Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VIII Sinh học 7 có đáp án

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG VIII SINH HỌC 7  

Câu 1: Hiện tượng chui rúc vào sâu trong cát của nhiều loài bò sát  ở môi trường hoang mạc đới nóng có ý nghĩa:

a. Chống lạnh.                                               c. Chống nóng.

b. Tìm thức ăn.                                              d. Tìm nguồn nước.

Câu 2: Yếu tố có tác dụng làm cho đa dạng sinh học suy giảm là:  

a. Chặt phá rừng bừa bãi.                            c. Sự bùng nổ dân số.

b. Ô nhiễm môi trường.                                d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 3: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn là do:

a. Có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định.

b. Sự thích nghi của động vật phong phú và đa dạng.

c. Sự phong phú của môi trường về điều kiện sống và nguồn sống.

d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 4: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì:

a. Động vật ngủ đông dài.                                           c. Khí hậu rất khắc nghiệt.

b. Sinh sản ít.                                                             d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 5: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học:

a. Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.    

b. Thuần hoá, lai tạo giống tăng độ đa dạng sinh học và đa dạng về loài.

c. Xây dựng các khu bảo tồn động vật.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 6: Biện pháp nào dưới đây không phải là đấu tranh sinh học:

a. Dùng mèo bắt chuột trên đồng ruộng                  c. Dùng gia cầm tiêu diệt sâu gây hại.

b. Dùng thuốc trừ sâu hại lúa.                              d. Con người bắt và tiêu diệt ốc bươu vàng.

Câu 7: Biện pháp của đấu tranh sinh học là:

a. Sự dụng thiên địch của sâu bọ gây hại.               c. Gây bệnh truyền nhiễm cho sâu bọ gây hại.

b. Gây vô sinh cho sâu bọ gây hại.                           d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 8: Có thể tiêu diệt sâu xám hại ngô bằng cách cho 1 loài sâu bọ thiên địch đẻ trứng lên trứng của sâu xám. Loài thiên địch đó là:

a. Ong mật.                b. Ruồi                  c. Ong mắt đỏ                       d. Rầy nâu

Câu 9: Ưu điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học so với các phương pháp hoá học là:

a. Không gây ô nhiễm môi trường.

b. Không gây ô nhiễm rau, quả và các sản phẩm nông nghiệp.

c. Không gây hại sức khoẻ con người.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 10: Nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học so với các phương pháp hoá học là:

a. Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.             c. Làm mất cân bằng trong quần xã.

b. Không diệt triệt để sinh vật gây hại.                       d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 11: Nhóm động vật nào sau đây có giá trị văn hoá?

a. Trâu, cá cảnh, chó                       

b. Chim cảnh, cá cảnh, chó

c. Lợn, trâu , cá cảnh, dê

Câu 12: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì?

a. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu

b. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp

c. Có giá trị trong hoạt động du lịch

d. Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp

Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học?

a. Nạn phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi

b. Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại

c. Thiên tai

d. Tất cả các ý trên

Câu 14: Động vật đới nóng thường có tập tính như thế nào?

a. Khả năng đi xa, khả năng nhịn khát

b. Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ

c. Ngủ trong mùa đông

Câu 15: Đặc điểm cấu tạo nào giúp động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

a. Chân dài

b. Chân cao, móng rộng đệm thịt dày

c. Chân dài chân cao, móng rộng đệm thịt dày

 

{-- Từ câu 16 - 24 của Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VIII Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương VIII Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:​

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?