Bài tập về các phi kim nhóm VA trong đề thi THPT QG môn Hóa học
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA biểu diễn tổng quát là :
A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns2np5 D. ns2np2
Câu 2: Trong công nghiệp thì Nitơ được điều chế bằng phương pháp :
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
D. cho không khí đi qua CuO/t0
Câu 3: Điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm bằng phương trình sau :
A. NH3 + CuO/t0 B. Nhiệt phân NH4NO3
C. NH4Cl + NaNO2/t0 D. Cho Al + HNO3 loãng
Câu 4: Nhiệt phân chất A thì sản phẩm thu được có khí B và hơi nước có tỉ khối so với nhau là 1,556 . Biết A được tạo ra từ nguyên tố B. Tìm A :
A. NH4HCO3 B. Cu(NO3)2 C. NH4NO3 D. NH4NO2
Câu 5: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” . Chất này có công thức phân tử là :
A. HCl B. N2 C. NH3+Cl- D. NH4Cl
Câu 6: Cho a mol NO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa a mol NaOH thì dung dịch thu được có môi trường
A. pH = 2 B. pH = 7 C. pH > 7 D. pH < 7
Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là :
A. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt
B. Không có hiện tượng gì xảy ra
C. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi
D. Xuất hiện kết tủa xanh nhạt, lượng kết tủa tăng dần rồi tan dần đến hết tạo ra dung dịch màu xanh đậm
Câu 8: Phản ứng nào chứng minh NH3 là một chất khử mạnh :
A. 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl
B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 9: Cho các chất sau : FeO; CuO; MgO; Al2O3; Na2O, PbO; ZnO; Fe2O3; Ag2O và Fe3O4 . Khí NH3 có thể khử được mấy chất ở t0 cao :
A. 5 B. 8 C. 7 D. 9
Câu 10: Để tách Al3+ ra khỏi hỗn hợp với Cu2+ ; Zn2+ ; Ag+ ta có thể dùng dung dịch:
A. NaOH B. H2SO4 C. NH3 D. muối ăn
Câu 11: Dung dịch X chứa các chất ZnCl2 ; CuSO4 ; AlCl3 phản ứng với dung dịch NH3 dư được kết tủa Y . Nung Y đến khối lượng không đổi được chất rắn Z . Cho CO/t0 dư qua Z được chất rắn T . Tìm T:
A. Al2O3 ; ZnO và Cu B. Al2O3 ; Zn và Cu
C. Al ; ZnO D. Al2O3
Câu 12: Cho các khí và hơi sau : CO2; SO2; NO2; H2S; NH3; NO; CO; HCl và CH4 . Các khí và hơi không thể làm khô bằng dung dịch NaOH đặc là :
A. CO2; NO2; SO2; NH3; HCl ; CH4 B. CO2; NO2; SO2; HCl ; H2S
C. CO2 ; NO2 ; SO2 ; NH3 ; HCl ; NO D. CO; NO2; CH4; SO2 ; NH3; HCl
Câu 13: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 ; H2 và NH3 trong công nghiệp ta dùng phương pháp
A. cho hỗn hợp đi qua nước vôi trong B. cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng
C. cho hỗn hợp đi qua H2SO4 đặc D. nén và làm lạnh hỗn hợp, hoá lỏng NH3
Câu 14: Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 từ H2 và N2 trên thực tế ta phải :
A. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ B. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ
C. Tăng áp suất, giữ nhiệt độ vừa phải D. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ :
A. NaNO2 và H2SO4 đặc B. NaNO3 và H2SO4 đặc
C. NH3 và O2 D. NaNO3 và HCl đặc
Câu 16: Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 thì thu được :
A. CuO ; NO2 và O2 B. Cu ; NO2 và O2
C. CuO ; NO2 D. Cu(NO2)2 và O2
Câu 17: Khi nhiệt phân KNO3 thì thu được :
A. KNO2 ; NO2 và O2 B. K ; NO2 và O2
C. K2O ; NO2 và O2 D. KNO2 và O2
Câu 18: Khi nhiệt phân AgNO3 thì thu được :
A. Ag2O ; NO2 và O2 B. Ag ; NO2 và O2
C. Ag2O ; NO2 D. AgNO2 và O2
Câu 19: Cho các phản ứng sau : (1) Cu(NO3)2 (nhiệt phân ); (2) NH4NO2 (nhiệt phân ); (3) NH3 + O2 (có t0 và xt ) ;(4) NH3 + Cl2 ;(5) NH4Cl ( nhiệt phân ) ; (6) NH3 + CuO . Các phản ứng tạo ra được N2 là
A. (3),(5),(6) B. (1),(3),(4) C. (1),(2),(5) D. (2),(4),(6)
Câu 20: Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :
A. 1 : 1 B. 2 : 3 C. 3 : 1 D. 1 : 3
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 35 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập về các phi kim nhóm VA trong đề thi THPT QG môn Hóa học, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!