TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN | KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2020 – 2021 MÔN: TOÁN 10 Thời gian: 60 phút |
I.PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Câu 1. Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt { - {x^2} + 4x} + 2 = 2x\) là tập nào dưới đây?
A. S = R
B. \(S = \emptyset \)
C. \(S = \left\{ {\dfrac{2}{5};2} \right\}\)
D. \(S = \left\{ 2 \right\}\)
Câu 2. Cho \(A = \left\{ {1,2,3,4,5,6} \right\},B = \left\{ { - 2,0,3,5,9} \right\}\). Tính \(A \cup B\).
A. \(\left\{ { - 2,0,1,2,3,4,5,6,9} \right\}\)
B. \(\left\{ { - 2,0,9} \right\}\)
C. \(\left\{ {3,5} \right\}\)
D. \(\left\{ {1,2,4,6} \right\}\)
Câu 3. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.
A. \(\sqrt 2 \) là một số chính phương
B. 2 là một số nguyên
C. Nếu một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó đều
D. 4 là một số chính phương.
Câu 4. Cho \(A = \left\{ {1,2,3,4,5,6} \right\},B = \left\{ { - 2,0,3,5,9} \right\}\). Tìm \(A \cap B.\)
A. \(\left\{ {3,5} \right\}\)
B. \(\left\{ {1,2,4,6} \right\}\)
C. \(\left\{ { - 2,0,9} \right\}\)
D. \(\left\{ { - 2,0,1,2,3,4,5,6,9} \right\}\)
Câu 5. Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = - \dfrac{{2x}}{3} + \dfrac{1}{2}\) có đồ thị là (d). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. (d) cắt trục hoành tại \(B\left( {0;\dfrac{1}{2}} \right)\)
B. Điểm thuộc đường thẳng (d).
C. Hàm số f đồng biến trên R
D. Hàm số f nghịch biến trên R
Câu 6. Tổng các bình phương 2 nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x - 8 = 0\) là?
A. 12
B. 20
C. -20
D. 17
Câu 7. Tìm m để hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {(m + 1)x - 4my = 2}\\ {x - 2y = 1} \end{array}} \right.\) vô số nghiệm.
A. \(m = \dfrac{1}{2}\)
B. m = 1
C. m = -1
D. \(m = \dfrac{3}{2}\)
Câu 8. Tìm m để phương trình \({x^2} - 6x + m - 2 = 0\) có hai nghiệm dương phân biệt.
A. \(2 \le m \le 11\)
B. \(2 < m < 11\)
C. \(2 < m < 6\)
D. \(0 < m < 11\)
Câu 9. Tìm tất cả các giá trị của tham số a để cặp số \((x;{\mkern 1mu} y) = (2{a^2};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 4a + 3)\) là một nghiệm của phương trình \(3x - 2y = 8\)?
A. a = -1
B. \(a = - 1,{\mkern 1mu} a = \dfrac{7}{3}\)
C. \(a = \dfrac{7}{3}\)
D. \(a = - 1,{\mkern 1mu} a = \dfrac{1}{3}\)
Câu 10. Nếu hai số u và v có tổng bằng -8 và tích bằng 15 thì chúng là nghiệm của phương trình nào?
A. \({x^2} - 8x - 15 = 0\)
B. \({x^2} - 8x + 15 = 0\)
C. \({x^2} + 8x - 15 = 0\)
D. \({x^2} + 8x + 15 = 0\)
Câu 11. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau.
A. \(\exists x \in Z:{x^2} - 4 = \)
B. \(\forall x \in Q:{x^2} - 4 \ne 0\)
C. \(\exists x \in N:x = \dfrac{1}{x}\)
D. \(\forall x \in Z:{x^2} - 7 \ne 0\)
Câu 12. Cho hàm số y = \({x^2} + 3x + 2\) có đồ thị (P) và đường thẳng (d): y = 2x + m + 1 với giá trị nào của m thì (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt nằm bên trái trục tung?
A. \(m \in \left[ {\dfrac{3}{4};1} \right]\)
B. \(m \in \left( { - \infty ;\dfrac{3}{4}} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)
C. \(m \in \left( { - \infty ;1} \right)\)
D. \(m \in \left( {\dfrac{3}{4};1} \right)\)
Câu 13. Tọa độ giao điểm của (d1): y = 3x và (d2):y = x – 3.
A. (2;6)
B. \(\left( {\dfrac{3}{2}; - \dfrac{9}{2}} \right)\)
C. \(\left( {-\dfrac{3}{2}; \dfrac{9}{2}} \right)\)
D. \(\left( {-\dfrac{3}{2}; - \dfrac{9}{2}} \right)\)
Câu 14. Hàm số nào là hàm số chẵn?
A. \(f\left( x \right) = \sqrt {3x + 1} \)
B. \(f\left( x \right) = \dfrac{{\left| {x - 1} \right| + \left| {x + 1} \right|}}{{{x^2}}}\)
C. \(f\left( x \right) = 2x - 5{x^3}\)
D. \(f\left( x \right) = \dfrac{{ - {x^2} + \left| x \right|}}{x}\)
Câu 15. Tìm m để phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 2 = 0\) có nghiệm.
A. m < 3
B. \(m \ge 3\)
C. \(m \le 3\)
D. m > 3
Câu 16. Cho \(A = \left\{ {\left. {n \in Z} \right|n = 2k,k \in Z} \right\};\) \({\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B = \left\{ {0;2;4;6;...} \right\}\). Khẳng định nào là đúng?
A. \(A\backslash B = A\)
B. A = B
C. \(A \cap B = B\)
D. \(A \cup B = B\)
Câu 17. Hàm số \(y=2{x^2} - x - 1\) có tọa độ đỉnh của đồ thị hàm số là điểm nào dưới đây?
A. \(I\left( {\dfrac{1}{2};\dfrac{{ - 9}}{4}} \right)\)
B. \(I\left( {\dfrac{1}{4};\dfrac{{ - 9}}{8}} \right)\)
C. \(I\left( {\dfrac{1}{4}; - \dfrac{9}{8}} \right)\)
D. \(I\left( {\dfrac{1}{4}; - \dfrac{9}{8}} \right)\)
Câu 18. Cho ba điểm phân biệt A, B, C. Đẳng thức nào sau đây là đúng?
A. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} \)
B. \(\overrightarrow {CA} - \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {BC} \)
C. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CA} = \overrightarrow {CB} \)
D. \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {CA} \)
Câu 19. Cho \(\vec a = \left( {6;5} \right)\), \(\vec b = \left( {3; - 2} \right)\). Tìm tọa độ \(\vec c\) sao cho \(2\vec a + 3\vec c = \vec b\)
A. \(\vec c = \left( { - 3; - 4} \right)\)
B. \(\vec c=\left( {3; - 4} \right)\)
C. \(\vec c = \left( { - 2; - 3} \right)\)
D. \(\vec c = \left( { - 3; - 2} \right)\)
Câu 20. Cho \(A\left( {3;3} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {5;5} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} C\left( {6;9} \right)\). Tìm tọa độ trọng tâm tam giác ABC.
A. \(\left( {14;17} \right)\)
B. \(\left( {\dfrac{{14}}{3};5} \right)\)
C. \(\left( {\dfrac{{14}}{3};\dfrac{{17}}{3}} \right)\)
D. \(\left( {4;5} \right)\)
...
---Để xem tiếp đề thi và hướng dẫn chấm, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra HKI môn Toán 10 năm 2020 có đáp án của trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và có kết quả thật cao kì thi HKI sắp đến.
Chúc các em học tốt!