BỘ 104 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ANKEN CÓ ĐÁP ÁN MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020
Câu 1: Chọn khái niệm đúng về anken :
A. Những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
B. Những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
C. Anken là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
D. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.
Câu 2: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.
Câu 3: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 4: Số đồng phân của C4H8 là :
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 5: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.
Câu 6: Hiđrocacbon A thể tích ở điều kiện thường, công thức phân tử có dạng Cx+1H3x. Công thức phân tử của A là :
A. CH4. B. C2H6. C. C3H6. D. C4H8.
Câu 7: Anken X có đặc điểm : Trong phân tử có 8 liên kết xích ma (s ). CTPT của X là :
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 8: Tổng số liên kết đơn trong một phân tử anken (công thức chung CnH2n) là :
A. 3n. B. 3n +1. C. 3n–2. D. 4n.
Câu 9: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankin. B. ankan. C. ankađien. D. anken.
Câu 10: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?
(I) CH3CH=CH2
(II) CH3CH=CHCl
(III) CH3CH=C(CH3)2
(IV) C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5
(V) C2H5–C(CH3)=CCl–CH3
A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V).
C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V).
Câu 11: Cho các chất sau :
(I) CH2=CHCH2CH2CH=CH2 (II) CH2=CHCH=CHCH2CH3
(III) CH3C(CH3)=CHCH2 (IV) CH2=CHCH2CH=CH2
(V) CH3CH2CH=CHCH2CH3 (VI) CH3C(CH3)=CHCH2CH3
(VII) CH3CH=CHCH3 (VIII) CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2
Số chất có đồng phân hình học là :
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học ?
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en.
C. 2,3-điclobut-2-en. D. 2,3-đimetylpent-2-en.
Câu 13: Cho các chất sau :
(1) 2-metylbut-1-en
(2) 3,3-đimetylbut-1-en
(3) 3-metylpent-1-en
(4) 3-metylpent-2-en
Những chất nào là đồng phân của nhau ?
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4).
Câu 14: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là :
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 15: Hợp chất 2,4-đimeylhex-1-en ứng với CTCT nào dưới đây ?
A. CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH=CH2
B. CH3-CH(C2H5)-CH2-C(CH3)=CH2
C. CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH=CH2
D. CH-CH(CH3)-CH2-CH2-C(CH3)=CH2
Câu 16: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là :
A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en. D. 2-metylpropen, cis -but-2-en và xiclobutan.
Câu 17: Hai chất X, Y có CTPT C3H6 và C4H8 và đều tác dụng được với nước brom. X, Y là :
A. Hai anken hoặc xicloankan có vòng 3 cạnh.
C. Hai anken hoặc hỗn hợp gồm một anken và một xicloankan có vòng 4 cạnh.
B. Hai anken hoặc hai ankan.
D. Hai xicloankan : 1 chất có vòng 3 cạnh, một chất có vòng 4 cạnh.
Câu 18: Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt. Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là :
A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất
C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 19: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 20: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. C. CH3–CH2–CHBr–CH3.
B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br. D. CH3–CH2–CH2–CH2Br.
Câu 21: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 22: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 23: Cho 3,3-đimetylbut-1-en tác dụng với HBr. Sản phẩm của phản ứng là :
A. 2-brom-3,3-đimetylbutan. B. 2-brom-2,3-đimetylbutan.
C. 2,2 -đimetylbutan. D. 3-brom-2,2-đimetylbutan.
Câu 24: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là :
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 25: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH3–CH2)3C–OH là :
A. 3-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-3-en.
C. 3-etylpent-1-en. D. 3,3- đimetylpent-1-en.
Câu 26: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được chỉ thu được 2 ancol. X gồm các chất :
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3. B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.
