Bài tập về động vật lớp giáp xác, lớp hình nhện môn Sinh học 7 có đáp án

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT LỚP GIÁP XÁC, LỚP HÌNH NHỆN MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Quan sát hình 22.1 (SGK), điền và đánh dấu (✓) vào bảng sau:

STT

Chức năng

Tên các phần phụ

Vị trí của các phần phụ

Phần đầu ngực

Phần bụng

1

Định hướng phát hiện mồi

2 mắt kép, 2 đôi râu

 

 

2

Giữ và xử lí mồi

Chân hàm

 

 

3

Bò và bắt mồi

Chân kìm, chân bò

 

 

4

Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng

Chân bụng

 

 

5

Lái và giúp tôm nhảy

Tấm lái

 

 

 

Trả lời:

Bảng. Chức năng chính các phần phụ của tôm

STT

Chức năng

Tên các phần phụ

Vị trí của các phần phụ

Phần đầu ngực

Phần bụng

1

Định hướng phát hiện mồi

2 mắt kép, 2 đôi râu

 

2

Giữ và xử lí mồi

Chân hàm

 

3

Bò và bắt mồi

Chân kìm, chân bò

 

4

Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng

Chân bụng

 

5

Lái và giúp tôm nhảy

Tấm lái

 

 

Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:

+ Chức năng chính của phần đầu – ngực tôm.

+ Chức năng chính của phần bụng tôm

Trả lời:

+ Chức năng chính của phần đầu – ngực tôm: Định hướng phát hiện mồi, Giữ và xử lí mồi, Bò và bắt mồi

+ Chức năng chính của phần bụng tôm: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng, Lái và giúp tôm nhảy

 

Câu 3:

a. Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?

Trả lời:

Tôm hoạt động vào lúc chập tối. Khi đó tôm bắt đầu kiếm ăn.

 

b.Tôm ăn thực vật hay ăn động vật hoặc ăn xác chết?

Trả lời:

Tôm ăn tạp (cả động vật, thực vật, mồi chết).

 

c. Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào tập tính nào của tôm?

Trả lời:

Dùng vó cất tôm hay câu là dựa vào khứu giác nhạy bén của giun. Thính có mùi thơm, lan xa thu hút tôm.

 

Câu 4: Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Tôm đực trưởng thành có đôi càng lớn, kích thước thường lớn hơn con cái cùng tuổi.Con cái đến mùa sinh sản có hiện tượng ôm trứng

 

Câu 5: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Trả lời:

Ấu trùng tôm lột xác nhiều lần vì lớp vỏ kitin giàu canxi rất cứng ngăn cản quá trình lớn lên của tôm

 

Câu 6: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa: Bảo vệ trứng tránh kẻ thù.

 

Câu 7: Ý nghĩa của lớp cỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Trả lời:

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

 

Câu 8: Nêu kinh nghiệm đánh bắt tôm ở địa phương mà em biết và kể tên các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu:

Trả lời:

Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Ở vùng biển: tôm sú, tôm hùm...

Ở vùng đồng bằng: tôm càng và tôm càng xanh.

 

Câu 9: Trong số các đại diện giáp xác hình 24.2 → 7 trong bài 24

a. Loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ?

Trả lời:

Cua nhện lớn nhất, rận nước và chân kiếm nhỏ nhất

 

b. Loài nào có hại, có lợi và lợi như thế nào?

Trả lời:

+ Có hại: Sun, chân kiếm kí sinh

+ Có lợi: Cua nhện, cua đồng, rận nước

+ Thực phẩm: Cua, tôm

+ Thức ăn cho các động vật khác: Rận nước, chân kiếm tự do, ...

 

Câu 10: Kể tên loài giáp xác mà em biết và cho biết chúng sống nơi nào vào bảng 1?

Trả lời:

Bảng 1. Loài giáp xác gặp ở địa phương

STT

Tên loài giáp xác

Loài địa phương đã gặp

Nơi sống

Có nhiều hay ít

1

Mọt ẩm

Mọt ẩm

Ẩm ướt

Ít

2

Con sun

Không

Ở biển

Ít

3

Rận nước

Rận nước

Ở nước

Ít

4

Chân kiếm

Không có

Ở nước

Ít

5

Cua đồng

Cua đồng

Hang hốc

Nhiều

6

Cua nhện

Không

Ở biển

Ít

7

Tôm ở nhờ

Không

Ở biển

Ít

 

Câu 11: Ghi tên các loài giáp xác và điềm thêm ý nghĩa mà em biết vào các ô trống ở bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Ý nghĩa thực tiễn của Giáp xác

STT

Các mặt thực tiễn

Tên các loài ví dụ

Tên các loài có ở địa phương

1

Thực phẩm đông lạnh

Tôm sú, tôm he, tôm càng xanh

Tôm sú

2

Phơi khô làm thực phẩm

Tôm đỏ, tép

Tép

3

Nguyên liệu để làm mắm

Tôm, tép

Tôm, tép

4

Thực phẩm thường dùng hằng ngày

Tôm, cua, ruốc

Tôm, cua, cáy

5

Có hại cho giao thông thủy

Sun

 

6

Có hại cho nghề cá

Chân kiếm kí sinh

 

 

Câu 12: Sự phong phú đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?

Trả lời:

Ở các địa phương em có các loại giáp xác sau: tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm…

 

Câu 13: Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?

Trả lời:

Ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng. Trước hết, chúng là thức ăn của tất cả các loài cá (kể cả cá voi). Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước.

 

Câu 14: Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?

Trả lời:

Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

 

Câu 15: Quan sát hình 25.1 (SGK), điền các cụm từ gợi ý (di chuyển và chăng lưới, cảm giác về khứu giác và xúc giác, bắt mồi và tự vệ, sinh sản, tiết ra tơ nhện, hô hấp) để làm rõ chức năng các bộ phận cấu tạo ngoài của nhện và ghi vào ô trống.

Trả lời:

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện

Các phần cơ thể

Số chú thích

Tên bộ phận quan sát thấy

Chức năng

Phần đầu - ngực

1

Đôi kìm có tuyến độc

Bắt mồi và tự vệ

2

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông)

Cảm giác về khứu giác và xúc giác

3

4 đôi chân bò

Di chuyển và chăng lưới

Phần bụng

4

Phía trước là đôi khe hở

Hô hấp

5

Ở giữa là một lỗ sinh dục

Sinh sản

6

Phía sau là các núm tuyến tơ

Tiết ra tơ nhện

 

Câu 16: Quan sát hình 25.2 (SGK), đánh số vào ô trống theo một thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện

Trả lời:

+ Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

4

+ Chăng dây tơ phóng xạ

2

+ Chăng dây tơ khung

1

+ Chăng các sợi tơ vòng

3

 

Câu 17: Nghiên cứu kĩ các thao tác bắt và tiêu hóa mồi gợi ý dưới đây, đánh số vào ô trống theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện

Trả lời:

+ Nhện hút dịch lỏng từ con mồi

4

+ Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc

2

+ Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

3

+ Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

1

 

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về động vật lớp giáp xác, lớp hình nhện môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?