Bài tập về Động vật nguyên sinh môn Sinh học 7 có đáp án

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1 Vẽ và chú thích hình dạng trùng giày và trùng roi mà em quan sát được dưới kính hiển vi.

Trả lời:

 

Câu 2: Nhận xét về cách tiến hành bài thực hành của nhóm (nguyên nhân thành công hay chưa thành công)

Trả lời:

- Thành công: đã thực hiện đúng các bước tiến hành

+ Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm ( Thành bình)

+ Nhỏ lên lam kính rồi đặt lên soi dưới kính hiển vi

+ Điều chỉnh độ phóng đại để nhìn cho rõ

 

Câu 3: Đánh dấu (✓) vào ô trống với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

`Trả lời:

- Trùng giày có hình dạng:

Đối xứng

 

Không đối xứng

Dẹp như chiếc đế giày

Có hình khối như chiếc giày

 

- Trùng giày di chuyển thế nào?

Thẳng tiến

 

Vừa tiến vừa xoay

 

Câu 4: Đánh dấu (✓) vào ô trống với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Trùng roi di chuyển như thế nào?

Đầu đi trước

 

Đuôi đi trước

 

Vừa tiến vừa xoay

Thẳng tiến

 

- Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:

Sắc tố ở màng cơ thể

 

Màu sắc của các hạt diệp lục

Màu sắc của điểm mắt

 

Sự trong suốt của màng cơ thể

 

 

Câu 5: Dựa vào hình 4.2 (SGK), diễn đạt bằng lời thứ tự 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.

Trả lời:

1. Tế bào tích lũy các chất cho quá trình phân đôi

2. Nhân phân đôi, roi phân đôi

3. Chất nguyên sinh và các cơ quan phân đôi (điểm mắt, không bào co bóp, diệp lục)

4. Tế bào bắt đầu tách đôi theo chiều dọc cơ thể

5. Tế bào tiếp tục tách đôi

6. Hai tế bào con được hình thành

 

Câu 6: Đánh dấu (✓) vào ô trống với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:

Diệp lục ✓ Roi và điểm mắt

- Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:

Có diệp lục

Có thành xenlulozo

 

Có roi

 

Có điểm mắt

 

 

Câu 7: Bằng các cụm từ: tế bào, trùng roi, đơn bào, đa bào, em hãy hoàn thiện các câu sau đây:

Trả lời:

Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vận chuyển và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

 

Câu 8: Đánh dấu (✓) vào nơi thường gặp trùng roi:

Trả lời:

Biển Ao ✓ Hồ ✓ Đầm ✓

Vũng nước mưa ✓ Ruộng ✓ Giếng

 

Câu 9: Trùng roi giống với thực vật và khác với thực vật ở những điểm nào?

Trả lời:

- Giống: đều có diệp lục.

- Khác: Trùng roi có roi, điểm mắt, có khả năng di chuyển, không có thành xenlulozo. Thực vật không có khả năng di chuyển, có thành xenlulozo.

 

Câu 10: Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình.

Trả lời:

Khi di chuyển, roi xoáy vào nước khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình.

 

Câu 11: Quan sát hình 5.2 SGK và điền số 1,2,3,4 vào ô trống theo thứ tự đúng với hoạt động bắt mồi của trùng biến hình:

Trả lời:

- Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi

2

- Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,…)

1

- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh

3

- Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa

4

 

Câu 12:  Quan sát hình 5.1 và 5.2 SGK trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Nhân trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình (về số lượng và hình dạng)?

+ Số lượng: trùng biến hình chỉ có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân (nhân lớn và nhân nhỏ)

+ Hình dạng: trùng biến hình kích thước nhỏ, trùng giày kích thước nhân lớn.

- Không bào co bóp trùng giày và trùng biến hình khấc nhau như thế nào (về cấu tạo, số lượng và vị trí)?

+ Trùng giày: chỉ có 1 không bao co bóp hình tròn, vị trí thay đổi.

+ Trùng giày:nửa trước và nửa sau đều có không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định.

- Tiêu hóa ở trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào (về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa,và thải bãi…)?

+ Trùng giày: thức ăn được đưa lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vơ thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

+ Trùng biến hình: Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,…). Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

 

Câu 13: Trùng biến hình sống ở đâu, di chuyển, bắt mồi và tiêu hóa mồi như thế nào?

Trả lời:

- Sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng, lẫn vào lớp váng trên các mặt ao, hồ.

- Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ,…). Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

---

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập về Động vật nguyên sinh môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?