRƯỜNG THPT NGÔ CHÍ QUỐC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 5,3g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong H2O được 3,36 lít khí H2 (đktc) Hai kim loại đó là: 

A. Na, K.                                

B. K, Rb

C. Li, Na.                                

D. Rb, Cs.

Câu 2:  Nguyên tố X nằm chu kì 3, nhóm VIA. X thuộc loại nguyên tố nào sau đây:

A. s                                          

B.  p

 C. f                                         

D. d

Câu 3:  Một nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối X là    

A. 38.                                 

B. 52

C. 40.                                 

D. 27.

Câu 4: M là nguyên tố p, nguyên tử nguyên tố M có 7 electron hóa trị. M là:

A. Cl (Z=17)                       

B. Mn (Z=25)

C. Cr (Z=24)                       

D. Fe (Z=26)

Câu 5: Ion R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là?

A. Chu kì 4, nhóm IIA.         

B. Chu kì 4, nhóm IA.                       

C. Chu kì 3, nhóm VIA.

D. Chu kì 3, nhóm VIIIA.

Câu 6: Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại.

B. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố phi kim.

C. X và Y đều là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

D. X là nguyên tử của nguyên tố phi kim còn Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại.

Câu 7: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 11Na, 8O, 9F được xếp theo thứ tự tăng dần trừ trái sang phải là

A. F, O, Li, Na.                      

B. F, Na, O, Li.

C. F, Li, O, Na.                      

D. Li, Na, O, F.

Câu 8: Nguyên tử X có 20 proton và nguyên tử Y có 17 electron. Công thức phân tử và bản chất liên kết của hợp chất hình thành giữa X và Y có thể là

A. X2Y với liên kết cộng hóa trị.

B. XY2 với liên kết ion.

C. XY với liên kết ion.

D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị.

Câu 9: Một cation Mn+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Hỏi lớp ngoài cùng của nguyên tử M có cấu hình electron nào sau đây

A. 3s1.            

B. 3s2.

C. 3s23p1.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 10: Phương trình hóa học nào sau đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2.        

B. Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4.

C. MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.

D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 11: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO+ S + H2O. Tổng hệ số cân bằng là:

A. 18.                                      

B. 16.

C. 20.                                      

D. 15

Câu 12: Số oxi hóa của S trong các chất Na2S, S, Na2SOvà K2SO3 lần lượt là:

A. -2, 0, +6, +4.                     

B. -2, +4, 0, +6.

C. -2, 0, +4, +6.                     

D. +4, -2, 0, +6.

B. Tự luận

Câu 1: (3,5 điểm) Cho X (Z = 12), Y (Z = 15) và T (Z = 17).

a) Viết cấu hình electron và nêu vị trí của X, Y, T trong bảng tuần hoàn ?

b) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y, T.

c) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần tính phi kim là giải thích?

Câu 2: (2,5 điểm) Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, trong hợp chất khí với hidro R chiếm 94,12% về khối lượng.

a) Xác định nguyên tố R, viết công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng.

b) Cho 13,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe hòa tan hết vào dung dịch H2RO4 15% (R là nguyên tố đã được tìm thấy ở phần trên), sau phản ứng thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y.

1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

2. Tính khối lượng dung dịch H2RO4 15% cần dùng biết lượng axit đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng?

3. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch Y.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

B

D

A

B

B

7

8

9

10

11

12

A

B

D

B

D

A

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho các phát biểu sau:

1.Các electron trên 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

2.Các electron trên cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

3.Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa hcoj là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

4.Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron.

Các phát biểu sai là

A.4.             

B.1, 2, 3. 

C.2, 3, 4.     

D.1, 3, 4.

Câu 2. Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân bón Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong tự nhiện, Bo có 2 đồng vị. Biết \({}_5^{10}B\) chiếm 18,8%. Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Số khối của đồng vị thứ 2 là

A.12.               

B.10.                              

C.9.                 

D.11.

Câu 3. Cho nguyên tử11X và 19Y. Đặc điểm chung của hai nguyên tử là

A.có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm.

B.có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.

C.có cùng số lớp electron.

D.có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

Câu 4. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là

A.8,1 gam.             

B.13,5 gam.                  

C.2,43 gam.           

D.1,35 gam.

Câu 5. Trong phản ứng hóa học sau: \(3{K_2}Mn{O_4} + 2{H_2}O \to 2KMn{O_4} + Mn{O_2} + 4KOH\)

Vai trò của K2MnO4 là?

A.chất oxi hóa.

B.vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

C.chất khử.

D.môi trường.

Câu 6. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67 % về khối lượng. M là

A.Mg.               

B.Fe.                            

C.Cu.               

D.Zn.

Câu 7. Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại của các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

A.Y > X > M > N.                 

B.M > N > Y > X.

C.M > N > X > Y.     

D.Y > X > N > M.

Câu 8. Phản ứng oxi hóa – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hang loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là phản ứng oxi hóa- khử. Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các quá trình xảy ra trong pin, acquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử. Hàng loạt quá trình sản xuất như  luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học... đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa – khử. Đặc điểm của phản ứng oxi hóa – khử là

A.có một nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

B.xảy ra đồng thời hai quá trình nhường  và nhận electron.

