Bộ 2 đề thi Học kì 1 có đáp án trắc nghiệm môn Vật lý 11 năm học 2019-2020

BỘ 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 CÓ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÝ 11

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện.  Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì: 

  1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
  2. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
  3. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. 
  4.  Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

Câu 2-Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). biết giá điện là 600 đồng/kWh.Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30phút là  

A. 99000đồng.           B. 12600 đồng.                

C. 9900 đồng.       D. 126000 đồng.

Câu 3-Chọn phát biểu sai ?

A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích tự do.

B. Dòng điện một chiều cũng là dòng điện không đổi.

C. Tác dụng từ là tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện.

D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 5. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong là r, mạch ngoài chỉ có một biến trở R. Tăng hoặc giảm R thì thấy công suất tiêu thụ mạch ngoài đều giảm. Hiệu suất của nguồn trước khi thay đổi R là

A. H =100%.    B. H = 0%.                                       

C. H = 50%      D. H = 75%.

Câu 6.  Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: E = 12V ; R1 = 4 Ω; R2 = R3 = 10 Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế A và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 0,6A. Giá trị điện trở trong r của nguồn điện là

A. 1,2 Ω.   B. 0,5 Ω.        C. 1,0 Ω.   D. 0,6 Ω.

Câu 7.  Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện.

  1. E = 3V, r = 0,5Ω.         B. E = 2,5V, r = 0,5Ω.
  2. E = 3V, r = 1Ω.           D. E = 2,5V, r = 1Ω.

Câu 8.  Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện. một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bỡi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampc kế A như hình bên (H2). Điện trở cùa vôn kế V rất lớn. Biết R0 = 13 Ω. Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là

A. 2,5 Ω.                          B. 3,0 Ω.                     

C. 2,0 Ω.                                 D. 1,5 Ω.

Câu 9. Dùng bếp điện để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt lượng hao phí trong khi đun nước tỉ lệ với thời gian đun nước. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 220 V, thời gian nước sôi là t1 = 8 phút; còn nếu U2 = 200 V thì thời gian nước sôi là t2 = 10 phút. Hỏi nếu dùng U3 = 180 V thì thời gian nước sôi t3 có giá trị là  

A. 14,53 phút.           B. 11,95 phút.

C. 16,15 phút.    D. 12,92 phút.

Câu 10. Bộ nguồn gồm 20 acquy giống nhau, mỗi acquy có = 2V và điện trở trong r= 0,1Ω được mắc thành x dãy, mỗi dãy có y nguồn nối tiếp. Bộ nguồn này được mắc với điện trở R= 2Ω thành mạch kín. Cường độ dòng điện cực đại chạy qua R bằng  

A.5A                  B. 20A.                

C. 15A.             D. 10A.

Câu 12. Dạng đường sức của 1 điện trường nằm trong vùng không gian giữa 2 điểm A và B .Gọi EA và EB là cường độ điện trường tai A và B .Chọn câu đúng

  1. EA > EB.          B .EA < EB.                C. EA = EB.            D. Không khẳng định được

Câu 13. Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Lực điện trường thực hiện công dương.

B. Lực điện trường thực hiện công âm.

C. Lực điện trường không thực hiện công.

D. Không xác định được công của lực điện trường.

Câu 14. Chọn công thức sai khi nói về mối liên quan giữa công suất P, cường độ dòng điện I, hiệu điện thế U và điện trở R của một đoạn mạch

   A. P = U.I.                         B. P = R.I2.                        C. P =\(\frac{{{U^2}}}{R}\) .          D. P = U2I.

Câu 15-: Hiện tượng đoản mạch của một nguồn điện là hiện tượng

A. điện trở mạch ngoài bằng điện trở trong.           B. mạch ngoài để hở.

C. mạch ngoài có điện trở rất lớn.                           D. mạch ngoài có điện trở bằng 0.

...

---Xem nội dung câu 16-18 ở phần xem online hoặc tải về máy tính---

II. Tự luận

 Bài  1. Hai điện tích q1>0, q2 = -q1 đặt tại A,B trong không khí. Cho AB = 2a , gọi EM là cường độ điện trường tại điểm M trên trung trực của AB và cách AB đoạn h.

 Tính h để EM cực đại ?                                                          

 Bài 2:  Cho mạch điện như hình vẽ, R1 = 16Ω, R2 = 4Ω, R3 = 20Ω, R4 = 20Ω, E = 6V, r = 0,4Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.

