Bài tập trắc nghiệm vận dụng phần Quy luật di truyền của Menden Sinh học 12 có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG PHẦN QUY LUẬT

DI TRUYỀN CỦA MENĐEN

Câu 1: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về KH khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ?    

        A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.

        B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

        C. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

        D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.

Câu 2: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình:

        A. 9 : 7.               B. 9 : 3 : 3 : 1.         C. 3 : 3 : 1 : 1.                D. 1 : 1 : 1 :1.

Câu 3: “Nhân tố di truyền” mà Menden gọi, ngày nay được xem là:

        A. Locut.    B. Cromatit.   C. Ôperon.  D. Alen.

Câu 4: Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:

        A. 9/16.                B. 27/64.                       C. 3/4.                            D. 9/8.

Câu 5: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

        A. Aa  x  aa.                                                   B. Aa x  Aa.       

        C. AA  x  Aa.                                                   D. Aa x  Aa và Aa  x  aa.

Câu 6: Phép lai thuận nghịch là:         

        A. ♂AA  x  ♀aa và ♀AA  x  ♂aa.                   B. ♂Aa  x  ♀Aa và ♀aa  x  ♂AA.

        C. ♂AA  x  ♀AA và ♀aa  x  ♂ aa.                 D. ♂AA  x  ♀aa và ♀Aa  x  ♂Aa.

Câu 7: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

        A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.                              

        B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.    

        C. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.

        D. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.

Câu 8: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là:

        A. 2n                          B. 4n                              C. 3n                               D. n3

Câu 9: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:  

       A. Các gen tương tác với nhau.                    B. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp      

        C. Chịu ảnh hưởng của môi trường.                           D. Dễ tạo ra các biến dị di truyền

Câu 10: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:       

        A. Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng.

        B. Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong GP ® sự PLĐL tổ hợp tự do của các cặp gen alen.

        C. Sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân. 

        D. Sự PLĐL của các NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 11: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

        A. Sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

        B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.

        C.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.

        D.Cơ chế nhân đôi trong kì trung gian và sự tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 12: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:

A. 6.                             B. 8.                           C. 2.                           D. 4.

Câu 13: Lai phân tích là phép lai: 

        A. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra KG          

        B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

       C. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn  để kiểm tra kiểu gen.

        D. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản.

Câu 14: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen:

         A.AaBbdd                     B.AaBbDd                 C.AABBDd               D.aaBBDd

Câu 15: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

         A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

         B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.

         C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.

         D. 100% cá chép không vảy.

Câu 16: Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:

         A. 1n.                         B. 3n.                             C. 4n.                              D. 2n.

Câu 17: Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể ở đời con là:

         A. Bộ NST trong tế bào sinh dục.                  B. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng.

         C. Nhân của giao tử.                                      D. Tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.

Câu 18: Cơ thể dị hợp về n cặp gen phân li độc lập, thì có thể sinh ra số loại giao tử là:

         A. 5n.                              B. 2n.                           C. 4n.                            D. 3n.

Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16 ?

         A. AaBb x AaBb.                                           B. AaBb x Aabb.                

         C. AaBB x aaBb.                                           D. Aabb x AaBB.

Câu 20: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:

         A. Lai giống.                                                   B. Sử dụng xác xuất thống kê.   

         C. Lai phân tích                                             D. Phân tích các thế hệ lai.

{-- Nội dung đề từ câu 21-40 và đáp án của tài liệu Bài tập trắc nghiệm vận dụng phần Quy luật di truyền của Menden Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm vận dụng phần Quy luật di truyền của Menden Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?