C.chất khử và chất oxi hóa là các chất riêng biết.

D.luôn có một chất đóng vai trò là môi trường.

Câu 9. Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tàng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?

A.KCl, HCl, Cl2.         

B.Cl2, KCl, HCl.

C.HCl, Cl2, KCl.     

D.Cl2, HCl, KCl.

Câu 10. Chọn phát biểu đúng về phản ứng oxi hóa khử?

A.Phản ứng hoa học trong đó có sự thay đổi proton.

B.Phản ứng chỉ có sự mất proton.

C.Phản ứng hóa học chỉ có sự nhận electron.

D.Phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

A

D

B

C

B

6

7

8

9

10

B

D

B

D

D

11

12

13

14

15

A

B

B

A

B

16

17

18

19

20

C

C

A

B

B

21

22

23

24

25

D

C

A

D

B

26

27

28

29

30

A

C

D

A

B

 

ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIA. Công thức và loại liên kết của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:

A. X5Y2, liên kết cộng hóa trị.           

B. X3Y2, liên kết ion.

C. X2Y3, liên kết ion. 

D. X2Y5, liên kết cộng hóa trị.

Câu 2: Công thức oxit bậc cao nhất của một nguyên tố là RO2. R thuộc nhóm

A. IVA.                       

B. VIB.   

C. VIA.                       

D. IIIA.

Câu 3: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 14), Y (Z =17). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tính phi kim: X > Y.

B. X, Y thuộc hai chu kì khác nhau trong bảng tuần hoàn.

C. Độ âm điện: X > Y.

D. Bán kính nguyên tử: X > Y.

Câu 4: Dãy nào sau đây chỉ gồm những phân tử không phân cực?

A. N2, CO2, Cl2, H2.               

B. N2, Cl2, H2, HF.  

C. N2, H2O, Cl2, O2.              

D. Cl2, HCl, N2, F2.

Câu 5: Trong anion X có tổng số hạt cơ bản là 53, số hạt mang điện chiếm 66,04%. Cấu hình electron của X là

A. 1s22s22p6.                          

B. 1s22s22p63s23p4.                 

C. 1s22s22p63s23p5.                

D. 1s22s22p63s23p6.

Câu 6: Số oxi hóa của C trong CO2, K2CO3, CO, CHlần lượt là

A. –4, + 4, +3, +4.                 

B. +4, +4, +2, +4. 

C. +4, +4, +2, –4.                  

D. +4, –4, +3, +4.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Nhóm IIIA là tập hợp những nguyên tố mà nguyên tử có 3e hóa trị.

(2) Trong phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3. Fe là chất bị khử.

(3) Tất cả các nguyên tố nhóm IA đều là kim loại điển hình.

(4) Trong 1 nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

(5) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm B có tối đa bằng 2.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.                            

B. 3.   

C. 5.                            

D. 4.

Câu 8: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. số nơtron và proton.          

B. số khối.      

C. số proton.                          

D. số nơtron.

Câu 9: Cho 1u = 1,66.10-27 kg. Nguyên tử khối của Neon là 20,179. Vậy khối lượng theo đơn vị kg của Neon là

A. 33,98.10-27kg.                    

B. 33,5.10-27kg.          

C. 183,6.10-31kg.                    

D. 32,29.10-19kg.

Câu 10: Ion Y2+ có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 4, nhóm IA.            

B. chu kì 3, nhóm IIA.           

C. chu kì 4, nhóm IIA.          

D. chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 11: Nguyên tố Y tạo hợp chất khí với hiđro có công thức YH3. Trong hợp chất oxit cao nhất Y chiếm 25,92% về khối lượng. Xác định Y?

A. N (M= 14).                        

B. P (M = 31).

C. S (M = 32).                        

D. O (M = 16).

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Các đồng vị có cùng điện tích hạt nhân. 

B. Các đồng vị có số electron khác nhau.

C. Các đồng vị có số khối khác nhau. 

D. Các đồng vị có số nơtron khác nhau.

Câu 13: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là

A. p < s < d.                            

B. s < p < d.

C. d < s < p.                            

D. s < d < p.

Câu 14: Trong tự nhiên Li có 2 đồng vị là 6Li và 7Li và có nguyên tử khối trung bình là 6,94. Phần trăm khối lượng  7Li trong LiNO3 là  (cho N = 14; O = 16)

A. 10, 067%.                           

B. 9,362%.

C. 9,463%.                              

D. 9,545%.

Câu 15: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị là là và , nguyên tử khối trung bình của brom là 79,986. Nếu nguyên tử khối mỗi đồng vị có giá trị bằng số khối thì tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị là

A. 49,3%.                                

B. 50,7%.

C. 46%.                                   

D. 54%.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

C

A

D

A

D

6

7

8

9

10

C

B

C

B

C

11

12

13

14

15

A

B

B

D

B

16

17

18

19

20

A

D

D

A

C

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Ngô Chí Quốc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?