2. ĐỀ SỐ 2

I-TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cường độ điện trường do một điện tích điểm sinh ra tại A và B lần lượt là 49V/m và 25V/m và cho biết rằng Q, A, B thẳng hàng và nằm trên nữa đường thẳng. Cường độ điện trường EM do điện tích nói trên sinh ra tại điểm M nằm trên đoạn AB sao cho MA = 3 MB có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 34 V/m                          B. 30V/m                   

C. 44 V/m       D.  39 V/m

Câu 2. Một electron chuyển động với vận tốc v1 = 3.107 m/s bay ra từ một điểm của điện trường có điện thế V1 = 6000 V và chạy dọc theo đường sức của điện trường đến một điểm tại đó vận tốc của electron giảm xuống bằng không. Điện thế V2 của điện trường tại điểm đó xấp xỉ là

A. 3441 V.      B. 3260 V.                             

C. 3004 V.      D. 2820 V.

Câu 3. Hai điểm A, B nằm trong mặt phẳng chứa các đường sức của một điện trường đều. Biết AB=10 cm, E=100 V/m. Véctơ \(\overrightarrow {AB} \) hợp với chiều đường sức điện một góc 600. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là 

A. UAB=  \(5\sqrt 3 \)V                  B. UAB = 10 V            

C. UAB = 5 V               D. UAB = 20 V

Câu 4. Một tụ điện phẳng tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 V. Sau khi ngắt khỏi nguồn điện người ta thay đổi khoảng cách giữa hai bản tụ sao cho điện dung tăng lên 3 lần. Lúc này hiệu điện thế giữa hai bản bằng  

A. 300 V.                        B. 100 V.       

C. 150 V.                  D. 900  V.

Câu 5. Trong chân không, xét mặt phẳng tọa độ xOy có ba điện tích điểm q­1 = +4 μC đặt tại gốc O, q2 = - 3 μC đặt tại M trên trục Ox có tọa độ xM =  +5 cm, q3 =  6 μC đặt tại N trên trục Oy có tọa độ yN = +10 cm. Lực điện tác dụng lên q1 có độ lớn

A. 64,8 N                    B. 21,6  N                  

C. 48,30 N                   D. 37,41 N

Câu 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau có cùng khối lượng m = 0,15 g, mang cùng điện tích q = 10−8 C được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh trong không khí. Khoảng cách giữa hai quả cầu là 2,5 cm. Cho g = 10 m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng xấp xỉ là

A.  34o                    B. 44o                                     

C. 45o            D. 30o

Câu 7. Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10-3 kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song thẳng đứng cách nhau 6 cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750 V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn  điện tích của quả cầu 

A. 24 nC         B. 32 nC                         

C. 48 nC                   D. 36 nC      

Câu 8. Một điện tích q = 4.10-6 C dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 500 V/m trên quãng đường thẳng s = 5 cm, tạo với hướng của véc tơ cường độ điện trường góc a = 600. Công của lực điện trường thực hiện trong quá trình di chuyển này là           

A. A = -5.10-5 J.                  B. A = 5.10-5 J .         

C. A = 10-4 J .             D. A = -10-4 J

Câu 9.  Một quả cầu tích điện +3,2.10-7 C thì nó

A. thừa 4.1012 electron.              B. thiếu 4.1012 electron.     

C. thừa 2.1012 electron.                  D. thiếu 2.1012 electron.

Câu 10 . Hai tụ điện chứa cùng một điện tích khi

A. chúng phải có cùng điện dung.                                B. chúng phải có cùng hiệu điện thế.

C. tỉ số U/C là bằng nhau                                             D. tích là bằng nhau .

Câu 11.  Đặt đầu A của thanh kim loại AB lại gần quả cầu mang điện tích âm, khi đó trong thanh kim loại 

A. các nguyên tử bị hút về phía đầu A         

B. electron bị đẩy về phía đầu B.

C. các điện tích dương bị hút về phía đầu A                    

D. electron bị hút về phía đầu A.

Câu 12  Đặt vào hai đầu đoạn chứa biến trở R một nguồn điện ξ = 20 V và điện trở trong r.

Thay đổi giá trị của biến trở thì thấy đồ thị công suất tiêu thụ trên đoạn mạch có dạng như hình vẽ. Công suất tiêu thụ cực đại trên mạch là

A. 10 W.                                  B. 20 W.

C. 30 W.                                  D. 40 W.

...

---Để xem tiếp nội dung Đề thi số 2, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi Học kì 1 có đáp án trắc nghiệm môn Vật lý 11 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?