C. B hoặc D. D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.
Câu 27: Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 ở nhiệt độ thường. Sản phẩm là
A. CH3CH2OH. B. CH3CH2OSO3H.
C. CH3CH2SO3H. D. CH2=CHSO4H.
Câu 28: Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nóng, sản phẩm chính là :
A. CH3CH2OH. B. CH3CH2SO4H.
C. CH3CH2SO3H. D. CH2=CHSO4H.
Câu 29: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5
Câu 30: Số cặp anken ở thể khí (đkt) (chỉ tính đồng phân cấu tạo) thoả mãn điều kiện : Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là :
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 31: Số cặp anken ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện : Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là :
A. 6. B. 7. C. 5. D. 8.
Câu 32: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là :
A. (–CH2=CH2–)n. B. (–CH2–CH2–)n. C. (–CH=CH–)n. D. (–CH3–CH3–)n .
Câu 33: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là :
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 34: Anken X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường axit, đun nóng tạo ra các hợp chất CH3–CO–CH3 và CH3–CO–C2H5. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3–CH2–C(CH3)=C(CH3)2. B. CH3–CH2–C(CH3)=CH2.
C. CH3–CH2–CH=CH–CH3. D. CH3–CH=C(CH3)–CH2CH3.
Câu 35: Anken X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi truờng axit, đun nóng tạo ra các hợp chất CH3–CO–CH3 và CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3–CH=CH–CH3. B. (CH3)2C=CH–CH3.
C. (CH3)2C=C(CH3)2. D. (CH3)2C=CH2.
Câu 36: Phản ứng của CH2 = CHCH3 với khí Cl2 (ở 500o C) cho sản phẩm chính là :
A. CH2ClCHClCH3. B. CH2=CClCH3.
C. CH2=CHCH2Cl. D. CH3CH=CHCl.
Câu 37: Một hỗn hợp A gồm một anken và một ankan. Đốt cháy A thu được a mol H2O và b mol CO2. Tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào ?
A. 0,5 < T < 2. B. 1 < T < 1,5.
C. 1,5 < T < 2. D. 1 < T < 2.
Câu 38: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy X được . X có thể gồm :
A. 1xicloankan và anken. B. 1ankan và 1ankin.
C. 2 anken. D. A hoặc B hoặc C.
Câu 39: Trong các cách điều chế etilen sau, cách nào không được dùng ?
A. Tách H2O từ ancol etylic. B. Tách H2 khỏi etan.
C. Cho cacbon tác dụng với hiđro. D. Tách HX khỏi dẫn xuất halogen.
Câu 40: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là :
A. Dung dịch brom dư. B. Dung dịch NaOH dư.
C. Dung dịch Na2CO3 dư. D. Dung dịch KMnO4 loãng dư.
Câu 41: Đề hiđrat hóa 3-metylbutan-2-ol thu được mấy anken ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 42: Đề hiđrat hóa butan-2-ol thu được mấy anken ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 43: Sản phẩm chính của sự đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào ?
A. 3-metylbut-1-en. B. 2-metylbut-1en.
C. 3-metylbut-2-en. D. 2-metylbut-2-en.
Câu 44: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-1 (hay 3-metylbutan-1-ol), sản phẩm chính thu được là :
A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en). B. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en). D. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
Câu 45: 2-Metylbut-2-en được điều chế bằng cách đề hiđro clorua khi có mặt KOH trong etanol của dẫn xuất clo nào sau đây ?
A. 1-clo-3-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan.
C. 1-clo-2-metylbutan. D. 2-clopentan.
Câu 46: Hợp chất 2-metylbut-2-en là sản phẩm chính của phản ứng tách từ chất nào ?
A. 2-brom-2-metylbutan. B. 2-metylbutan-2-ol.
C. 3-metylbutan-2-ol. D. Tất cả đều đúng.
Câu 47: Phương pháp nào sau đây là tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2H4 ?
A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy.
B. Sự thay đổi màu của nước brom.
C. So sánh khối lượng riêng.
D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.
Câu 48: Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất ?
A. Phản ứng đốt cháy. B. Phản ứng cộng với hiđro.
C. Phản ứng cộng với nước brom. D. Phản ứng trùng hợp.
Câu 49: Cho hỗn hợp 2 anken lội qua bình đựng nước Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 8 gam. Tổng số mol của 2 anken là :
A. 0,1. B. 0,05. C. 0,025. D. 0,005.
Câu 50: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là :
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 104 câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Anken có đáp án môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Tổng hợp 85 bài tập từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề Anken (có đáp án)
- 100 Câu trắc nghiệm ôn tập Ankan - Anken - Ankadien- Ankin (có đáp án)
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!