Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Môi trường truyền âm Vật lý 7
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC
1. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
2. VẬN TỐC TRUYỀN ÂM
Vchất rắn > Vchất lỏng > Vchất khí |
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các mội trường truyền âm? Chọn phương án trả lời đúng nhất.
- Âm truyền được trong chất khí B. Âm truyền được trong chất lỏng
- Âm truyền được trong chất rắn D. Các phương án trả lơi A, B và C đều đúng
Câu 2 Vì sao âm không thể truyền qua chân không? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
C. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào, khí các vật phát âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không được truyền đi
D. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
Câu 3 Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các môi trương truyền âm? Chọn phương án trả lời hợp lí nhất.
A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng
C. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất (so với chất lỏng và chất rắn)
D. Các ý kiến A, B và C đều đúng
Câu 4 Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?
A. Không khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Chân không
Câu 5 Trong không khí, vận tốc truyền âm có thể là giá trị nào trong các giá trị sau:
- v = 3,40m/s B. v = 34,0m/s C. v = 340m/s D. v = 3400m/s
Câu 6 Khi nói chuyện với nhau, càng lên cao ta cảm giác việc nghe càng khó khăn (ít rõ hơn). Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì càng lên cao, nhiệt độ càng giảm
B. Vì càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm
C. Vì càng lên cao, không khí càng loãng
D. Vì càng lên cao, gió thổi càng mạnh
Câu 7 Cách so sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường rắn, lỏng và khí theo thứ tự tù nhỏ đến lớn nào sau đây là đúng?
- vchất khí < vchất lỏng < vchất rắn B. vchất rắn < vchất lỏng < vchất khí
- vchất rắn < vchất khí < vchất lỏng D. vchất lỏng < vchất rắn < vchất khí
Câu 8 Âm thanh có thể truyền trong những môi trường nào?
A. Chỉ truyền trong môi trường chất rắn, chân không và chất lỏng
B. Chỉ truyền trong môi trường chất lỏng và chất khí
C. Chỉ truyền trong môi trường chất rắn và chân không
D. Các phát biểu A, B và C đều sai
Câu 9 Hãy chọn câu sai:
A. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí
B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí
C. Chân không là môi trường không thể truyền âm
D. Hầu hết các chất rắn truyền âm kém hơn chất lỏng và chất khí
Câu 10 Trong truyện Alibaba và bốn mươi tên cướp, Alibaba thường áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của bọn cướp. Tại sao Alibaba lại làm như vậy?
A. Vì âm thanh truyền trong đất nhanh hơn truyền trong không khí
B. Vì đất chỉ truyền âm thanh của vó ngựa đến tai mà không bị lẫn các âm thanh khác
C. Vì khi cúi xuống thì không bị bọn cướp phát hiện
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 11 Chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau.
A. Âm thanh truyền từ chất khí sang chất rắn, biên độ dao động được tăng lên rất nhiều
B. Âm thanh có thể truyền được trong mọi môi trường
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 12 Trong ba loại đất sau, đất nào truyền âm kém nhất?
- Đất sét B. Đất cát
- Đất bùn D. Cả 3 đất đều có khả năng truyền âm như nhau
Câu 13 Người ta thường có câu “thính như tai chó”. Tại sao lại có hiện tượng này?
A. Vì tai chó có vành to, màng nhĩ nhạy đối với các âm yếu
B. Vì chó hay nằm áp tai xuống đất nên có thể cảm nhận âm thanh nhanh hơn, tốt hơn
C. Vì trên tai chó có nhiều âm có thể cản các tạp âm
D. Cả ba lí do trên đều đúng
Câu 14 Chọn câu đúng. So sánh khả năng truyền âm của không khí ở chân núi và đỉnh núi, có các ý kiến như sau:
A. Không khí ở chân núi truyền âm tốt hơn
B. Không khí ở đỉnh núi truyền âm tốt hơn
C. Không khí ở cả hai nơi truyền âm như nhau
D. Không khí ở đỉnh núi loãng nên không thể truyền âm
Câu 15 Chỉ ra ý kiến sai. Ta đã biết nước có thể tồn tại ở ba thể là rắn (nước đá), lỏng, khí (hơi nước), có các ý kiến sau:
A. Ở trạng thái rắn, nước truyền âm thanh tốt nhất
B. Ở trạng thái khí, nước truyền âm thanh kém nhất
C. Ở cả ba trạng thái, nước đều có khả năng truyền âm như nhau
D. Mật độ phân tử nước càng lớn thì khả năng truyền âm càng tốt.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1 Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở sông lập tức lẩn trốn ngay. Hãy giải thích tại sao.
Câu 2 Một người đứng đợi tàu trong sân ga, khi ghé tai xuống sát đường ray, người đó nói rằng tàu sắp đến ga. Một người khác đứng gần đó lại chẳng nghe thấy gì. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó.
Câu 3 Các bộ phận bên trong máy nếu có chỗ mòn, sai lệch về kĩ thuật như ốc bị lỏng, khi hoạt động sẽ phát ra âm thanh lạ. Để nghe rõ âm thanh lạ đó người thợ thường dùng tuốcnơvít, tì một đầu lên vỏ máy, đầu kia áp vào tai. Em hãy giải thích việc làm trên.
...
---Để xem tiếp nội dung Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Môi trường truyền âm Vật lý 7 các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Môi trường truyền âm Vật lý 7. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bài tập trắc nghiệm và tự luận ôn tập chủ đề Gương cầu lõm môn Vật lý 7
-
Chủ đề Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng- Vật sáng bồi dưỡng kiến thức Vật lý 7
Chúc các em học tập tốt !